Đáp án Vật lí 10 kết nối tri thức Bài 28: Động lượng (P2)

File đáp án Vật lí kết nối tri thức Bài 28: Động lượng (P2). Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

Xem: => Giáo án vât lí 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 28 ĐỘNG LƯỢNG

Phần luyện tập

Câu 1:

  1. a) Nêu định nghĩa và đơn vị của động lượng
  2. b) Vẽ vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt (Hình 28.2).

Trả lời:

  1. a) Động lượng của vật là: Đại lượng đặc trưng cho khả năng truyền chuyển động của một vật khi tương tác với vật khác 

Đơn vị của động lượng là: kg.m/s.

  1. b) Vectơ động lượng của một quả bóng tennis vừa bật khỏi mặt vợt sẽ cùng hướng với vecto vận tốc của quả tennis, và được biểu diễn như sau:

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về động lượng

  1. Động lượng của một vật đặc trưng cho trạng thái chuyển động của vật đó.
  2. Động lượnglà đại lượng vecto
  3. Động lượng có đơn vị là kg.m/s
  4. Động lượng của một vật chỉ phụ thuộc vào vận tốc của vật đó

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3: Tính độ lớn của động lượng trong các trường hợp sau:

  1. Một xe buýt khối lượng 3 tấn đang chuyển động với tốc độ 72 km/h
  2. Một hòn đá khối lượng 500g chuyển động với tốc độ 10m/s.
  3. Một electron chuyển động với tốc độ 2.107m/s. Biết khối lượng electron bằng 9,1. 1031kg.

Trả lời:

  1. a) Đổi 3 tấn = 3000 kg; 72 km/h = 20 m/s

Độ lớn động lượng của xe bus là:

p1=m1.v1 = 3000.20 = 60 000 (kg.m/s)

  1. b) Đổi 500 g = 0,5 kg

Độ lớn động lượng của hòn đá là:

p2=m2.v2 = 0,5.10 = 5 kg.m/s

  1. c) Độ lớn động lượng của electron là:

p3=m3.v3 = 2 x 107 x 9,1x 1031= 18.2 x 1024 kg.m/s

Câu 4: Một xe tải khối lượng 1.5 tấn đang chuyển động với tốc độ 36 km/h. và một ô tô có khối lượng 750kg chuyển động ngược chiều với tốc độ 54 km/h. So sánh động lượng của hai xe

Trả lời:

Đổi 1,5 tấn = 1500kg; 36km/h= 10m/s; 54 km/h=15 m/s

Động lượng của chiếc xe tải là 1 500x 10 =15 000 kg.m/s

Động lượng của chiếc xe ô tô là: 750 x 15 =11 250 kg.m/s

=> Vậy động lượng của chiếc xe tải lớn hơn chiếc ô tô

Câu 5: Tại sao đơn vị của động lượng còn có thể viết tắt là N.s?

Trả lời:

Ta có Trọng lượng = khối lượng x gia tốc => khối lượng = trọng lượng / gia tốc => Động lượng = (trọng lượng / gia tốc ) x vận tốc.

Xét về đơn vị ta có: (N/ m/ s2) x m/s= (N.m.s2)/ m.s = N.m

 

Câu 6:

  1. Xung lượng của lực gây ra tác dụng gì?
  2. Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với tốc độ v thì đậ vào một bức tường và bật trở lại với tốc độ như cũ. Xung lượng của lực gây ra của tường lên bóng là
  3. mv
  4. -mv
  5. 2mv
  6. -2mv

Trả lời:

  1. Xung lượng của lực làm biến đổi trạng thái chuyển động của vật.
  2. Đáp án C

 

Câu 7: Thủ môn khi bắt bóng mà không muốn bị đau tay và bị ngã thì hải co tay lại và lùi người một chút theo hướng đi của bóng. Thủ môn làm thế là để:

  1. Làm giảm động lượng của quả bóng
  2. Làm giảm độ biến thiên động lượng của quả bóng
  3. Làm tăng xung lượng của lực quả bóng lên tay
  4. Làm giảm cường độ của lực quả bóng tác dụng lên tay

Trả lời:

Đáp án D

Câu 8: Một quả bóng gôn có khối lượng 46g đang nằm yên. Sau một cú đánh, quả bóng bay lên với tốc độ 70m/s. Tính xung lượng của lực và độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng. Biết thời gian tác dụng là 0.5 x 103s.

Trả lời:

Đổi: 46g= 0,046kg

Độ biến thiên động lượng của bóng là: m.v1- m.v0= m.v1 = 0,046 x 70 = 3,22 kg.m/s

Vậy xung lượng của quả bóng là 3,22 kg.m/s

=> F. Δt= Fx 0,5 x 103= 3,22 => F= 6 440 N

Vậy Độ lớn trung bình của lực tác dụng vào quả bóng là: 6 440 N

Câu 9: Hai vật có khối lượng lần lượt là m1= 1kg, m2= 2kg chuyển động với vận tốc có độ lớn lần lượt là v1=3m/s, v2=2 m/s.

  1. Tính động lượng của mỗi vật.
  2. Vật nào khó dừng lại hơn? Vì sao?

Trả lời:

  1. Động lượng của:

Vật 1 là: 1 x 3 = 3 kg.m/s

Vật 2 là: 2 x 2 = 4 kg.m/s

  1. Vật 2 khó dừng lại hơn vì có động lượng lớn hơn

Phần em có thể

Câu 1: Mô tả và tính độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời, khi biết khối lượng Trái Đất và bán kính quỹ đạo.

Trả lời:

(1) Mô tả:

Quỹ đạo của Trái Đất là đường đi của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách 1 496 .105 km hết 365,25 ngày.

(2). Để tính được độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời ta cần xác định được tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.

mTD= 5,972. 1024 (kg)

Bán kính quỹ đạo R = 1496.108 (m)

Thời gian Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời: t = 365,25 ngày = 31 557 600 (s)

=> Tốc độ chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là:  ≈ 29 785 (m/s)

=> Độ lớn động lượng của Trái Đất trong chuyển động quanh Mặt Trời là:

p = m.v = 5,972. 1024. 29 785= 1,73.1029 kg.m/s

Câu 2: Tính động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay trước và sau khi phụt khí, khi đã biết khối lượng, vận tốc của tên lửa và của khí phụt ra.

Trả lời:

Gọi m1, v1, m2 lần lượt là khối lượng tên lửa, vận tốc tên lửa và khối lượng khí trước khi phụt

=> Động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay trước khi phụt khí là: =(m1+m2).

Gọi m1,v,m2,v2 lần lượt là khối lượng tên lửa, vận tốc tên lửa, khối lượng khí và vận tốc khí sau khi phụt. Khi đó: 

Động lượng của hệ “tên lửa + khí” ngay sau khi phụt khí là: =m1. +m2.

 

=> Giáo án vật lí 10 kết nối tri thức bài 28: Động lượng (2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Vật lí 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay