Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức (Đề số 9)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức kì 2 đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – KẾT NỐI TRI THỨC

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14. Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về chế độ chính trị

1

   

Bài 16. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp

1

1

  

Bài 17. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường

1

1

  

Bài 18. Nội dung cơ bản của Hiến pháp về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19. Đặc điểm, cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chính trị Việt Nam

1

1

1

1

Bài 20. Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21. Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 22. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

1

1

1

 

Bài 23. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

1

1

  

 

 

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có bao nhiêu chương và bao nhiêu điều?

A. 11 chương, 120 điều.

B. 12 chương, 121 điều.

C. 13 chương, 122 điều.

D. 14 chương, 123 điều.

Câu 2. Nội dung "Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị" được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013 của nước ta?

A. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 11.

B. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 17.

C. Hiến pháp năm 2013, Điều 2, 11.

D. Hiến pháp năm 2013, Điều 1, 17.

Câu 3. Đâu là nội dung được Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người?

A. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử.

B. Mọi người đều có quyền sống.

C. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Nội dung nào thể hiện chủ thể thực hiện tốt nghĩa vụ cơ bản của công dân?

A. Anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

B. Là một cán bộ đoàn gương mẫu, anh N luôn nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

C. Vì không muốn xa bố mẹ, A đã bỏ vào Sài Gòn một thời gian khi có giấy trúng tuyển.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 5. Chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường được quy định ở đâu trong Hiến pháp 2013?

A. Chương I, Hiến pháp năm 2013.

B. Chương II, Hiến pháp năm 2013.

C. Chương III, Hiến pháp năm 2013.

D. Chương IV, Hiến pháp năm 2013.

Câu 6. Đâu là nội dung nói về khẩu hiệu trong kinh tế nước ta?

A. Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

B. Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm.

C. Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc giA.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 7. Cơ quan nào thành lập nên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao?

A. Chủ tịch nước.

B. Chính phủ.

C. Quốc hội.

D. Hội đồng nhân dân.

Câu 8. Chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội là gì?

A. Thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với các hoạt động của Nhà nước.

B. Thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

C. Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 10. Cơ quan, tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được gọi là gì?

A. Quốc hội.

B. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chính phủ.

Câu 11. Mọi hoạt động của các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước đều nhằm mục đích gì?

A. Phục vụ cho lợi ích của Quốc hội.

B. Phục vụ cho lợi ích của Chủ tịch nước.

C. Phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

D. Phục vụ cho lợi ích của Chính phủ.

Câu 12. Hệ thống chính trị Việt Nam thể hiện đặc điểm nào sâu sắc nhất?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính đa nguyên chính trị.

Câu 13. Hệ thống chính trị Việt Nam chỉ tồn tại một đảng chính trị duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện đặc điểm cơ bản nào của hệ thống chính trị Việt Nam?

A. Tính nhất nguyên chính trị.

B. Tính thống nhất.

C. Tính nhân dân.

D. Tính quy phạm.

Câu 14. Quyền lực nhà nước được phân chia thành quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và được giao cho các cơ quan tương ứng thực hiện một cách độc lập nhưng có sự phối hợp, kiểm soát, giám sát lẫn nhau thể hiện nguyên tắc nào của của tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 15. Sự phối kết hợp giữa các yếu tố dân chủ và tập trung thông qua các hình thức và chế độ như: bầu cử, bổ nhiệm kết hợp với phê chuẩn một số chức danh trong bộ máy thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 16. Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay mang tính pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực hiện quản lí mọi mặt của đời sống xã hội dưới sự lãnh đạo của ai?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. Chủ tịch nước.

Câu 17. Đâu là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 18. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về hình thức hoạt động của Quốc hội?

A. tổ chức các kì họp công khai.

B. tổ chức các kì họp bí mật trong nội bộ.

C. làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.

Câu 19. Chủ tịch nước có thể uỷ nhiệm cho ai thực hiện một số nhiệm vụ thay thế mình?

A. Quốc Hội.

B. Phó Chủ tịch nước.

C. Hội đồng nhân dân.

D. Chính phủ.

Câu 20. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Nguyên tắc tập trung dân chủ.

B. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan.

D. Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Câu 21. Nội dung nào dưới đây không thể hiện đặc điểm hoạt động của Tòa án nhân dân?

A. Tòa án nhân dân xét xử công khai.

B. Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

C. Tòa án nhân dân có thể xét xử kín khi cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc

D. Tòa án nhân dân xét xử theo ý kiến của nhân dân.

Câu 22. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam bao gồm những cơ quan nào sau đây?

A. Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

B. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

C. Viện kiểm sát quân sự.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 23. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân gọi là gì?

A. Hội đồng nhân dân.

B. Ủy ban nhân dân.

C. Hợp tác xã.

D. Hội phụ nữ.

Câu 24. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do ai bầu ra?

A. Quốc hội bầu ra.

B. cử tri ở địa phương bầu ra.

C. Chính phủ bầu ra.

D. Viện kiểm sát bầu ra.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Cơ quan hành chính nhà nước gồm những cơ quan nào? Hiến pháp quy định như thế nào về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan đó?

Câu 2 (2,0 điểm): Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Bạn Q thắc mắc tại sao nước ta cần mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới nhưng phải giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.

Em hãy giải thích cho bạn Q hiểu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay