Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 kết nối tri thức Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: LAO ĐỘNG CẦN CÙ, SÁNG TẠO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thế nào được hiểu là một người cần cù trong lao động?

  1. Hay nghỉ phép vì các lí do không chính đáng
  2. Làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc
  3. Chỉ làm những việc mình được giao
  4. Khi có khó khăn thì nhanh chóng đổi sang việc khác

Câu 2: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì?

  1. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
  2. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
  3. Đáp án A và B đều đúng
  4. Đáp án A và B đều sai

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  1. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  2. Sáng tạo ra máy phay ruộng
  3. Vung gieo hạt bằng tay
  4. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 4: Lương Định Của là một giáo sư thuộc lĩnh vực nào?

  1. Vật lí học
  2. Hóa học
  3. Thiên văn học
  4. Nông học

Câu 5: Vì sao chúng ta cần phải sáng tạo trong lao động?

  1. Sẽ bị tụt hậu, chậm phát triển
  2. Sẽ không có thêm nghiên cứu nào
  3. Không có ứng dụng nào ra đời
  4. Bị thua thiệt trên các hội thảo về phát minh sáng tạo

Câu 6: Ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động?

  1. Hoàn thiện phát triển năng lực của mỗi cá nhân, nâng cao hiệu suất lao động
  2. Tạo ra được nhiều giá trị vật chất và tinh thần, nâng cao đời sống
  3. Được mọi người xung quanh quý mến, tin tưởng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây chỉ sự sáng tạo và cần cù trong học tập?

  1. Chuẩn bị bài mới ở nhà trước khi lên lớp
  2. Luôn tìm cách để giải quyết công việc một cách nhanh nhất
  3. Có kế hoạch hợp lí cho từng môn học
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Em cần làm như thế nào để cải thiện điểm số của mình trong học kì tới?

  1. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập
  2. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  3. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Liên và Hoa đang bàn luận về vấn đề học tập. Liên nói: “Trong học tập có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi!”. Em có tán thành với suy nghĩ của Liên không? Vì sao?

  1. Tán thành, vì vốn dĩ các bạn đã học giỏi thì lại rất chăm chỉ nên không có chỗ cho các bạn học kém hơn
  2. Không tán thành, vì suy nghĩ của Liên là tư duy ỷ lại, nếu có tư duy đó thì cho dù Liên là học sinh giỏi thì cũng không tiến bộ được
  3. Tán thành, vì Liên không học giỏi bằng Hoa dù có cố gắng thì cũng không giỏi bằng Hoa
  4. Không tán thành, vì lời nói của Liên hoàn toàn vô căn cứ

Câu 10: Trong giờ học của tiế địa lí, cô giao nhiệm vụ cho cả lớp vẽ bản đồ của Việt Nam. Khánh nhìn theo đúng mẫu cô cho đặt giấy in lên và vẽ lại cho chính xác, còn Ngọc chọn cách khác, em nhìn tổng quát bản đồ, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em, cách vẽ nào sáng tạo hơn? Vì sao?

  1. Bạn Khánh đã vẽ chính xác hình dạng của bản đồ nên sáng tạo hơn
  2. Cách làm của bạn Ngọc tốn thời gian và công sức hơn của bạn Khánh
  3. Cách vẽ của bạn Ngọc sáng tạo hơn vì bạn đã tính toán tỉ lệ bản đồ theo tư duy riêng của mình
  4. Cách của bạn Ngọc là sao chép y nguyên bản gốc

ĐỀ 2

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Thế nào là lao động sáng tạo?

  1. Sử dụng các cách thức vốn có để thực thi công việc
  2. Không bỏ cuộc khi có khó khăn
  3. Luôn suy nghĩ, sáng tạo để tìm ra cái mới, cách làm mới làm nâng cao chất lương và hiệu quả lao động
  4. Thuê thêm nhiều nhân công về làm việc để tăng năng suất lao động

Câu 2: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  2. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  3. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  4. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  1. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  2. Sáng tạo ra máy phay ruộng
  3. Vung gieo hạt bằng tay
  4. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 4: Những sáng tạo trong lao động có tác động như thế nào đến cuộc sống của những người lao động?

  1. Có thêm các cách làm, công cụ giúp tăng năng suất lao động, cắt giảm sức người
  2. Bộ sưu tập về các máy móc, phát minh
  3. Nguồn việc làm dồi dào
  4. Đất canh tác được cải thiện

Câu 5: Em hãy chỉ rõ sự khác nhau của lao động sáng tạo và làm liều?

  1. Sáng tạo là không ngừng cải tiến tìm tòi ra cái mới, làm liều là tìm ra các cách làm có hiệu quả
  2. Sáng tạo là không nghĩ đến hậu quả của mình đã làm, làm liều là không ngừng tìm tòi ra cái mới
  3. Sáng tạo là không ngừng tìm tòi ra cái mới, có giá trị thực tiễn; làm liều là làm theo ý mình, không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  4. Sáng tạo và làm liều có ý nghĩa tương đương nhau là tạo ra cái mới trong lao động

Câu 6: Người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi như thế nào khi các tiến bộ khoa học được áp dụng vào sản xuất hàng tiêu dùng?

  1. Giá cả tăng
  2. Đa dạng các mặt hàng, sản phẩm; giá cả phải chăng
  3. Khan hiếm thực phẩm, sản phẩm tiêu dùng
  4. Chịu nhiều khó khăn vì nền kinh tế bất ổn

Câu 7: Hành vi sau đây có thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động “Chị L thường xuyên chế tạo các chai lọ bỏ đi thành các giỏ trồng hoa, trang trí cho không gian nhà thêm xanh tươi”?

  1. Hành động của chị L thể hiện chị là một người sáng tạo trong lao động
  2. Hành động của chị L thể hiện chị là một người cổ hủ
  3. Chị L có thể mua chậu trồng cây mới để có thể chọn được nhiều mẫu mã đẹp hơn
  4. Chị L chỉ chăm chỉ chứ không sáng tạo trong lao động

Câu 8: Em hãy nêu một vài cách rèn luyện sự cần cù và sáng tạo trong học tập?

  1. Tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, học tập
  2. Tham gia học nhóm, cùng chia sẻ các ý tưởng
  3. Tổ chức các buổi học ngoại khóa, khám phá ngoài trời
  4. Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 9: Dựa vào máy gieo hạt theo công nghệ mới của bác L mà công sức lao động của bà con giảm đi đáng kể. Bác L ngày càng được mọi người yêu quý, theo em bác L đã áp dụng điều gì vào trong lao động?

  1. Bác L không chỉ chăm chỉ làm việc mà còn áp dụng được tính hiện thực vào trong lao động
  2. Bác L là một người nông dân chăm chỉ làm việc và áp dụng được tính sáng tạo vào trong lao động
  3. Bác L làm việc rất chăm chỉ nên được mọi người yêu quý hết lòng
  4. Bác L là một người nông dân mẫu mực, xứng đáng được mọi người yêu quý

Câu 10: Bác Nam là một lão nông chuyên cần với đồng ruộng đã gần 4 chục năm, khi tất cả các hộ dân trong làng đã chuyển sang hình thức gieo mạ thành miếng để tiện cho việc cấy bằng máy, thì nhà bác vẫn miệt mải bó mạ cấy tay. Theo em việc làm của bác Nam có thể đẫn tới điều gì?

  1. Vụ mùa nhà bác Nam đạt năng suất cao vượt trội so với các hộ trong làng
  2. Bác Nam phải bỏ nhiều công sức làm việc hơn, năng suất có thể sẽ thấp hơn các hộ trong làng áp dụng máy móc vào sản xuất
  3. Bác Nam phải tốn công sức chuẩn bị gieo cấy hơn các hộ khác trong vùng
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: (6 điểm) Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo?

Câu 2: (4 điểm) Tại sao nói lao động là điều kiện, là phương tiện để con người và xã hội phát triển? Nếu con người không lao động thì điều gì sẽ xảy ra?

ĐỀ 2

Câu 1: (6 điểm)

  1. a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?
  2. b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất của con người, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Câu 2: (4 điểm) Tại sao cần phải lao động cần cù và sáng tạo? Em hãy nêu 2 việc làm của mình thể hiện tính sáng tạo trong học tập.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lợi ích của việc lao động cần cù là gì?

  1. Tạo ra của cải vật chất, trang trải cho cuộc sống của mình
  2. Đóng góp vào sự phát triển của xã hội
  3. Đáp án A và B đều đúng
  4. Đáp án A và B đều sai

Câu 2: Sự sáng tạo trong học tập được thể hiện qua điểm nào sau đây?

  1. Tìm ra cách giải mới cho bài toán
  2. Chăm chỉ học bài
  3. Áp dụng các công thức đã có sẵn để tìm ra lời giải cho bài tập
  4. Sử dụng sách tham khảo để hoàn thành các bài tập được giao

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  1. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  2. Sáng tạo ra máy phay ruộng
  3. Vung gieo hạt bằng tay
  4. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 4: Em cần làm như thế nào để cải thiện điểm số của mình trong học kì tới?

  1. Chăm chỉ học hành, làm thêm các dạng bài tập
  2. Tìm ra các cách làm ôn tập hiệu quả cho các môn lí thuyết
  3. Tìm cách giải tỏa áp lực để có thể tập trung được vào việc học
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm) Vì sao phải lao động cần cù và sáng tạo? Để rèn luyện lao động cần cù và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2 (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: Chỉ cần cần cù là đủ, không cần phải sáng tạo trong lao động, Em hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này như thế nào?

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu ca dao nào sau đây thể hiện sự cần cù trong lao động?

  1. Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang/ Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
  2. Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao/ Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh
  3. Một cây làm chẳng lên non/ Ba cây chụm lại lên hòn núi cao
  4. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sáng tạo trong lao động?

  1. Chăm chỉ cuốc ruộng bằng tay
  2. Sáng tạo ra máy phay ruộng
  3. Vung gieo hạt bằng tay
  4. Gánh nước tưới cho cây trồng

Câu 3: Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp, “Cần cù và siêng năng trong lao động chính là ……………tốt đẹp từ bao đời nay của mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam”.

  1. Tính chất
  2. Phẩm chất
  3. Vốn quý
  4. Tài sản

Câu 4: Em tán thành với ý nào dưới đây?

  1. Sáng tạo là khả năng bẩm sinh của con người, không thể rèn luyện mà có được
  2. Những người làm công tác nghiên cứu khoa học mới cần sáng tạo
  3. Trong học tập chỉ cần sự cần cù, không cần sáng tạo
  4. Làm công việc nào cũng cần cần cù và sáng tạo
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm) Vì sao phải lao động cần cù và sáng tạo? Để rèn luyện lao động cần cù và sáng tạo, học sinh cần phải làm gì?

Câu 2 (2 điểm) Em hãy nêu hậu quả của việc học tập thiếu tính sáng tạo.

 

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay