Giáo án kì 2 Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức
Đầy đủ giáo án kì 2, giáo án cả năm Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức. Bộ giáo án chất lượng, chỉn chu, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Giáo án được gửi ngay và luôn. Có thể xem trước bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. GIÁO ÁN WORD KÌ 2 CÔNG NGHỆ 9 - LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ KẾT NỐI TRI THỨC
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 4: Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 5: Tính toán chi phí mạng điện trong nhà
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 6: Thực hành Lắp đặt mạng điện trong nhà
- Giáo án Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong nhà Kết nối Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 5: TÍNH TOÁN CHI PHÍ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Tính toán được chi phí chi một mạng điện trong nhà.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ tự học: Biết chủ động học tập, tìm hiểu được cách tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, tích cực giao tiếp để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình tìm hiểu và vận dụng tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà.
Năng lực giải quyết vấn đề: Thực hiện được tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà, phòng học,…
Năng lực công nghệ
Năng lực nhận thức công nghệ:
+ Đọc được bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà. Nhận biết được các vật liệu và thiết bị được sử dụng trong mạng điện.
+ Nhận biết được thông số kĩ thuật của dây dẫn và thiết bị điện sử dụng trong bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện.
+ Tính toán được chi phí cho một mạng điện trong nhà đơn giản..
3. Phẩm chất
Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình tìm hiểu và vận dụng tiêu chuẩn vào lắp đặt mạng điện trong nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK.
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
HS cả lớp: Tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS phân loại được thiết bị điện dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà (Hình 5.1 SGK) theo tiêu chí giá thành. Thu hút HS chú ý chủ đề bài học.
b. Nội dung: HS quan sát hình 5.1 sgk và trả lời câu hỏi mục khởi động (trang 24 sgk) dưới tiêu đề bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và ghi chép của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh vật liệu và thiết bị điện (hình 5.1) cho HS quan sát.
Hình 5.1. Một số thiết bị điện
- GV dẫn dắt và đặt yêu cầu: Sắp xếp các thiết bị trong Hình 5.1 theo tiêu chí giá thành.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý trả lời:
+ Nhóm giá thành thấp: a, b, d.
+ Nhóm giá cao: c, e, g.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thiết bị điện sử dụng trong thực tế rất đa dạng, để lắp đặt mạng điện trong nhà một cách hiệu quả, tiết kiệm chi phí và dự trù được kinh phí, ta cùng nhau đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 5: Tính toán chi phí mạng điện trong nhà.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lựa chọn vật liệu
a. Mục tiêu: HS biết được các bước tính toán chi phí và kết quả từng bước tính toán.
b. Nội dung: HS đọc nội dung sgk, hoạt động nhóm để thảo luận trả lời yêu cầu của GV từ đó hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Ghi chép của HS nội dung các bước tính toàn chi phí mạng điện trong nhà.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi, đọc nối dung sgk trả lời câu hỏi hộp khám phá mục I sgk trang 24.
- GV hướng dẫn HS về nội dung chi tiết của các bước tính toán chi phí lắp đặt: B1: Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện. + GV đặt vấn đề: Nếu không xác định loại dây dẫn, thiết bị và dụng cụ điện thì tính toán sẽ sai do các thiết bị, vật liệu điện có giá thành rất khác biệt. + GV đặt câu hỏi số 1: Có nhất thiết phải lập bảng tính toán chi phí không? Vì sao? + GV hướng dẫn HS lập bảng tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà (Bảng 5.1) theo bước 1 phần DKSP. B2: Lập bảng kê số lượng thiết bị vật liệu. + GV đặt câu hỏi số 2: Khi xác định số lượng vật liệu, thiết bị và dụng cụ điện theo thông số của từng loại, thì cần ghi kết quả vào đâu để không nhầm lẫn? + GV hướng dẫn HS điền thông tin vào cột 3 và 4 theo bước 2 phần DKSP. B3: Bảng tính toán chi phí. + GV đặt câu hỏi số 3: Tham khảo đơn giá của từng loại thiết bị, dụng cụ và vật liệu điện bằng cách nào? + GV hướng dẫn HS điền thông tin vào cột 5, 6 theo bước 3 phần DKSP. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi *Trả lời hộp chức năng Khám phá (SGK – I.1 tr24): Các bước cần thực hiện để tính toán tổng số tiền đầu tư cho một mạng điện trong nhà là: B1: Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện. B2: Lập bảng kê số lượng thiết bị vật liệu. B3: Bảng tính toán chi phí. * Trả lời câu hỏi số 1: Lập bảng giúp quá trình tính toán không nhầm lẫn và bỏ sót vật liệu, thiết bị điện có trong sơ đồ lắp đặt. * Trả lời câu hỏi số 2: Ghi chép vào bảng tính toán chi phí đã lập ở bước 1 (cột 3,4). * Trả lời câu hỏi số 3: Tham khảo giá của từng loại thiết bị, dụng cụ và vật liệu bằng cách: + Tra giá trên các trang thương mại điện tử. + Tra giá trên trang web chính thống của nhãn hàng của loại thiết bị đó. + Từ các cửa hàng bán lẻ thiết bị, dụng cụ và vật liệu địa phương. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ 2 | I. Các bước tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà. Bước 1: Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện. - Xác định dây dẫn, thiết bị và dụng cụ điện: + Dây dẫn điện: loại dây, tiết diện lõi. + Thiết bị điện: thiết bị đóng cắt bảo vệ, ổ cắm lấy điện. + Công tơ điện. - Lập bảng tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà. Bảng 5.1 Đính dưới HĐ1 - Điền thông tin vào cột 1 và cột 2 Bảng 5.1. Bước 2: Lập bảng kê số lượng thiết bị vật liệu. - Xác định số lượng vật liệu, thiết bị, công dụng theo thông số của từng loại. - Điền các thông tin vào cột 3 và cột 4 Bảng 5.1 Bước 3: Bảng tính toán chi phí. - Tham khảo đơn giá từng loại thiết bị, dụng cụ và vật liệu điện. - Điền các thông tin vào cột 5, cột 6 Bảng 5.1. - Tính tổng các chi phí cho mạng điện trong nhà đơn giản. |
Bảng 5.1. Tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà | ||||||
STT | Vật liệu, thiết bị | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
? | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
? | ? | ? | ? | ? | ? | ? |
… | … | … | … | … | … | … |
Tổng cộng: | ? | ? |
2. Hoạt động 2: Thực hành tính toán chi phí mạng điện trong nhà đơn giản.
a. Mục tiêu: HS tính được chi phí cho mạng điện trong nhà cụ thể.
b. Nội dung: HS đọc nội dung sgk, hoạt động nhóm để thảo luận trả lời yêu cầu của GV từ đó hình thành kiến thức bài học..
c. Sản phẩm học tập: Bảng tính toán chi phí mạng điện trong nhà.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra nội dung thực hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hành theo từng bước hướng dẫn của GV: B1: Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện. Xác định loại dây dẫn, thiết bị và vật liệu - Dây dẫn được chọn: đoạn từ nguồn bảng điện thoại loại 2x2,5mm2, bảng điện bóng đèn loại 2x1,5mm2. - Thiết bị điện: aptomat 1 pha 20A, ổ cắm điện đơn 20A, công tắc 5A. - Ống luồn dây nhựa PVC: đoạn từ nguồn đến bảng điện Φ20mm, đoạn từ bảng điện đến bóng đèn Φ16mm B2: Lập bảng kê số lượng vật liệu thiết bị. - Xác định số lượng vật liệu, thiết bị. B3: Lập bảng tính toán chi phí - Tham khảo đơn giá của từng loại vật liệu, thiết bị điện và điền các thông tin vào bảng tính toán chi phí. - Tính tổng chi phí cho mạng điện trong nhà đơn giản. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện nhóm trình bày đáp án. + DKDP. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ 2. | II. Thực hành tính toán chi phí mạng điện trong nhà đơn giản 1. Nội dung thực hành 2. Tiêu chí đánh giá - Tiến hành đúng trình tự, tuần thủ đúng và đủ các bước tính toàn chi phí lắp đặt mạng điện. - Xác định đúng thông số, số lượng vật tư và thiết bị điện. - Tính chính xác chi phí lắp đặt mạng điện.
- Sơ đồ lắp đặt mạng điện. - Bảng chọn vật liệu và thiết bị điện. - Bảng giá vật liệu và thiết bị điện.
Bước 1: Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện (Bảng 5.2) Bước 2: Lập bảng kê số lượng vật liệu thiết bị. (Bảng 5.3) Bước 3: Lập bảng tính toán chi phí (bảng 5.4).
Kết quả thực hành được đánh giá như sau: - Thực hiện đầy đủ và đúng trình tự các bước tính toán chi phí lắp đặt mạng điện. - Kết quả tính toán chính xác.
|
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6. THỰC HÀNH: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Lắp đặt được mạng điện trong nhà theo thiết kế.
Kiểm tra, thử nghiệm mạng điện hoạt động đúng yêu cầu, an toàn.
Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiệm túc, tránh nhiệm trong công việc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ tự học: Biết chủ động học tập, thực hiện được lắp đặt mạng điện trong nhà.
Năng lực giao tiếp hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hoặc theo nhóm, tích cực giao tiếp để giải quyết các nhiệm vụ trong quá trình tìm hiểu về giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình tìm hiểu và vận dụng thực hành lắp đặt mạch điện trong nhà.
Năng lực giải quyết vấn đề: Thực hiện được từng bước theo quy trình để lắp đặt được mạch điện trong nhà theo yêu cầu đã cho.
Năng lực công nghệ
Năng lực nhận thức công nghệ:
+ Đọc được bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà. Nhận biết được các vật liệu và thiết bị được sử dụng trong mạng điện.
+ Nhận biết được thông số kĩ thuật của dây dẫn và thiết bị điện sử dụng trong bản vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện.
+ Lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ cho lắp đặt mạng điện. Lắp được mạng điện trong nhà theo sơ đồ lắp đặt mạng điện.
+ Kiểm tra được mạng điện an toàn, hoạt động đúng yêu cầu, kĩ thuật.
+ Thực hiện an toàn, vệ sinh lao động, nghiêm túc, trách nhiệm trong công việc.
3. Phẩm chất
Chủ động học tập, tích cực giao tiếp và hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập trong quá trình tìm hiểu và vận dụng tiêu chuẩn vào lắp đặt mạng điện trong nhà.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
SGK, SGV Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
Hình vẽ và tranh ảnh trong SGK.
Máy chiếu, máy tính, màn hình hiển thị, hoặc ti vi.
2. Đối với học sinh:
SGK Công nghệ 9 - Trải nghiệm nghề nghiệp Mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà.
HS cả lớp: Tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các vật liệu và dụng cụ được dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà trong hình 6.1 SGK. Thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học.
b. Nội dung: HS quan sát hình 6.1 SGK và trả lời câu hỏi mục khởi động đầu bài (trang 29 sgk).
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và ghi chép của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh vật liệu và thiết bị điện (hình 6.1) cho HS quan sát.
Hình 6.1. Vật liệu và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong nhà
- GV dẫn dắt và đặt yêu cầu: Hãy kể tên các vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạng điện trong hình 6.1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Gợi ý trả lời:
Kìm, tua vít, băng dính điện, dây dẫn, phích cắm điện, kìm tuốt dây, hộp âm, cầu nối đầu cốt,…
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Qua 5 bài học trước chúng ta đã biết được về các thiết bị điện, dụng cụ đo điện, thiết kế mạng điện; vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạch điện; tính toán chi phí lắp đặt mạch điện. Hôm nay chúng ta sẽ vận dũng tất cả những kiến thức đã học đó để thực hành – Bài 6: Thực hành: Lắp đặt mạng điện trong nhà.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về quy trình lắp đặt và tiêu chí đánh giá
a. Mục tiêu: HS nêu được các bước trong quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà.
b. Nội dung: HS đọc nội dung sgk, hoạt động nhóm để thảo luận trả lời yêu cầu của GV từ đó hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Ghi chép của HS về các bước trong quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
*Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tiêu chí lựa chọn vật liệu, lựa chọn dây dẫn điện. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc mục I.1 (trang 29 sgk) và trả lời câu hỏi sau:
- GV giới thiệu nội dung từng bước quy trình lắp đặt như cột DKSP. - GV nêu các tiêu chí đánh giá kết quả thực hành. + Tiến hành đúng trình tự: tuân thủ đúng và đủ các bước trong quy trình lắp đặt. + Đấu nối đúng sơ đồ, chắc chắn an toàn. + Mạch hoạt động đúng chức năng. + Thực hành an toàn, vệ sinh lao động, kiêm túc, trách nhiệm trong quá trình thực hành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS trả lời câu hỏi *Trả lời câu hỏi trong hộp: Quy trình lắp đặt mạng điện trong nhà gồm các bước B1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí. B2: Vẽ sơ đồ lắp đặt. B3: Dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho lắp đặt. B4: Lắp đặt mạng điện. B5: Kiểm tra, thử nghiệp hoạt động của mạng điện. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận. - GV chuyển sang nhiệm vụ 2 |
Lắp đặt mạng điện trong nhà có 5 bước: Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí mạng điện xác định được liên hệ giữa các thiết bị và đồ dùng điện trong mạng điện. Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt - Xác định vị trí thực tế của thiết bị, dụng cụ đo điện. - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạng điện. Bước 3: Dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho lắp đặt. Căn cứ vào số lượng, chủng loại thiết bị, đồ dùng điện trong hồ sơ lắp đặt, dự trù vật liệu, dụng cụ, thiết bị cho lắp đặt, bao gồm: - Dụng cụ cơ khí. - Dụng cụ điện. - Dây dẫn điện. - Ống dẫn cách điện. - Thiết bị điện cần lắp đặt và thiết bị an toàn. Bước 4: Lắp đặt mạng điện - Lắp đặt dây dẫn điện. - Lắp đặt các thiết bị điện. Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệp hoạt động của mạng điện - Kiểm tra độ chắc chắn của dây nối và thiết bị điện. - Kiểm tra cách điện tại các mối dây dẫn và thiết bị, đảm bảo không gây nguy hiểm khi đóng điện cho mạng hoạt động. - Sử dụng dụng cụ phù hợp để kiểm tra mạng điện lắp đặt, đảm bảo không có sự đứt mạch hoặc ngắn mạch. - Kiểm tra tất cả các mạch điện để đảm bảo mọi hoạt động đúng cách và an toàn.
|
2. Hoạt động 2: Thực hành lắp mạch bảng điện.
a. Mục tiêu: HS lắp đặt được mạch điện.
b. Nội dung: HS đọc nội dung sgk, hoạt động nhóm để thảo luận trả lời yêu cầu của GV từ đó hình thành kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Mạch bảng điện hoạt động đúng yêu cầu.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra nội dung thực hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hành theo từng bước hướng dẫn của GV: B1: Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện. B2: Vẽ sơ đồ lắp đặt. B3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt. B4: Thực hành lắp đặt. B5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện. (nội dung cụ thể các bước phần DKSP) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, lắng nghe hướng dẫn của GV. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện. - GV chuyển hoạt động tiếp theo. | II. Lắp mạch điện Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí (Hình 6.2) Hình 6.2. Sơ đồ nguyên lí mạch bảng điện nhánh Trong sơ đồ nguyên lí, cầu chi nối tiếp với nhánh công tắc nối tiếp đèn. Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt (Hình 6.3) - Vẽ cầu chì, công tắc, ổ cắm điện trên bảng điện và đèn. - Vẽ đường dây nối các thiết bị và đồ dùng điện. Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt.
Bảng 6.1. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạch bảng điện Bước 4: Thực hành lắp đặt (Hình 6.4) Hình 6.4. Đánh dấu vị trí các thiết bị trên bảng điện. - Đánh dấu vị trí của các phần tử trên bảng điện như aptomat, công tắc, ổ cắm lấy điện đồng thời đánh dấu các lỗ luồn dây điện từ phía sau như bảng nhựa lên mặt trước kết nối với các phân tử. - Tạo các lỗ để luồn dây dẫn điện từ mặt sau bảng điện. - Cắt dây dẫn điện theo độ dài phù hợp với vị trí thiết bị. Tại các đầu dây cần nối, tuốt bỏ phần vỏ. - Lắp thiết bị vào bảng điện và đấu nối dây dẫn điện vào các thiết bị trên bảng điện. Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện. - Lắp đặt thiết bị và dây dẫn theo đúng sơ đồ lắp đặt. - Các mối nối chắc chắn và được cách điện tốt. - Bố trí đẹp mắt, gọn gàng. - Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. - Vận hành thử mạch điện. |
3. Hoạt động 3: Thực hành lắp mạch đèn cầu thang.
a. Mục tiêu: HS lắp đặt được mạch đèn cầu thang.
b. Nội dung: HS thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình lắp đặt để thực hiện thao tác lắp đặt với đèn cầu thang.
c. Sản phẩm học tập: Mạch đèn cầu thang hoạt động đúng yêu cầu và an toàn.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đưa ra nội dung thực hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, thực hành theo từng bước hướng dẫn của GV: B1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí B2: Vẽ sơ đồ lắp đặt B3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt. B4: Thực hành lắp đặt. B5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện. (nội dung cụ thể các bước phần DKSP) Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát, lắng nghe hướng dẫn của GV. - HS thực hành theo hướng dẫn của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời HS đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện. - GV chuyển hoạt động tiếp theo. | III. Lắp mạch đèn cầu thang Bước 1: Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí (Hình 6.5) Hình 6.5. Sơ đồ nguyên lí mạch đèn cầu thang Trong sơ đồ, 2 công tắc ba cực nối tiếp với nhau và nối tiếp với đèn, cầu chì có vai trò bảo vệ mạch điện, nối tiếp với các phần tử. Bước 2: Vẽ sơ đồ lắp đặt (Hình 6.6) Hình 6.6. Sơ đồ lắp đặt mạng đèn cầu thang. - Trên bảng điện thứ nhất vẽ cầu chì và công tắc ba cực. - Trên bảng điện thứ hai vẽ công tắc ba cực. - Vẽ dây dẫn nối các thiết bị và bóng đèn. Bước 3: Dự trù vật liệu, thiết bị và dụng cụ cho lắp đặt.
Bảng 6.2. Vật liệu, thiết bị và dụng cụ lắp đặt mạch đèn cầu thang Bước 4: Thực hành lắp đặt. - Đánh dấu vị trí của các phần tử trên bảng điện như cầu chì, công tắc 3 cực đồng thời đánh dấu các lỗ luồn dây điện từ phía sau như bảng nhựa lên mặt trước kết nối với các phân tử. - Tạo các lỗ để luồn dây dẫn điện từ mặt sau bảng điện. - Cắt dây dẫn điện theo độ dài phù hợp với vị trí thiết bị. Tại các đầu dây cần nối, tuốt bỏ phần vỏ. - Lắp thiết bị vào bảng điện và đấu nối dây dẫn điện vào các thiết bị trên bảng điện.
Hình 6.7. Đánh dấu vị trí các thiết bị trên bảng điện. Bước 5: Kiểm tra, thử nghiệm hoạt động của mạng điện. - Lắp đặt thiết bị và dây dẫn theo đúng sơ đồ lắp đặt. - Các mối nối chắc chắn. - Bố trí đẹp mắt, gọn gàng. - Kết nối nguồn, kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện. - Vận hành thử mạch điện. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
II. TRẮC NGHIỆM KÌ 2 CÔNG NGHỆ 9 - LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ KẾT NỐI TRI THỨC
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 4: Vật liệu, thiết bị và dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 5: Tính toán chi phí mạng điện trong nhà
- Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức Bài 7: Một số ngành nghề liên quan đến lắp đặt mạng điện trong nhà
BÀI 5: TÍNH TOÁN CHI PHÍ MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Có mấy bước để tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2: Sơ đồ ở hình bên là sơ đồ gì?
A. Sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà phức tạp.
B. Sơ đồ lắp đặt mạng điện trong nhà đơn giản.
C. Sơ đồ nguyên tắc mạng điện trong nhà.
D. Sơ đồ hoạt động mạng điện trong nhà.
Câu 3: Vật liệu nào dưới đây là vật liệu cách điện?
A. Ống nhựa PVC 16 mm.
B. Dây dẫn điện 2 2,5 mm2
C. Công tắc 5 A.
D. Ổ cắm điện 20 A.
Câu 4: Hình nào trong các hình dưới đây chứa thiết bị đóng cắt?
Hình 1 | Hình 2 | Hình 3 | Hình 4 |
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Hình 4.
Câu 5: Sơ đồ hình bên có thiết bị nào dưới đây?
A. Nguồn điện.
B. Công tơ điện.
C. Ôm kế.
D. Quạt trần.
Câu 6: Sơ đồ ở hình bên có thiết bị nào dưới đây?
A. Aptomat một cực.
B. Aptomat hai cực.
C. Cầu chì.
D. Công tắc ba cực.
Câu 7: Sơ đồ ở hình bên có thiết bị nào dưới đây?
A. Quạt trần.
B. Công tắc ba cực.
C. Aptomat ba cực.
D. Bóng đèn.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Bước đầu tiên cần thực hiện khi tính toán chi phí lắp đặt mạng điện trong nhà là gì?
A. Lập bảng thống kê số lượng thiết bị.
B. Lập bảng thống kê số lượng vật liệu.
C. Nghiên cứu sơ đồ lắp đặt mạng điện.
D. Lập bảng tính toán chi phí.
Câu 2: Sơ đồ ở hình bên không chứa thiết bị nào dưới đây?
A. Bóng đèn.
B. Aptomat.
C. Ổ cắm.
D. Quạt trần.
Câu 3: Sơ đồ ở hình bên không chứa thiết bị nào dưới đây?
A. Cầu chì.
B. Công tơ điện.
C. Ổ lấy điện.
D. Nguồn điện.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
BÀI 7: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
(16 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)
Câu 1: Kĩ sư điện là gì?
A. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.
B. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.
C. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
D. Là người kiểm tra hệ thống điện, thiết bị và linh kiện để xác định mối nguy hiểm, lỗi.
Câu 2: Thợ điện là gì?
A. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.
B. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
C. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.
D. Là người thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.
Câu 3: Kĩ thuật viên kĩ thuật điện là gì?
A. Là người xác định phương pháp bảo trì và sửa chữa các mạng điện và thiết bị điện dân dụng.
B. Là người thực hiện nhiệm vụ kĩ thuật để hỗ trợ nghiên cứu và thiết kế, vận hành, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện.
C. Là người thực hiện lắp đặt, kiểm tra, bảo trì và sửa chữa hệ thống dây điện, thiết bị điện.
D. Là người tiến hành nghiên cứu, tư vấn, thiết kế, chỉ đạo xây dựng, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện.
Câu 4: Đáp án nào dưới đây là sản phẩm lao động nào dưới đây của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Các loại đồ dùng điện.
B. Dụng cụ đo điện cơ bản.
C. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
D. Mạng điện được lắp đặt trong nhà.
Câu 5: Đáp án nào dưới đây là sản phẩm lao động nào dưới đây của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Bản thiết kế sơ đồ nguyên lí, sơ đồ lắp đặt mạng điện.
B. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.
C. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
D. Dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.
Câu 6: Nghề kĩ sư điện có yêu cầu như thế nào về trình độ chuyên môn?
A. Trình độ chuyên môn nhất định tương đương trình độ sơ cấp.
B. Trình độ chuyên môn cao tương ứng với trình độ đại học.
C. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ trung cấp.
D. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ cao đẳng.
Câu 7: Nghề thợ điện có yêu cầu như thế nào về trình độ chuyên môn?
A. Trình độ chuyên môn cao tương ứng với trình độ đại học.
B. Trình độ chuyên môn nhất định tương đương trình độ sơ cấp.
C. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ cao đẳng.
D. Trình độ chuyên môn bậc trung tương ứng với trình độ trung cấp.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Đáp án nào dưới đây không phải là đối tượng lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Thiết bị, vật liệu, dụng cụ dùng cho lắp đặt mạng điện trong nhà.
B. Thiết bị đóng cắt và lấy điện trong gia đình.
C. Dụng cụ đo điện cơ bản.
D. Mạng điện được lắp đặt trong nhà.
Câu 2: Đáp án nào dưới đây không phải là đối tượng lao động của ngành nghề liên quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Nguồn điện một chiều và xoay chiều điện áp thấp.
B. Các loại đồ dùng điện.
C. Bản thiết kế sơ đồ lắp đặt mạng điện.
D. Dụng cụ đo điện cơ bản.
Câu 3: Nhiệm vụ nào dưới đây không phải là nhiệm vụ chủ yếu của kĩ thuật viên kĩ thuật điện liên quan quan tới lắp đặt mạng điện trong nhà?
A. Kiểm tra bản thiết kế, sơ đồ nối dây, thông số kĩ thuật để xác định trình tự và phương pháp hoạt động.
B. Lắp ráp, lắp đặt, thử nghiệm, hiệu chỉnh, sửa đổi và sửa chữa các thiết bị điện và lắp đặt để phù hợp với các quy định và yêu cầu an toàn.
C. Thiết kế và chuẩn bị kế hoạch chi tiết lắp đặt điện và mạch điện theo các thông số kĩ thuật đã cho.
D. Lập kế hoạch phương án lắp đặt, kiểm tra các cài đặt đã hoàn thành về an toàn và kiểm soát hoặc thực hiện vận hành ban đầu các thiết bị hoặc mạng điện mới.
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạng điện trong nhà kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án kì 2 Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong, bài giảng kì 2 môn Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong, tài liệu giảng dạy Công nghệ 9 Lắp đặt mạng điện trong