Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Nghĩa của từ ngữ; Lựa chọn cấu trúc câu

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 7 TH tiếng Việt: Biện pháp tu từ; Nghĩa của từ ngữ; Lựa chọn cấu trúc câu. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 7_THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ, NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:Có mấy loại hoán dụ?

  1. 2 loại.

  2. 4 loại.

  3. 6 loại.

  4. 8 loại.

 

Câu 2: Tác dụng của biện pháp điệp từ, điệp ngữ là gì?

  1. Làm cho sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, có hồn.

  2. Nhấn mạnh vào đặc điểm của sự vật, hiện tượng.

  3. Tránh cảm giác nặng nề, tránh sự thô tục, thiếu lịch sự.

  4. Tạo nhịp điệu cho câu văn.

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu sau: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc; tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ. (Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân)

  1. Nhân hoá, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.

  2. Nhân hóa, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

  3. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của viên quản ngục.

  4. So sánh, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, ngay thẳng của tác giả.

Câu 4: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu sau: “Cô Xuân đi chợ Hạ, mua cá thu về, chợ vẫn còn đông.”?

  1. Dùng từ đồng âm.

  2. Dùng cặp từ trái nghĩa.

  3. Dùng từ cùng trường nghĩa.

  4. Dùng lối nói lái.

 

Câu 5: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bác Hồ đã …. nhưng những tư tưởng, đường lối chính trị cũng như kho tàng văn chương Bác để lại là không ai có thể phủ nhận.

  1. đi nhanh.

  2. đi xa.

  3. đi khuất.

  4. đi dần.

Câu 6: rong câu “Nhiều người dân vẫn rất bàng quang trong việc áp dụng các biện pháp phòng chống Covid-19.”, từ nào được sử dụng chưa chính xác về nghĩa và nên thay thế bằng từ ngữ nào?

  1. “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng quan”.

  2. “bàng quang” dùng sai, thay thế: “bàng hoàng”.

  3. Không có từ nào dùng sai.

  4. A hoặc B đều được.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Câu Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? có thể đổi cấu trúc: Thông minh, giỏi giang thì ai chẳng muốn. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa câu gốc và câu biến đổi.

Câu 2 (2 điểm): Điền các từ cười nụ, cười trừ, cười mát, cười góp, cười xòa vào chỗ trống dưới đây cho phù hợp

  1. …: cười theo người khác

  2. …: cười nhếch mép có vẻ khinh bỉ hoặc hờn giận

  3. …: cười chím môi một cách kín đáo

  4. …: cười để khỏi trả lời trực tiếp

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

 

  1. Tự luận

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong câu thơ sau, biện pháp tu từ hoán dụ được sử dụng ở đâu, hoán dụ cho cái gì và là loại hoán dụ nào?

                                  Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy

                                  Đang xông lên chống Mỹ tuyến đầu.

(Gửi miền Bắc, Lê Anh Xuân)

  1. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy cái cụ thể gọi cái trừu tượng.

  2. “Miền Bắc”, “miền Nam” hoán dụ cho một vùng miền của đất nước, lấy bộ phận chỉ toàn thể.

  3. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng.

  4. “Miền Bắc”, “miền Nam” lần lượt là hoán dụ cho nhân dân miền Bắc và nhân dân miền Nam, lấy dấu hiệu của sự vật gọi tên sự vật.

Câu 2: Điền từ vào chỗ trống.

Xe tôi bị hỏng, vì vậy tôi…… đi bộ đi học.

  1. Bị.

  2. Cần.

  3. Phải.

  4. Được.

Câu 3: Đoạn thơ sau sử dụng mấy từ láy?

                                      Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

                                      Con thuyền xuôi mái nước song song

                                      Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

                                      Củi một cành khô lạc mấy dòng.

  1. 2 từ.

  2. 3 từ.

  3. 4 từ.

  4. 5 từ.

Câu 4: Trong câu thơ sau, hình ảnh “mặt trời” nào là sử dụng biện pháp ẩn dụ và ẩn dụ cho điều gì?

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

  1. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho Bác Hồ.

  2. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ nhất, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.

  3. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho ánh sáng lí tưởng của cách mạng.

  4. Ẩn dụ ở hình ảnh “mặt trời” thứ hai, ẩn dụ cho Bác Hồ.

Câu 5: Nghĩa của từ ngữ là gì?

  1. Là nghĩa sự vật mà từ biểu thị.

  2. Là sự vật, tính chất mà từ biểu thị.

  3. Là sự vật, hoạt động mà từ biểu thị.

  4. Là nội dung, tính chất, hoạt động… mà từ biểu thị.

Câu 6: Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?

  1. 1 cách.

  2. 2 cách.

  3. 3 cách.

  4. 4 cách.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy tìm phép ẩn dụ và giải thích ý nghĩa trong những câu thơ dưới đây:

a.“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

  1. “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 2 (2 điểm): Các từ “kim cương”, “ngôi sao sáng” trong các câu thơ sau có phải là biện pháp tu từ ẩn dụ không? Phân tích giá trị?

“Nghe dào dạt mười bốn triệu Miền Nam đang tỉnh thức

Khôn! Ba mươi triệu kim cương của thiên hà Tổ quốc

Không! Hàng nghìn triệu ngôi sao sáng anh em đang chiếm lĩnh bầu trời

Hứa một mùa gặt lớn ngày mai.”

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

  1. Tự luận

=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 7 Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ, nghĩa của từ ngữ, lựa chọn cấu trúc câu

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay