Đáp án Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 14: Định luật 1 Newton

File đáp án Vật lí kết nối tri thức Bài 14: Định luật 1 Newton. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 14 ĐỊNH LUẬT 1 NEWTON

I. Lực và chuyển động

Câu 1: Một quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn. Ta phải đẩy nó thì nó mới dịch chuyển và khi ngừng lại thì nó dừng lại. Nếu em đăt mình vào thời nhà khoa học Hylap Aristotle, khi mà mọi ngừoi còn chưa biết đến ma sát, thì em sẽ trả lời câu hỏi nêu ra như thế nào ?

Trả lời:

Quyển sách đang nằm im trên bàn chứng tỏ các hợp lực tác dụng lên nó là bằng 0. Khi đó, ta chỉ cần tác dụng 1 lực đẩy là hợp lực tác dụng lúc này sẽ khác 0, làm cho quyển sách di chuyển. Khi ngưng tác dụng lực vào quyển sách thì hợp lực lại trở về bằng 0, quyển sách lại trở về nằm im như cũ.

II. Định luật 1 Newton

Câu 1: Quan sát các vật trong hình 14.2

  1. Giải thích taị sao quả cầu đứng yên ?
  2. Tại sao người trượt ván có thể giữ nguyên vận tốc của mình?

Trả lời:

  1. Quả cầu đứng yên do lực hút của Trái đất lúc này bằng lực kéo của sợi dây
  2. Vì khi giữ được thăng bằng đứng trên ván trượt, đang trượt và không có lực nào tác dụng lên thì người trượt ván vẫn sẽ tiếp tục duy trì được vận tốc như cũ

III. Quán tính.

Câu 1: Mô tả và giải thích điều gì sẽ xảy ra đối với một hành khách ngồi trong ô tô ở các tình huống sau.

  1. Xe đột ngột tăng tốc
  2. Xe phanh gấp
  3. Xe rẽ nhanh sang trái

Trả lời:

  1. Khi xe đột ngột tăng tốc thì hành khách sẽ bị ngả người về phía sau
  2. Khi xe phanh gấp thì hành khách sẽ bị nhúi người về phía trước.
  3. Xe rẽ nhanh sang trái thì hành khách sẽ bị đổ người sang phải

Câu 2: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3m/s dưới tác động của các lực. Nếu bỗng nhiên các lực này mất đi thì:

  1. Vật dừng lại ngay
  2. Vật đổi hướng chuyển động
  3. Vật chuyển động chậm dần rồi cùng lại
  4. Vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3m/s.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3: Một vật đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang. Tại sao ta có thể khẳng định rằng bàn đã tác dụng một lực lên nó?

Trả lời:

Giả sử mặt bàn không tác dụng lực lên nó thì vật đó chỉ chịu tác dụng của lực hút trái đất. Thì nó sẽ bị kéo về hướng lực hút trái đất tức là nó sẽ bị rơi khỏi mặt bàn. vậy nên khi vật đang nằm yên trên bàn và không bị rớt ra khỏi bản thì ngoài lực hút trái đất thì nó còn phải chịu một lực khác nữa để cân bằng với lực hút trái đất. Đó chính là lực đỡ của mặt bàn

  1. Ứng dụng của quán tính trong đời sống 

Câu 1: Khi ngồi trên ô tô, tàu lượn cao tốc, hoặc máy bay, hành khách luôn được nhắc nhở thắt dây an toàn. Giải thích điều này

Trả lời:

Bởi vì các phương tiện này sẽ thay đổi vận tốc đột ngột khi cần. Mà vận tốc của chúng thường là rất lớn nên khi thay đổi đột ngột thì dây an toàn sẽ hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho hành khách tránh những va đập, tai nạn 

Câu 2: Để tra đầu búa vào cán, nên chọn cách nào dưới đây? Giải thích?

  1. Đập mạnh cán búa xuống đất như hình 14.4a
  2. Đập mạnh đầu búa xuống đất như hình 14.4b

Trả lời:

Cả 2 cách đều được. Nhưng nên chọn cách a vì khi đạp cán búa xuống đất thì lực tác dụng lên cán búa sẽ có hướng đi lên khi tác dụng vào búa thì vì do quán tính thì búa sẽ rơi xuống phía dưới theo hướng ngược lại với hướng của lực tác dụng lên cán. Thì như vậy, đầu búa sẽ dễ tra vào cán hơn

Phần em có thể

Dùng khái niệm quán tính để giải thích hiện tượng trong Hình 14.5: Khi dùng tay kéo từ từ tờ giấy và khi giật mạnh tờ giấy.

Trả lời:

  • Khi kéo từ từ tờ giấy:  thì cả cốc và tờ giấy đều sẽ chuyển động.
  • Khi giật mạnh tờ giấy: thì tờ giấy chuyển động còn cốc vẫn đứng yên tại chỗ, vì theo quán tính cốc không kịp thay đổi trạng thái nên nó đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên.

Câu 2: Giải thích được nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính. Chuẩn bị một bài thuyết trình (dài khoảng 15 phút) về đề tài sau đây: Rất nhiều vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính. Em hãy nêu một số ví dụ về điều đó và cách phòng tránh những tai nạn này.

Trả lời:

  • Nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn giao thông liên quan đến quán tính: đó là do các phương tiện giao thông đang chuyển động với một tốc độ nào đó, bất ngờ gặp tình huống cần phải xử lý thì phanh gấp hoặc đánh lái làm thay đổi gia tốc cũng như hướng chuyển động. 
  • Ví dụ về những vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ quán tính: Xe đang chạy trên đường bất ngờ gặp một em bé lao ra từ trong ngõ nhỏ. Lúc này người lái xe phải vừa hãm phanh gấp, vừa phải bẻ lái để tránh em bé. và theo quan tính đang lao hướng về phía trước, người này chưa kịp thay đổi vận tốc cũng như hướng chạy dẫn đến bị ngã xe

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay