Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Đi san mặt đất
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 1: Đi san mặt đất. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
Đi san mặt đất
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thời điểm xảy ra câu chuyện là khi nào?
- A. Thời An Dương Vương
- B. Vài trăm năm trở lại đây
- C. Thời nay
D. Từ thời rất xa xưa
Câu 2: Địa điểm xảy ra câu chuyện là ở đâu?
A. Không xác định, chỉ có thể nói là ở vùng đất mà người Lô Lô cổ xưa đã sống
- B. Tràng An
- C. Khu vực miền Bắc
- D. Trên toàn địa cầu
Câu 3: Khi người tìm chuột chũi để giúp đỡ thì chuột chũi đã làm gì?
A. Rung râu và nói tỏ ý là không cần quan tâm đến bên ngoài.
- B. Ngay lập tức giúp đỡ con người làm việc.
- C. Đồng ý hiến thân mình để giúp đỡ con người.
- D. Không đồng ý, cho rằng mình là vật tế thần.
Câu 4: Cóc và ếch giúp và không giúp con người được những gì?
- A. Giúp được con người tất cả mọi việc mà họ cần.
B. Chỉ có thể giúp con người xin trời đổ nước xuống còn không thể giúp người đi san.
- C. Ngoại trừ việc trở thành thức ăn cho con người thì chúng làm gì cũng được.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Người mặt đất uống nước ở đâu?
A. Uống nước từ bụng đá.
- B. Uống nước suối
- C. Uống nước mưa từ công ty nước giải khát.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Tình trạng của trời đất trong bài đọc là gì?
- A. Bầu trời trong xanh cao vời vợi, mặt đất phẳng lì
- B. Bầu trời tối đen, mặt đất chỗ cao chỗ thấp.
C. Bầu trời nhìn chưa phẳng, mặt đất còn nhấp nhô.
- D. Trời đất chưa phân.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu giá trị nội dung của tác phẩm ?
Câu 2 (2 điểm): Nêu giá trị nghệ thuật của tác phẩm ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | A | A | B | A | C |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | Văn bản cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên, qua đó thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa. | 2 |
Câu 2 (2 điểm) | - Thể thơ năm chữ, phù hợp với thể loại truyện thơ - Ngôn từ giản dị, dễ hiểu - Hình ảnh mộc mạc, gần gũi với con người | 2 |
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Việc người tìm sự giúp đỡ của các con vật nói lên điều gì?
A. Việc san trời, san đất là một việc khó khăn, vất vả.
- B. Con người muốn lợi dụng sức mạnh của con vật để hỗ trợ mình.
- C. Con người cho rằng con vật có thể giúp đỡ con người.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Nội dung của đoạn thứ nhất là gì?
- A. Con người thời hiện nay không còn sống cùng nhau như xưa nữa.
- B. Thế giới đã có từ rất lâu, lâu đến mức không ai có thể nhớ nổi.
C. Con người từ thời xa xưa sống, ăn, ở cùng nhau.
- D. Cả A và B.
Câu 3: Nội dung của đoạn thứ hai là gì?
- A. Con trâu là một con vật rất quan trong đối với người Lô Lô.
B. Con người cần phải đi san trời đất và để làm được việc đó thì mọi người cần chung tay chứ không đợi chờ sự giúp đỡ từ các con vật khác được.
- C. Các con vật như chuột chũi, cóc, ếch đều là những con vật mà con người không thể trông chờ gì cả.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Đâu là một chi tiết được lặp lại trong bài thơ?
- A. Đeo cho trâu cái ách.
- B. Con người cần sự giúp đỡ của thần để tạo nên trời đất.
- C. Con người không thấy mệt nhọc khi làm việc cùng nhau.
D. Con người sống chung.
Câu 5: Qua đoạn đầu, có thể nói người mặt đất đoàn kết được không?
A. Không vì chưa có đủ dữ kiện.
- B. Không vì họ sống tách bạch rất rõ ràng.
- C. Có vì họ đã sống và làm việc chung với nhau.
- D. Có vì đó là nguyên tắc của cộng đồng người thời xa xưa.
Câu 6: Nội dung mà bài đọc muốn nhấn mạnh cũng như muốn truyền tải là gì?
- A. Mọi người cần sống chung, đi làm, ăn ở chung.
- B. Mọi người cần trò truyện với động vật để hiểu thêm về thiên nhiên.
- C. Trời đất như hiện nay có được là do người từ xưa đã đi san để làm nên.
D. Mọi người cần phải đoàn kết, chung tay thì mới có thể làm nên được việc lớn.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Thông qua văn bản, em hiểu thêm gì về hoàn cảnh sống của con người thời xa xưa.
Câu 2 (2 điểm): Thông qua văn bản “Đi san mặt đất”, em có nhận xét gì về nghệ thuật và các biện pháp tu từ được người Lô Lô sử dụng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | C | B | D | A | D |
2. Tự luận
Câu hỏi | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) | - Con người sống phụ thuộc vào thiên nhiên + Ăn chung, ở chung giữa thiên nhiên + Trồng bắp trên núi cao + Uống nước nơi mỏm đá => Cuộc sống con người có nhiều khó khăn, thử thách khi con người phải phụ thuộc vào thiên nhiên để có cái ăn, cái mặc. => Lý giải cuộc sống của con người của ban sơ và thể hiện khát vọng muốn vượt lên thiên nhiên để có cuộc sống tốt đẹp hơn. | 2 |
Câu 2 (2 điểm) | Người Lô Lô xưa đã sáng tạo truyện thần thoại bằng hình thức thơ ca với giọng điệu vui tươi, nhí nhảnh tạo cảm giác thích thú cho người đọc. Bên canh đó, truyện còn sử dụng biện pháp nhân hóa cùng với ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh. Các con vật được nhân hóa có những cử chỉ giống con người đã giúp cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. Người Lô Lô xưa đã sử dụng ngôn ngữ gần gũi, giản dị giúp cho bạn đọc ở mọi lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận truyện. | 2 |
=> Giáo án ngữ văn 10 chân trời bài 1: Đọc kết nối chủ điểm. Đi san mặt đất