Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 kết nối tri thức Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 8: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chúng ta cần lập kế hoạch chi tiêu để làm gì?
- Để giúp tiết kiệm hơn trong chi tiêu
- Giúp cân bằng được tài chính, tránh được các khoản tiêu dùng không cần thiết, ổn định chi tiêu trong gia đình
- Có nhiều tiền hơn cho các dự định
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
- Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
- Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
- Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc
Câu 3: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?
- Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu
- Luôn nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
- Nhờ người thân nhắc nhở
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?
- Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu
- Có nhưng không đáng kể
- Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định
- Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước
Câu 5: Vì sao cần phải kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu?
- Vì trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu chúng ta có thể gặp phải các khoản chi ngoài kế hoạch đã thành lập
- Kiểm tra luôn là công đoạn cần thiết cho tất cả các việc làm
- Điều chỉnh giúp chúng ta thiết lập được các quy tắc cần thiết cho việc lập kế hoạch
- Kiểm tra và điều chỉnh giúp chúng ta thực hiện các kế hoạch được tốt hơn
Câu 6: Để có thể có thêm tiền cho các khoản chi riêng mỗi tháng em có thể thực hiện kế hoạch nào sau đây?
- Tiêu dùng hết các khoản tiền mà mình đã tiết kiệm được
- Xin bố mẹ thêm tiền phục vụ cho các khoản chi tiêu phát sinh
- Đặt mục tiêu tiết kiệm để có thêm tiền dư ra mỗi tháng
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Chỉ chọn những món đồ có giá rẻ nhất có phải là cách tốt nhất để thực hiện hiệu quả kế hoạch chi tiêu?
- Nên cân bằng về giá cả của các mặt hàng tuy nhiên chúng ta không nên chọn chỉ chọn mua vì giá cả rẻ mà cần phải so sánh cả chất lượng sản phẩm trước khi quyết định chọn mua
- Tất cả các mặt hàng rẻ giúp chúng ta tiết kiệm được chi phí khi mua hàng, việc này giúp ích rất lớn trong việc tiết kiệm chi tiêu, để giành được một món tiền cho các khoản chi khác trong tương lai
- Khuyến khích mua các mặt hàng rẻ vì có thể sẽ được tặng kèm thêm một số quà tặng khi mua đồ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 8: Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?
- Không thường xuyên xem các trang mua sắm trực tuyến
- Cân nhắc kĩ trước khi chọn mua một sản phẩm nào đó
- Không chọn mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi quyết định mua
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 9: Ngọc muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà Ngọc đang có chưa đủ. Theo em, Ngọc có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?
- Ngọc có thể xin thêm mẹ tiền để mua bộ sách yêu thích
- Ngọc có thể kêu gọi bạn bè cùng góp tiền mua chung bộ sách
- Để có được tiền mua bộ sách mới Ngọc có thể tiết kiệm tiền từ các khoản tiền tiêu vặt hằng ngày, kiếm thêm một số tiền từ các kế hoạch nhỏ của bản thân
- Ngọc có thể lên kế hoạch xin người thân thêm tiền để thực hiện kế hoạch mua sách, vì mua sách là một mục tiêu tốt nên chắc chắn người thân sẽ sẵn sàng giúp đỡ Ngọc
Câu 10: Sắp tới là sinh nhật mẹ Hà, bản thân có tiết kiệm được một 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. Hà muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp Hà lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật mẹ?
- Với số tiền 500.000 đồng Hà có thể mua cho mẹ một chiếc bánh sinh nhật thật xinh cùng với một bó hoa để tặng mẹ nhân dịp sinh nhật
- Hà cần xem xét giá cả và mẫu mã của những chiếc bánh sinh nhật trong tầm giá 250.000 đồng để mua tặng mẹ, ngoài ra có thể mua tặng mẹ một chiếc khăn tay với giá không quá 100.000 đồng và số tiền 150.000 đồng còn lại Hà để dùng cho các khoản chi phát sinh
- Ngày sinh nhật của mẹ Hà nên có được một món quà thật đặc biệt để tặng mẹ, Hà nên tham khảo các món quà hàng hiệu để mua tặng mẹ
- Hà có thể dùng số tiền 500.000 đồng để mua một món quà thật đặc biệt để tặng mẹ vì nếu mua quà ít tiền hơn có thể mẫu mã sẽ không được đẹp
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Kế hoạch chi tiêu là gì?
- Là tổng số tiền mà một cá nhân có dùng để chi tiêu
- Là danh sách khoản tiền sẽ được sử dụng trong thời gian nhất định với hạn mức đã được chia sẵn
- Là số tiền mà mình tích góp được trong thời gian nhất định
- Là bản kế hoạch cho các dự định sẽ thực hiện trong tương lai
Câu 2: Có bao nhiêu bước để lập kế hoạch chi tiêu?
- 2
- 3
- 4
- 5
Câu 3: “Xác định các khoản” cần chi là bước thứ mấy trong các bước lập kế hoạch chi tiêu?
- Bước thứ nhất
- Bước thứ hai
- Bước thứ ba
- Bước thứ tư
Câu 4: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?
- Chi phát sinh
- Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
- Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
- Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
Câu 5: Thói quen xác định những thứ được ưu tiên trong các vật dụng cần mua có được coi là một thói quen chi tiêu hợp lí chưa?
- Xác định được thứ tự ưu tiên nhưng vẫn phải cần có một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh thì mới được coi là thói quen chi tiêu hợp lí
- Có vì chúng ta cần phải ưu tiên các món đồ thiết yếu trước và cần phải thay đổi thói quen mua sắm vô độ
- Chỉ khi thiếu tiền chúng ta mới cần sắp xếp thứ tự các món đồ
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 6: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?
- Mua sắm vô độ
- Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
- Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
- Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình
Câu 7: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
- Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
- Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
- Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
- Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo
Câu 8: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?
- Xin mẹ thêm tiền để mua các đồ dùng mà mình muốn
- Lên danh sách những món đồ mà mình cần mua, thực hiện tiết kiệm mỗi ngày từ số tiền mà mẹ cho để có thể mua được những món đồ mà mình cần
- Bỏ bớt các món đồ cần mua để có thể mua được với số tiền tiêu vặt mà mẹ cho
- Hỏi vay thêm bạn bè để có đủ số tiền cần thiết dùng để mua đồ dùng học tập khi vào trong năm học
Câu 9: L được tiết kiệm được một khoản tiền mừng tuổi và dự định sẽ mua thêm sách để ôn tập cho kì thi cuối năm. Hôm nay, L đi hội trợ vô tình thấy rất nhiều trò chơi thú vị nên đã tiêu mất số tiền mình có. Theo em, L đã thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu mà mình đề ra hay chưa?
- L thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu của mình, vì chúng ta có thể ưu tiên các khoản tiêu trước mắt
- L đã không nghiêm túc trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu
- Tiền mua đồ dùng học tập L có thể xin mẹ mua sau, vì đó là khoản chi tiêu cần thiết
- L không nhất thiết phải dùng tiền của mình để mua các đồ dùng học tập vì có thể xin trợ giúp từ người thân
Câu 10: Lan muốn mua một chiếc áo len với giá 300.000 đồng. Lan đã thực hiện kế hoạch chi tiêu cụ thể để có thể mua được chiếc áo đó nhưng ở trường mới ra bộ sách ôn tập cho kì thi quan trọng, Lan muốn cũng muốn có được bộ sách đó để ôn tập chắc kiến thức hơn. Theo em Lan nên ưu tiên mục chi tiêu nào?
- Lan nên ưu tiên việc mua sách vở để học tập vì việc học rất quan trọng nên được ưu tiên, áo len Lan có thể mua sau
- Lan nên ưu tiên mục tiêu đã được đặt ra trước, vì các khoản chi phát sinh sau không quan trọng bằng
- Các khoản chi tiêu nào được sắp xếp trước chúng ta nên ưu tiên vì chúng ta đã cố gắng để lên kế hoạch cho việc chi tiêu đó
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: (6 điểm) Em hãy đọc các nhận định sau đây:
- Mỗi người đều nên thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho bản thân.
- Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh.
Em hãy cho biết từng nhận định trên là đúng hay sai. Giải thích lí do.
Câu 2: (4 điểm) Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?
ĐỀ 2
Câu 1: (6 điểm) Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?
Câu 2: (4 điểm) Theo em chỉ chọn những món đồ có giá rẻ có phải là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nếu chi tiêu không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?
- Mua thừa đồ này, thiếu đồ kia; chi phí bị tổn hao bởi các khoản chi không chính đáng
- Tích ra được các khoản tiền tiết kiệm
- Có thể mua được nhiều đồ dùng mà mình yêu thích
- Không bị phụ thuộc ràng buộc bởi các nguyên tắc
Câu 2: Kế hoạch chi tiêu rõ ràng giúp chúng ta điều gì?
- Giúp chúng ta đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất
- Giúp tiết kiệm thời gian lập kế hoạch
- Giúp mọi người tiết kiệm được tiền bạc trong việc chi tiêu
- Giúp chúng ta tận dụng được khoản tiền của mình một cách triệt để
Câu 3: Ý kiến nào sau đây đúng?
- Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm
- Đảm bảo các khoản chi tiêu thiết yếu là các nội dung thiết yếu cho việc lập kế hoạch chi tiêu
- Chỉ có những người có thói quen tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu
- Chỉ có những người ít tiền mới cần thực hiện kế hoạch chi tiêu
Câu 4: Các chi phí phát sinh có được tính vào kế hoạch chi tiêu không?
- Có vì các khoản chi tiêu phát sinh đôi khi có thể làm đảo lộn kế hoạch chi tiêu
- Có nhưng không đáng kể
- Chi phí phát sinh không ảnh hưởng gì đến kế hoạch chi tiêu đã hoạch định
- Các chi phí phát sinh thường không tốn nhiều tiền nên không ảnh hưởng đến những kế hoạch đã hoạch định trước
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu.
Câu 2 (3 điểm) N muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà N đang có chưa đủ. Theo em, N có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Khi thực hiện kế hoạch chi tiêu, cần tập trung vào các khoản chi nào?
- Chi phát sinh
- Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
- Chi thiết yếu, chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt, chi phát sinh
- Chi cần thiết nhưng có thể linh hoạt
Câu 2: Một người có kế hoạch chi tiêu hợp lí có biểu hiện như thế nào?
- Mua sắm vô độ
- Chỉ mua khi mặt hàng đó có khuyến mại tặng kèm vật dụng
- Mua các đồ dùng thiết yếu cho mình, so sánh giá cả của các mặt hàng với nhau để tìm ra được sản phẩm giá cả phải chăng với chất lượng đảm bảo
- Ưu tiên mua thật nhiều đồ ăn cho cả gia đình
Câu 3: Để thực hiện được tốt các kế hoạch chi tiêu đã đề ra các em cần phải làm như thế nào?
- Đưa ra các hình phạt cho bản thân nếu không hoàn thành được mục tiêu
- Luôn nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm túc các mục tiêu đã đề ra
- Nhờ người thân nhắc nhở
- Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 4: Em tán thành với những ý kiến nào dưới đây?
- Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra
- Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí
- Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu
- Kế hoạch chi tiêu là một trong những điều giúp chúng ta có thể xóa đói giảm nghèo
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm) Em hãy cho biết khái niệm của kế hoạch chi tiêu là gì?
Câu 2 (3 điểm) Lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu