Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 kết nối tri thức (bản word)

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

1

   

Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

1

1

  

Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

1

1

  

Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

1

1

1

1

Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

1

1

1

 

Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

1

1

  

II. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp Việt Nam có các đặc điểm cơ bản nào?

A. Hiến pháp là đạo luật cơ bản.

B. Hiến pháp có quy trình làm, sửa đổi đặc biệt được quy định tại Hiến pháp.

C. Hiến pháp có hiệu lực pháp lí lâu dài, tương đối ổn định.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Khẳng định nào sau đây là không đúng với các quy định của Hiến pháp về chế độ chính trị?

A. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trên thế giới.

B. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ có quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

C. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam luôn giải quyết mọi vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế trong mối quan hệ với các nước

D. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau.

Câu 3. Những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng, được Nhà nước bảo vệ và đảm bảo theo Hiến pháp, pháp luật được gọi là gì?

A. Nghĩa vụ cơ bản của công dân.

B. Các quyền con người, quyền công dân.

C. Quyền cơ bản của công dân.

D. Việc thực hiện quyền công dân.

Câu 4. Việc đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh COVID-19 thể hiện Nhà nước ta đang thực hiện chính sách đảm bảo quyền của công dân trong lĩnh vực gì?

A. Xã hội.

B. Văn hóa.

C. Chính trị.

D. Kinh tế.

Câu 5.  Hiến pháp 2013 nội dung về kinh tế khẳng định nguồn tài nguyên đặc biệt quan trọng của nước ta là gì?

A. Sông, hồ.

B. Vùng trời.

C. Đất đai.

D. Biển đảo.

Câu 6. Vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

A. Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

B. Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

C. Giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm là chức năng và nhiệm vụ của cơ quan nào?

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Chủ tịch nước.

Câu 8. Vì sao Chính phủ và Uỷ ban nhân dân được gọi là cơ quan hành chính nhà nước?

A. Là cơ quan hành pháp.

B. Có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

C. Có nhiệm vụ thi hành các hoạt động của Nhà nước ở cấp trung ương và địa phương.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nướC. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Lờ đi và coi như không biết.

C. Báo với chính quyền địa phương.

D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.

Câu 10. Hệ thống chính trị Việt Nam có chung một mục đích là gì?

A. Đại diện cho quyền lợi của giai cấp thống trị.

B. Đại diện cho quyền lợi của giai cấp và dân tộc.

C. Đại diện cho quyền lợi của một tổ chức.

D. Đại diện cho quyền lợi của một giai cấp.

Câu 11. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính quy phạm.

Câu 12. Những vấn đề quan trọng nhất của đất nước được quyết định bởi tập thể theo chế độ tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên là nội dung thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 13. Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện sâu sắc nhất đặc điểm nào?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính đa nguyên chính trị.

Câu 14. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 15. Tính quyền lực về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện qua nội dung nào sau đây?

A. Phân chia quyền lực nhà nước cho các cơ quan nhà nước để thực hiện những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.

B. Các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải thực hiện các nhiệm vụ của cấp trên.

C. Các cơ quan, cá nhân ở cấp dưới bắt buộc phải phục tùng quyết định của cấp trên.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 16. Trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nguyên tắc nào là quan trọng nhất?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

C. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

D. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 17. Đâu là cơ quan thực hiện hành pháp của nước ta?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Chủ tịch nước.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 18. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

D. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 19. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

A. Tổ chức các kì họp công khai.

B. Tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.

C. Làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 20. Tòa án nhân dân được tổ chức ở cấp nào?

A. Được tổ chức ở bốn cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp xã.

B. Được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

C. Được tổ chức ở ba cấp: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

D. Được tổ chức ở hai cấp: Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện.

Câu 21. Nội dung nào thể hiện đặc điểm hoạt động thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân?

A. Khởi tố bị can.

B. Truy tố bị can ra trước Tòa án trên cơ sở kết quả điều tra vụ án và chứng minh được người phạm tội.

C. Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước phiên toà bằng cách công bố bản cáo trạng.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22. Từ ngày 1-10-2020 đến ngày 30-9-2021, các Tòa án của nước ta đã xét xử được nhiều vụ án hình sự, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình. Điều này thể hiện vai trò gì của Tòa án nhân dân?

A. Thực hiện quyền tư pháp để bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

B. Bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước.

C. Góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân là cơ quan nào?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân.

C. Hợp tác xã.

D. Hội phụ nữ.

Câu 24. Thường trực Hội đồng nhân dân có cơ cấu tổ chức gồm những ai?

A. Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.

B. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

C. Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.

D. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và các Uỷ viên.

II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định như thế nào về văn hóa, xã hội, giáo dục?

Câu 2 (2,0 điểm). Đọc tình huống sau và trả lời các câu hỏi:

Tình huống: P và T chơi thân với nhau. Khi đến nhà T chơi, P thấy điện thoại của T để trên bàn nên đã tự ý mở lên xem, đọc tin nhắn thì biết T với một bạn trong lớp đang yêu nhau nên P trêu chọc T. T tỏ thái độ không vui và có ý trách P, còn P cho rằng đã là bạn thân của nhau thì không nên giấu nhau bất cứ điều gì.

Câu hỏi:

a. Em có đồng tình với việc làm của P không? Vì sao?

b. Việc làm của P đã xâm phạm tới quyền gì của T?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay