Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối Bài 3 Văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức Bài 3 Văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tác giả viết văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới đối tượng nào?
- Bộ đội đang chiến đấu
- Nhân dân nơi hậu phương
- Các em học sinh đang tới trường
- Tất cả đáp án trên
Câu 2: Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào?
- Câu mở đầu tác phẩm.
- Câu mở đầu đoạn hai.
- Câu mở đầu đoạn ba.
- Phần kết luận.
Câu 3: Trong tác phẩm, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong quãng thời gian nào?
- Trong quá khứ.
- Trong hiện tại.
- Trong quá khứ và hiện tại.
- Trong tương lai.
Câu 4: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong văn bản?
- Tiềm tàng, kín đáo
- Biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
- Khi thì tiềm tàng, kín đáo; lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ
- Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục
Câu 5: Cần phải làm gì để phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân ta?
- Làm cho tinh thần yêu nước được đưa ra trưng bày.
- Giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
- Ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, cha ông ta.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 6: Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với đất nước là?
- Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.
- Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
- Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đáng
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Bài văn này nghị luận về vấn đề gì? Em hãy tìm (ở phần mở đầu) câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài.
Câu 2 (2 điểm): Để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là?
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?
- Lướt qua mọi khó khăn
- Nhấn chìm lũ bán nước
- Tiêu diệt lũ cướp nước
- Tất cả đáp án trên
Câu 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua phần nào của tác phẩm?
- Nhan đề.
- Phần mở đầu.
- Phần thân.
- Phần kết.
Câu 4: Đâu không phải biểu hiện của lòng yêu nước?
- Khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu cá nhân
- Đánh giặc cứu nước
- Hăng hái tăng gia sản xuất
- Ủng hộ cho Chính phủ
Câu 5: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
- Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
- Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
- Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
- A và B đúng
Câu 6: Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội?
- Lựa chọn vấn đề nghị luận phù hợp.
- Bố cục bài viết đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- Diễn đạt rõ ràng, cụ thể.
- Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Câu 2 (2,5 điểm): Đọc đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
- Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
- Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
=> Giáo án dạy thêm văn 8 kết nối bài 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta