Đề thi cuối kì 2 ngữ văn 6 cánh diều (Đề số 9)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Ngữ văn 6 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
(1) Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chịn quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.
(Mai Văn Tạo, Sầu riêng)
(2) Gió tây lướt thướt qua rừng, quyển hương thảo quả đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chín San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.
(Theo Ma Văn Kháng, Mùa thảo quả)
(3) Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
Câu 1. Loài hoa, quả nào khiến cho gió, cây cỏ, đất trời và con người đều thấm đẫm hương thơm?
A. Sầu riêng.
B. Bưởi.
C. Thảo quả.
D. Tràm.
Câu 2. Vì sao tác giả lại cho rằng hương vị của sầu riêng quyến rũ đến kì lạ?
A. Vì hương sầu riêng thơm ngào ngạt, xông vào cánh mũi.
B. Vì vị sầu riêng vừa ngọt vừa béo.
C. Vì mùi thơm của sầu riêng bay rất xa và đọng lại rất lâu.
D. Vì hương vị của sầu riêng là sự tổng hòa của nhiều hương vị đặc sắc khác nhau.
Câu 3. Khi miêu tả mùi hương, ba đoạn trích trên có điểm chung là gì?
A. Đều tả hương thơm của các loài hoa đang nở rộ.
B. Đều tả hương thơm đậm, lan tỏa trong không gian.
C. Đều tả hương thơm của các loại quả có vị ngọt.
D. Đều tả hương thơm chỉ có trong rừng phương Nam.
Câu 4. Các đoạn văn trên đều miêu tả về điều gì?
A. Cảnh đẹp thiên nhiên.
B. Mùi hương của các loại thực vật.
C. Cuộc sống của người dân địa phương.
D. Thời tiết ở các vùng miền.
Câu 5. Trong đoạn (1), tác giả đã so sánh hương thơm của sầu riêng với những gì?
A. Mít chín và cam quýt.
B. Mít chín và trứng gà.
C. Mít chín, bưởi, trứng gà và mật ong.
D. Bưởi và mật ong.
Câu 6. Trong đoạn (2), hương thảo quả được lan tỏa bởi yếu tố nào?
A. Nắng
B. Gió tây
C. Mưa
D. Sương
...........................................
Câu 9. Em hãy chỉ ra những từ ngữ miêu tả mùi hương trong cả ba đoạn văn trên.
...........................................
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Câu 1 (4.0 điểm). Nghiện trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh đang là một vấn đề cần được quan tâm. Em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thông tin | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng xã hội mà mình quan tâm | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được loài hoa, quả khiến cho gió, cây cỏ, đất trời và con người đều thấm đẫm hương thơm. - Nhận biết được lí do khiến tác giả khẳng định mùi hương của sầu riêng quyến rũ đến kì lạ. - Xác định được đặc điểm chung của mùi hương trong ba đoạn văn. - Nhận biết được từ ngữ dùng để miêu tả mùi hương. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Xác định được điều mà các tác giả miêu tả trong ba đoạn văn. - Xác định được hình ảnh tác giả dùng để so sánh với hương thơm của sầu riêng. - Nhận biết được yếu tố khiến hương thảo quả lan tỏa. - Chỉ ra được các từ ngữ dùng để miêu tả mùi hương trong ba đoạn trích. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Xác định được câu văn thể hiện sự lan tỏa mạnh mẽ của hương thảo quả. - Nêu được suy nghĩ, quan điểm về mùi hương dựa vào ba đoạn trích. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết văn bản nghị luận về một hiện tượng. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng. - Xác định được kiểu bài phân tích, về một hiện tượng (bàn luận mặt đúng sai của vấn đề, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những mặt tác động tích cực, tiêu cực của hiện tượng. - Phân tích cụ thể về tầm quan trọng của hiện tượng đó. - Đưa ra những giải pháp về hiện tượng đó. - Liệt kê những bài học nhận thức và hành động của bản thân về hiện tượng ấy. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. * Vận dụng cao: - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 | C1 |