Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 2 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 2 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn Tiếng Việt 2 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 2 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 2 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)
1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)
Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 9 đến chủ điểm 15, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.
2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)
NGƯỜI CON GÁI MIỀN ĐẤT ĐỎ
Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người. Dựa oai bọn Pháp, tên cai tổng Tòng ngang nhiên ức hiếp dân lành. Sáu rất căm giận chúng.
Được giác ngộ, Sáu tham gia công tác cách mạng và được giao làm trinh sát của Đội Công an Xung phong quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Sáu thường ra vào nội thành nắm tình hình giặc, làm cả nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho đồng đội ở chiến khu. Cô gái nhỏ dũng cảm, gan dạ không biết sợ đêm tối và thú dữ trong rừng.
Hai năm sau, trong một trận đánh, bằng ba quả lựu đạn, Sáu đã giết được một tên quan ba Pháp và làm bị thương 20 tên lính. Lần khác, Sáu đã ném lựu đạn phá cuộc họp của tên tỉnh trưởng Lê Thành Tường.
Năm 1950, Sáu được lệnh về Bà Rịa giết tên cai tổng Tòng. Sáng hôm ấy, chị đột nhập vào phòng làm việc của tên Tông, rút lựu đạn. Bỏng có tiếng kêu lớn: “Lựu đạn!”.
Tên Tòng hoảng hốt chui xuống gầm bàn. Một bàn tay to khoẻ túm chặt tay Sáu, bẻ quặt ra sau. Sáu bị giặc bắt, đưa về nhà tù Bà Rịa.
Sau trận đòn thù dã man, tên cai tù hội:
- Ai sai mày giết cai tổng Tòng? Mày liên lạc với ai?
Sáu hiên ngang nhìn tên cai tù, không thèm trả lời. Chiếc roi đuôi bò liên tục quất xuống thân hình gầy còm của Sáu nhưng không quật ngã được tinh thần bất khuất của chị. Bọn giặc đành chuyển Sáu về giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Thời gian sau, có một tên phản bội khai báo toàn bộ hoạt động của Võ Thị Sáu, vì vậy Sáu bị đưa ra toà xét xử với lời tuyên án tử hình. Ngay sau đó, chúng đày chị ra Côn Đảo.
Đêm 22-1-1952, tên cai ngục mở còng cho chị rồi dẫn chị đến phòng của chúa ngục Giác-ti. Tên chúa ngục dụ dỗ:
– Mày còn trẻ lắm, cuộc đời của mày còn dài. Hãy suy nghĩ kĩ đi!
Sáu dõng dạc:
– Tôi còn trẻ nhưng tôi sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ của tôi cho cách mạng, cho dân tộc.
Tên chúa ngục lồng lộn như thú dữ, lao vào đấm đá chị. Sau đó, giặc đưa chị ra bãi bắn ở nghĩa trang Hàng Dương. Không hè khiếp sợ, chị Sáu cất cao giọng hát bài “Tiến quân ca”.
Đến bãi bần thì trời vừa sáng. Đó là ngày 23-1-1952. Bọn giặc trói chị vào cột. Chị đưa mắt ngắm nhìn lần cuối cùng ánh ban mai đang rạng dần trên vòm trời xanh cao lồng lộng. Một tên lính rút trong túi ra tấm vải đen để bịt mắt chị. Chị nói to:
– Tao không sợ chết! Cứ để tao nhìn thấy viên đạn của chúng mày bắn vào ngực tao!
Rồi chị hô to:
– Việt Nam độc lập muôn năm!
Tám phát đạn đồng loạt nổ. Người con gái của vùng đất đỏ đã hi sinh anh dũng khi mới 19 tuổi xuân.
Theo Sưu tầm
Câu 1 (0,5 điểm). Võ Thị Sáu tham gia hoạt động cách mạng từ năm bao nhiêu tuổi?
A. 12 tuổi.
B. 14 tuổi.
C. 16 tuổi.
D. 18 tuổi.
Câu 2 (0,5 điểm). Trong trận đánh bằng lựu đạn, Võ Thị Sáu đã tiêu diệt được bao nhiêu tên giặc?
A. 1 tên quan ba Pháp, làm bị thương 20 tên lính.
B. 5 tên lính, làm bị thương 10 tên khác.
C. 10 tên lính, phá hủy một căn cứ giặc.
D. 3 tên sĩ quan, làm bị thương 30 tên khác.
Câu 3 (0,5 điểm). Hành động của Võ Thị Sáu khi bị bắt và tra tấn thể hiện điều gì?
A. Chỉ là sự bồng bột của tuổi trẻ.
B. Sự sợ hãi trước kẻ thù.
C. Mong muốn được sống, dù phải thỏa hiệp với giặc.
D. Tinh thần yêu nước, kiên trung, bất khuất.
Câu 4 (0,5 điểm). Hành động hát bài “Tiến quân ca” trước khi bị xử bắn của chị Sáu thể hiện điều gì?
A. Nỗi sợ hãi nhưng vẫn cố tỏ ra mạnh mẽ.
B. Niềm hy vọng vào sự tha thứ của giặc.
C. Lòng yêu nước, khí phách kiên cường trước kẻ thù.
D. Mong muốn gây sự chú ý của mọi người.
Câu 5 (0,5 điểm). Câu nói cuối cùng của Võ Thị Sáu “Tao không sợ chết! Cứ để tao nhìn thấy viên đạn của chúng mày bắn vào ngực tao!” thể hiện thái độ gì?
...........................................
Luyện từ và câu: (4,0 điểm)
Câu 7 (2,0 điểm). Đặt câu hỏi phù hợp để hỏi về phần in đậm trong các câu sau:
a) Bố em đang đọc báo trong phòng khách.
b) Chúng em đi học vào buổi sáng.
c) Mẹ mua cho em một chiếc cặp sách mới.
d) Cả lớp vỗ tay khen bạn Nam vì bạn viết chữ rất đẹp.
e) Chú công nhân đang quét dọn đường phố.
f) Gia đình em sẽ về quê vào dịp Tết.
g) Bà kể chuyện cổ tích cho em nghe trước khi đi ngủ.
h) Chị gái em làm việc ở bệnh viện.
i) Em thích đọc sách vào buổi tối.
k) Bạn Minh đá bóng rất giỏi.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Câu 8 (2,0 điểm) Chia các từ ngữ dưới đây thành hai nhóm: Bạn bè; Đồ dùng học tập
sách vở, sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, bạn học, bạn cùng lớp, bạn thân, bảng con, phấn viết, bút chì, bút mực, bút bi, thước kẻ, tình bạn, kết bạn.
...........................................
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm): Chính tả nghe – viết: GV cho HS viết một đoạn trong bài “Bóp nát quả cam” (SGK TV2, Cánh diều – trang 131) Từ “Quốc Toản tạ ơn vua” cho đến “đã nát từ bao giờ”.
Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết bài văn giới thiệu bác bảo vệ hay cô lao công trường em mà em yêu quý.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – CÁNH DIỀU
STT | Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Thông hiểu | Mức 3 Vận dụng | Tổng | |||||||
TN | TL | HT khác | TN | TL | HT khác | TN | TL | TN | TL | HT khác | |||
1 | Đọc thành tiếng | 1 câu: 3 điểm | |||||||||||
2 | Đọc hiểu + Luyện từ và câu | Số câu | 2 | 0 | 0 | 3 | 1 | 0 | 1 | 1 | 6 | 2 | 0 |
Câu số | 1,2,3 | 0 | 0 | 4,5 | 7 | 0 | 6 | 8 | C1,2,3,4,5,6 | C7,8 | 0 | ||
Số điểm | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 2 | 0 | 0,5 | 2 | 3 | 4 | 0 | ||
Tổng | Số câu: 8 Số điểm: 7 | ||||||||||||
3 | Viết | Số câu | 0 | 1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 1 | 0 | 2 | 0 |
Câu số | 0 | 9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 10 | 0 | C9,10 | 0 | ||
Số điểm | 0 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 8 | 0 | 0 | |||
Tổng | Số câu: 2 Số điểm: 10 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: TIẾNG VIỆT 2 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. PHẦN TIẾNG VIỆT | ||||||
Từ Câu 1 – Câu 6 | 6 | |||||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Nhận biết được tình tiết, diễn biến câu chuyện. - Nắm được phẩm chất của anh hùng Võ Thị Sáu. | 3 | C1,2,3 | ||
Thông hiểu | - Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài. | 2 | C4,5 | |||
Vận dụng | - Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm. | 1 | C6 | |||
Câu 7– Câu 8 | 2 | |||||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Đặt câu theo yêu cầu đề bài. | 1 | C7 | ||
Kết nối | - Phân loại từ theo yêu cầu đề bài. | 1 | C8 | |||
B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 9-10 | 2 | |||||
3. Luyện viết chính tả và viết bài văn | Vận dụng | Chính tả nghe và viết | 1 | C9 | ||
- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) - Giới thiệu về người đó. - Nêu được ngoại hình, tính cách của người đó. - Nêu được những phẩm chất, hành động của người đó. - Nêu được suy nghĩ và cảm nhận của em về người đó. - Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. - Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 | C10 |