Đáp án Vật lý 7 chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm
File đáp án Khoa học tự nhiên 7 (Vật lý) chân trời sáng tạo Bài 13: Độ to và độ cao của âm. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án vật lí 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHỦ ĐỀ 4. ÂM THANH
BÀI 13 ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
1. ĐỘ TO CỦA ÂM
Luyện tập: Hình dưới đây cho thấy đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí khi nguồn âm là một âm thoa được gõ nhẹ (a) và gõ mạnh (b). Sóng âm nào có biên độ giao động lớn hơn?
Trả lời:
Sóng âm khi âm thoa được gõ mạnh có biên độ giao động lớn hơn khi âm thoa được gõ nhẹ.
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm và hoàn thành các thông tin theo mẫu Bảng 13.1.
Trả lời:
Hoàn thành bảng:
Gảy dây chun |
Biên độ dao động của dây chun (lớn/nhỏ) |
Âm phát ra (to/nhỏ) |
Nhẹ |
Nhỏ |
Nhỏ |
Mạnh |
Lớn |
To |
Câu 2: Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun.
Trả lời:
Mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra với biên độ dao động của dây chun: biên độ dao động của dây chun càng lớn thì âm phát ra càng to.
Luyện tập: Tiến hành thí nghiệm với thước thép (như Hình 13.1) để kiểm tra mối liên hệ giữa độ to của âm phát ra và biên độ dao động của nguồn âm.
Trả lời:
HS tự tiến hành thí nghiệm.
Câu 3: Tiến hành thí nghiệm 2 và thức hiện các yêu cầu sau:
- a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa.
- b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa.
- c) Nêu nhận xét về mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm.
Trả lời:
- a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa:
- Trường hợp 1. Dùng búa cao su gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa: âm phát ra nhỏ nhất.
- Trường hợp 2. Gõ mạnh vào âm thoa: âm phát ra to hơn.
- Trường hợp 3. Gõ mạnh hơn vào âm thoa: âm phát ra to nhất.
- b) Biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa: trường hợp 1 < trường hợp 2 < trường hợp 3
- c) Mối liên hệ giữa độ to của âm nghe được và biên độ dao động của sóng âm: âm nghe được càng to khi biên độ âm càng lớn và ngược lại, âm nghe được càng nhỏ khi biên độ âm càng nhỏ.
2. ĐỘ CAO CỦA ÂM
Luyện tập: Dây đàn guitar phải thực hiện bao nhiêu dao động để phát ra nốt La (A4) có tần số 440Hz?
Trả lời:
Dây đàn guitar phải thực hiện 440 dao động để phát ra nốt La (A4) có tần số 440Hz
Câu 4: Tiến hành thí nghiệm 3 và trả lời các Câu:
- a) Âm thanh phát ra bởi âm thoa nào nghe bổng hơn?
- b) Từ đồ thị dao động âm trên màn hình dao động kí, sóng âm của âm thoa nào phát ra có tần số lớn hơn?
- c) Nhận xét về mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm.
Trả lời:
a, b) HS tự thực hành và rút ra câu trả lời.
- c) Mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số âm: âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số âm càng lớn và ngược lại, âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số càng nhỏ.
Vận dụng : Nhấn nút “Play” để nghe. Kéo nút trượt tăng dần tần số. Độ cao của âm nghe được liên hệ như thế nào với tần số âm?
Trả lời:
Độ cao của âm tỉ lệ thuận với tần số âm
BÀI TẬP
Câu 1:Tần số vỗ cánh của ruồi đen khi bay vào khoảng 350 Hz, của muỗi vào khoảng 600 Hz. Âm thanh phát ra khi bay của ruồi đen hay của muỗi nghe bổng hơn? Vì sao?
Trả lời:
Âm thanh phát ra khi bay của muỗi nghe bổng hơn vì tần số vỗ cánh của muỗi lớn hơn của ruồi đen
Câu 2: Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường thực hiện các thao tác như thế nào? Giải thích?
Trả lời:
Để thay đổi độ to của tiếng đàn, người nghệ sĩ chơi đàn guitar thường gảy mạnh hoặc nhẹ vào dây đàn vì:
- Gảy dây đàn càng mạnh, biên độ dao động càng lớn, tiếng đàn phát ra sẽ càng to.
- Gảy dây đàn càng nhẹ, biên độ dao động càng nhỏ, tiếng đàn phát ra sẽ càng nhỏ.
Câu 3: Em hãy tạo ra âm thanh từ một cái thước như Hình 13.1. Lần lượt thay đổi độ dài phần tự do của thước và lắng nghe âm thanh của chúng. Độ cao của âm phát ra liên hệ như thế nào với độ dài phần tự do của thước?
Trả lời:
Nhận xét: âm phát ra càng cao (càng bổng) khi phần tự do của thước càng dài và ngược lại, âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi phần tự do của thước càng ngắn.
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 13: Độ to và độ cao của âm (3 tiết)