Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 cánh diều
Vật lí 7 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Vật lí 7 Cánh diều
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU
BÀI 9. SỰ TRUYỀN ÂM
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
Học xong bài này, HS có thể:
- Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…) để chứng tỏ sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
- Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Năng lực riêng:
- Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm là sự lan truyền các dao động phát ra từ nguồn âm đến tai ta; thực hiện được thí nghiệm chứng minh sóng âm có thể truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí; Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
- Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm taoh sóng âm và sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.
- Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
- Phẩm chất:
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
- Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Các dụng cụ thí nghiệm trong bài học.
- 2 bộ từ khóa cho trò chơi mở đầu.
- Đồ chơi điện thoại cốc giấy.
- Đối với học sinh:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
- Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Điện thoại cốc giấy”.
- Sản phẩm học tập: Đáp án cho trò chơi.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ
- GV nêu luật chơi và cách chơi: HS giơ tay xung chơi trò chơi. Trò chơi cần 2 đội, mỗi đội có 4 thành viên: 2 HS có vai trò đọc từ khóa vào một đầu dây, 2 HS còn lại lắng nghe âm thanh từ đầu dây bên kia và đoán từ khóa. Hai đội oẳn tù xì, đội thắng được chơi trước.
Lưu ý:
- Không được nói quá to, nếu các bạn HS khác trong lớp nghe được đáp án sẽ không được tính điểm từ khóa đó.
- Bộ từ khóa gợi ý:
- Bộ 1: Sóng âm, âm thanh, rung động, màng nhĩ.
- Bộ 2: Nguồn âm, dao động, truyền âm, giao thoa.
Bước 2 +3: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, thảo luận
- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi và hoạt động nhóm để chơi trò chơi.
Bước 4: Kết luận, nhận xét:
- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Thông qua trò chơi vừa rồi ta có thể thấy âm thanh không chỉ truyền trong không khí mà nó còn truyền được trong chất rắn (là chiếc cốc nhựa). Liệu âm thanh có truyền được trong chất lỏng không? Bản chất của âm thanh là gì, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu Chủ để 5: Âm thanh - Bài 9: Sự truyền âm
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU
Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay
BÀI 10: BIÊN ĐỘ, TẦN SỐ, ĐỘ TO VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
MỞ ĐẦU
- Các vật xung quanh ta có thể phát ra âm to nhỏ khác nhau. Khi nào vật phát ra âm to, khi nào vật phát ra âm nhỏ?
I. BIÊN ĐỘ VÀ ĐỘ TO CỦA ÂM.
- Khi gẩy mạnh dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ?
- Đặt một ít mảnh vụn giấy hoặc xốp nhẹ lên mặt trống rồi dùng dùi trống đánh vào mặt trống. Các mảnh vụn nảy lên cao hay thấp khi em đánh trống mạnh, nhẹ? Tiếng trống nghe to hay nhỏ khi các mảnh vụn nảy lên cao, thấp?
II. TẦN SỐ VÀ ĐỘ CAO CỦA ÂM
- Trái tim của một người đập 72 lần trong một phút. Trái tim của người này đập với tần số là bao nhiêu?
- Dùng các dụng cụ của trường em như ở hình 10.3, kiểm tra tần số của âm thoa. So sánh giá trị hiện thị ở đồng hồ đo điện đa năng với giá trị tần số ghi trên âm thoa.
- Cho hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau. Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau trên mặt một hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do để thước dao động (H10.4). Quan sát dao động và lắng nghe âm thanh phát ra.
Phần tự do của thước nào dao động nhanh hơn?
So sánh xem thước nào phát ra âm trầm hơn, thước nào phát ra âm bổng hơn?
- Ở mỗi âm thoa đều có ghi tần số âm thanh mà nó có thể phát ra. Gõ vào các âm thoa khác nhau, lắng nghe âm phát ra và đọc số ghi tần số trên âm thoa để rút ra nhận xét về liên hệ giữa độ cao và tần số của âm do âm thoa phát ra.
- Dùng kéo cắt phẳng một đầu ống hút có một đầu vát, cẩn thận khoét các lỗ nhỏ trên đầu ống hút (hình 10.5), (có thể dùng một chiếc đinh được nung nóng để dùi lỗ trên ống hút). Thổi vào đầu vát của ống hút, trong khi dùng ngón tay bịt rồi mở các lỗ và để ý xem độ cao của âm thanh thay đổi như thế nào. Đầu tiên bịt tất cả các lỗ, sau đó mở từng lỗ một, bắt đầu từ đầu xa miệng và di chuyển lại gần miệng.
a) Việc bịt và để hở các lỗ trên ống hút có ảnh hưởng đến độ cao của âm thanh tạo ra không?
b) Khi mở dần từng lỗ, bắt đầu từ đầu bằng của ống, độ cao của âm tăng lên hay giảm dần?
- Thông thường, người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20 000Hz. Những âm có tần số dưới 20Hz được gọi là hạ âm. Những âm có tần số lớn hơn 20 000Hz được gọi là siêu âm. Một số con vật có thể nghe được hạ âm (chim bồ câu, tê giác Sumatra,...) và siêu âm (dơi, cá voi,...). Một con lắc như hình 10.2 thực hiện một dao động trong 2s. Tại sao ta không nghe được âm thanh mà con lắc này phát ra khi dao động?
--------------- Còn tiếp ---------------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU
Bộ trắc nghiệm Vật lí 7 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao
PHẦN 2: NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI– CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ 4: TỐC ĐỘ
BÀI 7: TỐC ĐỘ CỦA CHUYỂN ĐỘNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT ( 15 câu)
Câu 1: Đâu là đơn vị đo tốc độ:
A. m2/s
B. km.h
C. m/h
D. m.h
Câu 2: Công thức tính quãng đường là:
A.
B.
C.
D.
Câu 3: Công thức tính thời gian là:
A.
B.
C.
D.
Câu 4: Công thức tính vận tốc là:
A. Quãng đường nhân thời gian
B. Thời gian chia quãng đường
C. Thời gian nhân quãng đường
D. Quãng đường chia thời gian
Câu 5: Có thể đo tốc độ bằng dụng cụ nào?
A. Bằng đồng hồ bấm giây
B. Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
C. Bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 6: Đổi 10 km/h = ? m/s
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Đổi 10 m/s = ? km/h
A. 25
B.
C. 36
D. 12,5
Câu 8: Hãy so sánh m/s và 15km/h
A. m/s > 15km/h
B. m/s < 15km/h
C. m/s = 15km/h
D. Không so sánh được
Câu 9: Hãy so sánh m/s và 6,7km/h
A. m/s > 6,7km/h
B. m/s < 6,7km/h
C. m/s = 6,7km/h
D. Không so sánh được
Câu 10: Trong trường học có thể đo tốc độ bằng dụng cụ nào?
A. Bằng đồng hồ bấm giây
B. Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
C. Bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
D. Cả A và B đáp án đều đúng
Câu 11: Hãy so sánh m/s và 4 km/h
A. m/s > 4 km/h
B. m/s < 4 km/h
C. m/s = 4 km/h
D. Không so sánh được
Câu 12: Trong thưc tế để do xem xe nào đi quá vận tốc quy định. Các chú công an có thể đo tốc độ bằng dụng cụ nào?
A. Bằng đồng hồ bấm giây
B. Bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện
C. Bằng thiết bị “Bắn tốc độ”
D. Cả A và B đáp án đều đúng
Câu 13: Đại lượng nào sau đây cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động?
A. Thời gian chuyển động
B. Vận tốc
C. Quãng đường
D. Cả 3 đại lượng trên
Câu 14: Tốc độ của vật là
A. Quãng đường vật đi được
B. Thời gian vật đi hết quãng đường 1m
C. Quãng đường vật đi được trong 1giờ
D. Thời gian vật đi hết quãng đường
Câu 15: Tốc độ là đại lượng cho biết
A. Quỹ đạo chuyển động của vật
B. Mức độ nhanh hay chậm của chuyển động
C. Hướng chuyển động của vật
D. Nguyên nhân vật chuyển động
2. THÔNG HIỂU (15 câu)
Câu 1: Nhà bạn Bình cách trường 300m, Bình quyết định đi bộ đến trường vì nhà không quá xa. Bạn Bình đi từ nhà đến trường mất khoảng 5 phút. Hỏi bạn đi với vận tốc bao nhiêu?
A. 2 m/s
B. 1 m/s
C. 1,5 m/s
D. 2,1 m/s
Câu 2: Một người đi ô tô với vận tốc m/s. Hỏi người này đi hết 350 km trong bao lâu?
A. 7 giờ
B. 5 giờ
C. 3 giờ
D. 9 giờ
Câu 3: Vận tốc của ô tô là 25km/h cho biết điều gì? Hãy chọn câu đúng
A. Ô tô chuyển động được 25km
B. Ô tô chuyển động trong 1 giờ
C. Trong 1 giờ ô tô đi được 25km
D. Ô tô đi 1km trong 25giờ
Câu 4: Một người đạp xe với vận tốc 14 km/h. Hỏi trong 30 phút người đó đi được bao nhiêu km?
A. 7 km
B. 6 km
C. 5 km
D. 4 km
Câu 5: Bác Lâm đi tập thể dụng mỗi ngày bằng cách chạy bộ trong công viên. Biết hôm nào bác cũng hạy hết một vòng công viên, bình thường bác Lâm chạy với vận tốc 6 km/h. Hỏi bác Lâm đi tập thể dục trong bao lâu? Biết quãng đường đó dài 3,5km.
A. 38 phút
B. 37 phút
C. 36 phút
D. 35 phút
Câu 6: Một người đi xe đạp với vận tốc km/h. Hỏi người này đi hết 8 km trong bao lâu?
A. 3,6 giờ
B. 2,4 giờ
C. 3 giờ
D. 2 giờ
Câu 7: Một người đi phượt bằng xe máy với vận tốc 52 km/h. Hỏi người này đi từ 15 giờ đến 16 giờ 30 phút thì đi được bao nhiêu km?
A. 77 km
B. 76 km
C. 79 km
D. 78 km
Câu 8: Nhà bạn Hoa cách trường 1,5 km, Hoa đến trường bằng xe đạp. Bạn Hoa đi từ nhà đến trường mất khoảng 5 phút. Hỏi bạn Hoa đi với vận tốc bao nhiêu?
A. 2 m/s
B. 1 m/s
C. 5 m/s
D. 6 m/s
Câu 9: Một máy bay bay quãng đường dài 1 250 km đi với vận tốc 1000km/h .Hỏi thời gian máy bay đó đi hết quãng đường này mất bao nhiêu thời gian?
A. 2 giờ
B. 1,25 giờ
C. 1,5 giờ
D. 2,1 giờ
Câu 10: Một người thi chạy đường dài, người này chạy với vận tốc trung bình là 14 km/h. Người này hoàn thành chặng đường đua trong 1 giờ 27 phút. Hỏi người này thi chạy quãng đường bao nhiêu km?
A. 20,3 km
B. 22,5 km
C. 21,3 km
D. 22,4 km
--------------- Còn tiếp ---------------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 7 CÁNH DIỀU
Bộ đề Vật lí 7 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS ……
| ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bán trắc nghiệm |
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Hiện tượng gì sẽ xảy ra với thanh thép khi đặt nó trong lòng một cuộn dây có dòng điện chạy qua?
A. Thanh thép bị nóng lên.
B. Thanh thép trở thành một nam châm.
C. Thanh thép phát sáng.
D. Thanh thép bị chảy ra.
Câu 2: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
A. Nam châm có thể hút những vật liệu từ.
B. Nam châm chỉ có thể hút sắt.
C. Nam châm chỉ có 2 cực là cực Nam và cực Bắc.
D. Nam châm không thể hút vụn giấy.
Câu 3: Đường sức từ trong lòng nam châm chữ U có dạng
A. những đường cong nối từ cực Bắc sang cực Nam.
B. những đường thẳng nối từ cực Bắc sang cực Nam.
C. những đường gấp khúc nối từ cực Bắc sang cực Nam.
D. những đường tùy ý nối từ cực Bắc sang cực Nam.
Câu 4: Để khảo sát sự định hướng của thanh nam châm, ta cần dùng những dụng cụ
A. thanh nam châm, dây treo và giá đỡ.
B. kim nam châm và thanh nam châm.
C. tờ giấy trắng và thanh nam châm.
D. Cả ba phương án trên.
Câu 5: Dựa vào kiểu trao đổi chất, người ta chia sinh vật thành 2 nhóm. Đó là
A. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
B. nhóm sinh vật tự dưỡng và nhóm sinh vật dị dưỡng.
C. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hoại dưỡng.
D. nhóm sinh vật dị dưỡng và nhóm sinh vật hóa dưỡng.
Câu 6: Sản phẩm của quá trình quang hợp là
A. nước và khí carbon dioxide.
B. nước và khí oxygen.
C. chất hữu cơ và khí oxygen.
D. chất hữu cơ và khí carbon dioxide.
Câu 7: Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là
A. 15⸰C - 25⸰C.
B. 20⸰C - 30⸰C.
C. 10⸰C - 30⸰C.
D. 25⸰C - 30⸰C.
Câu 8: Vai trò chủ yếu của hô hấp tế bào đối với hoạt động sống của sinh vật là
A. cung cấp khí oxygen cho hoạt động sống của sinh vật.
B. cung cấp khí carbon dioxide cho hoạt động sống của sinh vật.
C. cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của sinh vật.
D. cung cấp nước và nhiệt cho hoạt động sống của sinh vật.
Câu 9: Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản là
A. bảo quản lạnh.
B. bảo quản khô.
C. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao.
D. bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp?
A. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
B. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
C. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
D. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
Câu 11: Đối với cơ thể người, protein có vai trò nào sau đây?
A. Cung cấp năng lượng, cấu tạo nên tế bào và mô.
B. Điều hòa các hoạt động sống.
C. Vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 13: Trình tự các cơ quan trong ống tiêu hóa của người là
A. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → trực tràng → ruột già → hậu môn.
B. miệng → dạ dày → thực quản → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
C. miệng → thực quản → ruột non → dạ dày → ruột già → trực tràng → hậu môn.
D. miệng → thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già → trực tràng → hậu môn.
Câu 14: Khi quan sát lá trên các cây, Minh nhận thấy các lá trên cây luôn xếp lệch nhau. Minh vô cùng thắc mắc tại sao lại như vậy? Em hãy chọn đáp án đúng để giải thích giúp Minh câu hỏi trên.
A. Để lá không che lấp nhau.
B. Để phân biệt các loại lá với nhau.
C. Để phân biệt lá non với lá già.
D. Để các lá đều lấy được ánh sáng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về trao đổi khí ở người?
A. Ở người, trao đổi khí diễn ra ở phổi.
B. Ở người, trao đổi khí diễn ra theo cơ chế khuếch tán.
C. Khi ta hít vào, khí oxygen cùng các khí khác có trong không khí được đưa từ phổi ra ngoài môi trường.
D. Khi ta thở ra, khí carbon dioxide cùng các khí khác được đưa từ phổi ra ngoài môi trường.
Câu 16: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng?
A. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần hút nhiều nước hơn để làm hạ nhiệt độ của cây.
B. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần nhiều nước hơn để bù cho lượng nước lớn bị mất đi do thoát hơi nước.
C. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần nhiều nước hơn để hấp thụ chất dinh dưỡng.
D. Vì vào những ngày nóng của mùa hè, cây trồng cần nhiều nước hơn để tăng cường độ quang hợp.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em hãy vẽ hình dạng và chiều của các đường sức từ của một thanh nam châm thẳng và cho biết độ mạnh yếu của từ trường phụ thuộc như thế nào vào các đường sức từ.
Câu 2 (1,5 điểm): Trình bày ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.
Câu 3 (2 điểm): Sự trao đổi khí và hô hấp tế bào ở cơ thể sinh vật có liên quan như thế nào?
Câu 4 (0,5 điểm): Trẻ em thường thích ăn “bim bim”. Theo em, loại thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng nào? Ăn nhiều bim bim có tốt cho sức khỏe không?
--------------- Còn tiếp ---------------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án vật lí 7 cánh diều (bản word)
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 7 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Vật lí 7 cánh diều, soạn Vật lí 7 cánh diều
Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS