Đề thi cuối kì 1 Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp - Mô đun Lắp đặt mạng điện trong nhà - Kết nối tri thức - Cuối kì 1 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 1 môn Công nghệ 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Các thiết bị lấy điện bao gồm:
A. Ổ cắm điện, phích cắm điện. | B. Công tắc điện, cầu dao. |
C. Aptomat, phích cắm điện. | D. Cầu dao, ổ cắm điện. |
Câu 2: Phích cắm điện có chức năng gì?
A. Lấy điện dùng để cắm vào ổ điện, lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
B. Lấy điện cho các đồ dùng điện như: quạt điện, nồi cơm, bàn là điện,…
C. Đóng cắt cho toàn bộ hoặc một phần mạng điện trong nhà.
D. Lấy điện cung cấp cho các đồ dùng điện.
Câu 3: Khi sử dụng đồng hồ vạn năng, que đo màu đen luôn được nối với cổng nào?
A. Cổng COM.
B. Cổng bất kỳ tùy thuộc thông số đo.
C. Cổng màu đỏ.
D. Cổng màu trắng.
Câu 4: Để thiết kế sơ đồ nguyên lí mạng điện, đầu tiên cần phải thực hiện bước nào?
A. Xác định thiết bị, đồ dùng điện và mối liên hệ giữa chúng.
B. Xác định nhiệm vụ thiết kế.
C. Xác định vị trí lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
D. Vẽ sơ đồ nguyên lí mạch điện.
Câu 5: Để thiết kế sơ đồ lắp đặt, đầu tiên cần thực hiện bước nào?
A. Xác định vị trí lắp đặt thiết bị và đồ dùng điện.
B. Nghiên cứu sơ đồ nguyên lí.
C. Xác định số lượng các thiết bị và đồ dùng điện cần lắp đặt.
D. Xác định phương án nối dây cho các thiết bị và đồ dùng điện.
Câu 6: Dụng cụ trong hình dưới đây là gì?
A. Kìm tuốt dây điện.
B. Tua vít.
C. Bút thử điện.
D. Kìm cách điện.
Câu 7: Để vặn chặt các bu lông thì cần phải chọn dụng cụ nào để tránh nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với điện gây nguy hiểm?
A. Ampe kìm.
B. Tua vít.
C. Bút thử điện.
D. Cờ lê có cán cách điện.
Câu 8: Khi cần tuốt vỏ nhựa cách điện dây dẫn, nên sử dụng dụng cụ nào để đảm bảo thao tác dễ dàng, đúng kĩ thuật và không ảnh hưởng đến lõi dây dẫn?
A. Bút thử điện.
B. Kìm cách điện.
C. Kìm tuốt dây điện.
D. Tua vít.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
a) Nêu chức năng và cấu tạo của phích cắm điện.
b) Em hãy giải thích ý nghĩa của thông số 10 A – 250 V ghi trên cỏ phích cắm điện.
Câu 2. (1,0 điểm) Nêu các bước sử dụng ampe kìm để đo dòng điện xoay chiều trên một đoạn dây dẫn.
Câu 3. (1,0 điểm) Hãy phân biệt sự khác nhau của sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt của mạch điện.
Câu 4. (2,0 điểm)
a) Kể tên các dụng cụ cần sử dụng trong quá trình lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện trong gia đình em.
b) Nêu công dụng của các dụng cụ đó.
BÀI LÀM
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN | 1. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình | 2 | 2 | 2 | 2 | 3,0 điểm | ||||||
2. Dụng cụ đo điện cơ bản | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 điểm | |||||||
3. Thiết kế mạng điện trong nhà | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 2,0 điểm | ||||||
4. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạch điện | 2 | 1 | 2 | 3 | 2 | 3,5 điểm | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 8 | 6 | 14 | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: CÔNG NGHỆ LẮP ĐẶT MẠCH ĐIỆN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
6 | 8 | |||||
1. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình | Nhận biết | Mô tả được chức năng, cấu tạo và thông số kĩ thuật của thiết bị đóng cắt, lấy điện trong gia đình. | 2 | C1, 2 | ||
Thông hiểu | 2 | C1 | ||||
2. Dụng cụ đo điện cơ bản | Nhận biết | - Nhận biết được cấu tạo, chức năng của một số dụng cụ điện cơ bản. - Trình bày được các bước sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng một số dụng cụ đo điện cơ bản. | 1 | 1 | C2 | C3 |
3.Thiết kế mạng điện trong nhà | Nhận biết | Thiết kế được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | 1 | C5 | ||||
Vận dụng cao | 1 | C3 | ||||
4. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạch điện | Nhận biết | Lựa chọn được thiết bị, dụng cụ, vật liệu thích hợp cho mạng điện trong nhà. | 2 | C6, 7 | ||
Thông hiểu | 1 | C8 | ||||
Vận dụng | 2 | C4 |