Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 6 cánh diều (Đề số 10)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 học kì 2 môn Ngữ văn 6 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Chiều tối
Nắng bắt đầu rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần và như hoà lẫn với ánh sáng trắng nhợt cuối cùng.
Trong những bụi cây đã thấp thoáng những mảng tối. Màu tối lan dần dưới từng gốc cây, ngả dài trên thảm cỏ, rồi đổ lốm đốm trên lá cành, trên những vòm xanh rậm rạp.
Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật. Trong nhập nhoạng, thỉnh thoảng lại bật lên một mảng sáng mờ của ánh ngày vương
lại. Một vài tiếng dế gáy sớm, vẻ thăm dò, chờ đợi. Có đôi ánh đom đóm chấp chới, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc lại rơi xuống mặt cỏ không còn rõ hình cây lá nữa mà mịn màng hoà lẫn như một mặt nước lặng êm.
Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén bước ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.
(Theo Phạm Đức, Tiếng Việt 5, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Câu 1. Dòng nào dưới đây nêu đúng đặc điểm của nắng lúc chiều tối?
A. Nhạt, thỉnh thoảng lại bật lên.
B. Rút lên những chòm cây cao, rồi nhạt dần.
C. Đổ lốm đốm trên lá cành.
D. Trắng nhợt.
Câu 2. Theo em, nội dung chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả cảnh nắng nhạt của vườn cây lúc chiều tối.
B. Miêu tả hương thơm trong vườn cây lúc chiều tối.
C. Miêu tả âm thanh, hoạt động của các con vật khi chiều tối.
D. Miêu tả vẻ đẹp của cảnh vật trong vườn cây lúc chiều tối.
Câu 3. Trong các dòng sau, dòng nào chỉ gồm các từ láy gợi tả dáng điệu, động tác?
A. Rón rén, mịn màng.
B. Tung tăng, rậm rạp.
C. Rón rén, tung tăng.
D. Nhập nhoạng, lốm đốm.
Câu 4. Chủ ngữ của câu “Trong im ắng, hương vườn thơm thoảng bắt đầu rón rén buớc ra, và tung tăng trong ngọn gió nhẹ, nhảy lên cỏ, trườn theo những thân cành.” là:
A. Hương vườn.
B. Hương vườn thơm thoảng.
C. Trong im ắng, hương vườn.
D. Hương vườn thơm thoảng bắt đầu.
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu văn: “Bóng tối như bức màn mỏng, như thứ bụi xốp, mờ đen, phủ dần lên mọi vật.”?
A. So sánh.
B. Nhân hoá.
C. Điệp ngữ.
D. Không sử dụng biện pháp tu từ.
Câu 6. Từ “nhập nhoạng” có nghĩa là gì?
A. Lúc nhìn thấy rõ, lúc mờ mờ.
B. Tối hẳn, thỉnh thoảng lóe sáng.
C. Vẫn còn sáng nhờ nhờ, chưa tối hẳn.
D. Mờ mờ, thỉnh thoảng lóe sáng.
...........................................
Câu 9. Đoạn văn đã sử dụng những giác quan nào để miêu tả cảnh vật chiều tối? Hãy phân tích tác dụng của việc sử dụng các giác quan đó trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên.
...........................................
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm). Hiện nay, tình trạng xả rác bừa bãi ngày càng phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề này.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của nắng lúc chiều tối. - Nêu được nội dung chính của văn bản. - Nhận biết được các từ láy gợi tả dáng điệu, động tác. - Nhận biết được các từ đồng nghĩa với từ “im ắng” | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Xác định được chủ ngữ của câu văn. - Xác định được biện pháp tu từ sử dụng trong câu văn. - Hiểu nghĩa của từ “nhập nhoạng” | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Xác định được hình ảnh được sử dụng để miêu tả bóng tối trong đoạn văn. - Nêu được nhận xét về biện pháp tu từ tác giả sử dụng. Phân tích được tác dụng của chúng. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết văn bản nghị luận về một hiện tượng. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng. - Xác định được kiểu bài phân tích, về một hiện tượng (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những mặt tác động tích cực, tiêu cực của hiện tượng. - Phân tích cụ thể về tầm quan trọng của hiện tượng đó. - Đưa ra những giải pháp về hiện tượng đó. - Liệt kê những bài học nhận thức và hành động của bản thân về hiện tượng ấy. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. * Vận dụng cao: - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C1 |