Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) bộ sách mới Cánh diều. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Vật lí 7 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 16: TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vì sao có thể nói Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ?

  1. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
  2. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt thép mạnh hơn các vật làm bằng vật liệu khác.
  3. Vì không gian bên trong và xung quanh Trái Đất tồn tại từ trường.
  4. Vì trên bề mặt Trái Đất có nhiều mỏ đá nam châm.

Câu 2: Từ trường Trái Đất mạnh nhất ở

  1. vùng xích đạo.
  2. vùng địa cực.
  3. vùng đại dương.
  4. vùng có nhiều quặng sắt.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Cực Bắc địa từ trùng với cực Nam địa lí.
  2. Cực Bắc địa từ trùng với cực Bắc địa lí.
  3. Cực Nam địa từ trùng với cực Nam địa lí.
  4. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau.

Câu 4: La bàn là một dụng cụ dùng để xác định

  1. khối lượng một vật.
  2. phương hướng trên mặt đất.
  3. trọng lượng của vật.
  4. nhiệt độ của môi trường sống.

Câu 5: Bộ phận chính của la bàn là

  1. đế la bàn.
  2. mặt chia độ.
  3. kim nam châm.
  4. hộp đựng la bàn.

Câu 6: Cực Nam địa lí và cực từ Nam (của Trái Đất)

  1. trùng nhau.
  2. không trùng nhau.
  3. cắt nhau.
  4. Cả A và C.

Câu 7: Trên mặt la bàn có

  1. kim nam châm.
  2. mặt chia độ.
  3. kí hiệu các hướng.
  4. Cả A, B, C.

Câu 8: Chuông điện là một ứng dụng của

  1. từ trường
  2. điện trường.
  3. sự truyền âm.
  4. phản xạ âm.

Câu 9: Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ

  1. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó
  2. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó
  3. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó
  4. Vì mỗi cực của thanh nam châm tự do luôn hướng về mỗi cực của Trái Đất

Câu 10: Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ của từ trường Trái Đất có chiều

  1. Đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu
  2. Đi từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu
  3. Đi từ Đông bán cầu đến Tây bán cầu
  4. Đi từ Tây bán cầu đến Đông bán cầu

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

D

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

A

D

A


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các dụng cụ sau đây, đâu là la bàn?

A.

 

B.

 

C.

 

D.

 

Câu 2: Phát biểu nào mô tả từ trường của Trái Đất là đúng?

  1. Từ trường của Trái Đất đi ra ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.
  2. Từ trường của Trái Đất đi vào ở cực Nam địa lí và đi vào ở cực Bắc địa lí.
  3. Từ trường của Trái Đất đi vào ở phía Tây và đi ra ở phía Đông.
  4. Từ trường của Trái Đất đi ra ở phía Tây và đi vào ở phía Đông.

Câu 3: Bước sử dụng nào sau đây nằm trong các bước sử dụng la bàn để xác định phương hướng?

  1. Đặt la bàn trên mặt phẳng và không có vật liệu từ.
  2. Khi kim nam châm cân bằng, xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ bắc của kim nam châm.
  3. Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm xét.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 4: Để xác định phương hướng, ta có thể sử dụng

  1. La bàn.
  2. Kim nam châm.
  3. Đá dẫn đường.
  4. Cả A, B, C.

Câu 5: Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi tìm hướng địa lí không để các vật … gần la bàn.

  1. Dẫn điện.
  2. Có tính chất từ.
  3. Cách điện.
  4. Cả A, B, C.

Câu 6: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng?

  1. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất.
  2. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất.
  3. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất.
  4. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất.

Câu 7: La bàn có cấu tạo gồm

  1. kim nam châm quay tự do trên trục.
  2. mặt chia độ được chia thành 3600có ghi bốn hướng.
  3. vỏ kim loại kèm mặt kính.
  4. Cả ba phương án trên.

Câu 8: Người ta thường sử dụng la bàn để

  1. xác định phương hướng trên Trái Đất.
  2. xác định không gian có từ trường.
  3. trang trí.
  4. Cả A, B

Câu 9: Càng gần cực của nam châm điện thì

  1. lực tác dụng của nam châm điện càng mạnh.
  2. lực tác dụng của nam châm điện càng yếu.
  3. đường sức từ càng mau.
  4. Cả A và C.

Câu 10: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến từ trường Trái Đất

  1. Hiện tượng nhật thực
  2. Hiện tượng nguyệt thực
  3. Hiện tượng thủy triều
  4. Hiện tượng cực quang

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

D

D

D

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Nêu cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí.

Câu 2 ( 4 điểm). Hiện nay, từ trường được ứng dụng để chữa được bệnh gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Bước 1: Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang.

- Bước 2: Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng Nam Bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với cực từ Bắc của kim nam châm.

- Bước 3: Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm A.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

 

Câu 2

( 4 điểm)

- Giảm đau lưng bằng từ trường cho kết quả tương đương và ít tai biến hơn dùng thuốc.

- Ở những người bị di chứng bại liệt, chức năng tủy sống bị mất, thường có hội chứng đau. Đặt vào các điểm đau các viên nam châm nhỏ có cường độ thấp sẽ giảm được đau.

- Mặt khác, từ trường cũng tác động đến các hormon, các enzym, qua đó ảnh hưởng tới các yếu tố tái tạo, tăng trưởng tế bào thần kinh. Ứng dụng hiệu năng quý giá này, người ta dùng từ trường tái tạo, phát triển các tế bào thần kinh, hồi phục lại chức năng tủy sống.

- Trên động vật, các thử nghiệm từ trường đem lại kết quả không ngờ: kích thích tái tạo lại cả tủy sống, thần kinh ngoại biên và phục hồi chức năng của chúng. Vài nơi trên thế giới đã ứng dụng điều này vào việc phục hồi chức năng cho người bị tổn thương tủy sống và ghi nhận được những cải thiện đáng kể.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tại sao la bàn được gọi là kim chỉ nam?

Câu 2 ( 4 điểm). Trong thế kỷ 21 với công nghệ hiện đại, la bàn còn có ích không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- La bàn được người Trung Quốc phát minh từ thế kỷ 1, các triều đại phong kiến Trung Quốc đã tận dụng triệt để tính năng này của la bàn. Các đoàn quân từ thời nhà Tần cho đến sau này vẫn có thói quen bành trướng lãnh thổ bằng các cuộc hành trình bình định về phương Nam.

- Mỗi đạo quân đều có một la bàn thô sơ với chiếc kim chỉ nam sơn đỏ chói. Bất luận thế nào, cuộc chinh phục cũng chỉ nhìn về một phía đó thôi. Việt Nam có nền văn hóa ảnh hưởng rất sâu nặng của văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ bị đô hộ, nên đây là cơ sở chính làm nên ngữ nghĩa hàm ẩn cho cụm từ “kim chỉ nam” trong tiếng Việt.

3 điểm

3 điểm

 

 

Câu 2

( 4 điểm)

- Trong hoạt động dã ngoại và leo núi: La bàn vẫn được sử dụng để định hướng và định vị trong các hoạt động leo núi, và các hoạt động dã ngoại khác.

- Định hướng trên biển: Trên các tàu biển và tàu cá, la bàn vẫn được sử dụng như một phương tiện định hướng truyền thống.

- Trong môi trường tự nhiên: Trong một số trường hợp, la bàn vẫn là một công cụ quan trọng cho các nhà thám hiểm và nhà nghiên cứu môi trường để định vị và định hướng trong môi trường tự nhiên.

- Trong các tình huống khẩn cấp: Trong trường hợp mất hướng do mất điện thoại hoặc GPS, la bàn có thể trở thành một công cụ quan trọng để định hướng.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

 

 

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trái Đất có

  1. từ trường.
  2. cực từ.
  3. Cả A, B.
  4. một nam châm.

Câu 2. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào sai?

  1. Khi kim nam châm nằm ổn định nó chỉ hưởng Đông – Tây.
  2. Sử dụng la bàn, cần phải đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang nơi không có vật liệu từ.
  3. Khi di chuyển tàu, thuyền người ta thường sử dụng la bàn để định hướng địa lí.
  4. Cả B, C.

Câu 3: La bàn là dụng cụ dùng để

  1. Xác định phương hướng
  2. Xác định nhiệt độ
    C. Xác định vận tốc
  3. Xác định lực

Câu 4: La bàn gồm các bộ phận là

  1. Kính bảo vệ, mặt số
  2. Kính bảo vệ, kim nam châm, mặt số
  3. Kim nam châm, kính bảo vệ
  4. Nút bấm, mặt số, kính bảo vệ
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cấu tạo của la bàn.

Câu 2: Ngài sử dụng la bàn, còn có các cách nào để xác định phương hướng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

D

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Gồm các bộ phận:

- Kim nam châm quay tự do trên trục quay.

- Mặt chia độ được chia thành 360o có ghi bốn hướng: Bắc (N); Đông (E); Nam (S); Tây (W) gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm.

- Vỏ kim loại kèm mặt kính có lắp.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

- Quan sát Mặt Trời: Mặt Trời mọc hướng đông, lặn hướng tây

- Quan sát ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm: đó là ngôi sao Bắc cực

- Sử dụng GPS trên điện thoại thông minh.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các dòng bức xạ phát ra từ Mặt Trời (như các êlectron, proton,…) chiếu xuống Trái Đất bị lệch về phía hai địa cực là do

  1. chịu tác dụng của từ trường Trái Đất
  2. tác dụng của lực hấp dẫn
  3. chịu tác dụng lực cản của không khí
  4. hướng chiếu sáng của Mặt Trời

Câu 2: Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?

  1. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Bắc, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Nam
  2. Cực Bắc của kim la bàn chỉ hướng Nam, cực Nam của kim la bàn chỉ hướng Bắc
  3. Kim la bàn chỉ hướng bất kì
  4. Kim la bàn quay liên tục

Câu 3: Đường sức từ của Trái Đất giống với đường sức từ của

  1. một nam châm chữ U
  2. một dây dẫn có dòng điện chạy qua
  3. một nam châm thẳng
  4. một thanh sắt

Câu 4: Chọn câu phát biểu không đúng?

  1. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất xảy ra trong một khoảng thời gian rất dài.
  2. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn.
  3. Bão từ là sự biến đổi của từ trường trái đất trên qui mô hành tinh.
  4. Bão từ mạnh ảnh hưởng đến việc liên lạc vô tuyến trên hành tinh.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Mô tả từ trường Trái Đất. La bàn dùng để làm gì?

Câu 2. Nêu nguyên lý hoạt động của la bàn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

C

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Do cấu tạo bên trong lõi và chuyển động quay nên Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm.

- La bàn giúp con người tìm hướng địa lí, đặc biệt giúp các thủy thủ hay ngư dân đi trên biển tìm đúng phương hướng địa lí khi di chuyển tàu, thuyền.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

La bàn là một dụng cụ gồm kim nam châm có hai cực bắc - nam quay tự do quanh một trục. Do ảnh hưởng của từ trường trái đất mà dù đặt ở bất cứ đâu song song với trái đất, chiếc kim từ tính kia cũng quay về hướng bắc, từ hướng bắc sẽ tìm ra hướng nam, sau đó là đông và tây.

3 điểm

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)

Từ khóa: Đề kiểm tra vật lí 7 cánh diều, đề kiểm tra 15 phút bộ vật lí 7 cánh diều, bộ đề trắc nghiệm tự luận khtn vật lí 7 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay