Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 TH tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 9 TH tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
BÀI 9_THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU PHỦ ĐỊNH VÀ CÂU KHẲNG ĐỊNH
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Có thể phân loại câu phủ định thành mấy loại cơ bản?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 2: Dòng nào nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định?
- A. Là câu có những từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…
- B. Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết
- C. Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…
- D. Là câu có ngữ điệu phủ định
Câu 3: Tác dụng nào không phù hợp với câu phủ định?
- A. Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó
- B. Phản bác một ý kiến, một nhận định
- C. Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
- D. A và B đúng
Câu 4: Dấu hiệu nhận biết câu phủ định là gì?
- A. Câu có chứa những từ ngữ cảm thán.
- B. Câu sử dụng dấu chấm than để kết thúc câu.
- C. Câu có chứa những từ ngữ phủ định.
- D. Câu có ngữ điệu phủ định.
Câu 5: Câu nào dưới đây là câu khẳng định?
- A. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận.
- B. Các quân đều nghiêm chỉnh đội mũ mà đi.
- C. Vừa đi vừa chè chén như thế, Xan-chô chẳng còn nhớ gì đến những lời hứa hẹn của chủ và cảm thấy cái nghề đi tìm kiếm chuyện phiêu lưu này dù có nguy hiểm đến đâu cũng chẳng vất vả gì mà lại thoải mái nữa là khác.
- D. Đôn Ki-hô-tê không muốn ăn sáng vì, như ta thường nói, chàng nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi.
Câu 6: Đâu là trường hợp đặc biệt của câu khẳng định?
- A. Chứa từ ngữ phủ định.
- B. Có nhiều từ ngữ phủ định đi liền nhau.
- C. A, B đúng.
- D. Mang hình thức “phủ định của phủ định”.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định câu phủ định, khẳng định trong những câu dưới đây.
- a. Không phải, nó chần chần như cái đòn càn
- b. Trời chưa tạnh hẳn đâu, vẫn còn mưa lâm râm
- c. Trời chắc hẳn lạnh lắm, mọi người mặc nhiều áo thế kia cơ mà.
Câu 2 (2 điểm): Chuyển các câu sau thành câu khẳng định
a. Hôm qua, mẹ ở nhà.
b. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
c. Cô ấy rất đẹp.
d. Anh ấy đi xe cẩn thận
GỢI Ý ĐÁP ÁN
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là ví dụ cho hình thức “phủ định của phủ định” của câu khẳng định?
- A. Bác chưa hát vì chưa có người nghe.
- B. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng không ăn không từng ăn trong tết Trung thu.
- C. Nếu vật này có rơi vào tay quân Nguyên, chúng cũng không thể nào ngờ được rằng chiếc khóa bạc có liên quan gì đến vận nước đâu.
- D. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới.
Câu 2: Câu phủ định Vua Quang Trung liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
- A. Phản bác một ý kiến, nhận định.
- B. Xác nhận không có quan hệ, tính chất.
- C. A, B đều đúng.
- D. A, B đều sai.
Câu 3: Câu nào sau đây là câu phủ định bác bỏ?
- A. Không, chúng con không đói nữa đâu.
- B. Tôi chưa hề biết trên đời này lại có những chuyện mới lạ như vậy: bên bờ biển có những vỏ sò đủ màu sắc như thế kia, và có được quả dưa hấu ăn cũng phải trải qua bao nhiêu là nguy hiểm.
- C. Chú chim bị thương không đứng dậy được nữa, nằm thở dốc.
- D. Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.
Câu 4: Bài ca dao sau có mấy từ phủ định?
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
- A. Một từ
- B. Hai từ
- C. Ba từ
- D. Bốn từ
Câu 5: Những từ ngữ nào thường xuất hiện trong câu phủ định?
- A. Chẳng, chưa, không, chả.
- B. À, ơi, nhé, nhỉ.
- C. Gì, sao, nào, đâu.
- D. Đừng, hãy, chớ, nên.
Câu 6: Câu nào sau đây không phải câu phủ định?
- A. Tôi không muốn tham gia vào hoạt động tập thể.
- B. Chú chó ấy chẳng những đáng yêu mà còn thông minh nữa.
- C. Loài hoa này không có mùi hương.
- D. Câu chuyện đó chẳng có ý nghĩa gì.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định kiểu phủ định trong những câu dưới đây
- a. Hôm nay, tôi không đi học.
- b. Chẳng phải hôm qua cậu đặt nó ở đây mà.
- c. Không phải cô Nga bị gãy chân.
- d. Tôi chưa nấu cơm.
Câu 2 (2 điểm): Trong những câu dưới đây, câu nào có chứa từ phủ định nhưng mang nghĩa khẳng định, câu nào không có từ phủ định nhưng mang nghĩa phủ định?
- a. Tôi không thể không nhớ
- b. Mẹ tôi chẳng quên một kỉ niệm nào về cô Hoa
- c. Giỏi gì mà giỏi.
- d. Đứa trẻ nào chẳng thích kẹo
e. Thế mà bảo hát hay lắm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
=> Giáo án Ngữ văn 8 kết nối Bài 9 Thực hành tiếng Việt: Câu phủ định và câu khẳng định