Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 6 cánh diều (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 cánh diều Giữa kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 cánh diều này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách cánh diều
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Đánh thức trầu
Đã ngủ rồi hả trầu?
Tao đã đi ngủ đâu
Mà trầu mày đã ngủ
Bà tao vừa đến đó
Muốn có mấy lá trầu
Tao không phải ai đâu
Đánh thức mày để hái
Trầu ơi hãy tỉnh lại
Mở mắt xanh ra nào
Lá nào muốn cho tao
Thì mày chìa ra nhé
Tay tao hái rất nhẹ
Không làm mày đau đâu
Đã dậy chưa hả trầu?
Tao hái vài lá nhé
Cho bà và cho mẹ
Đừng lụi đi trầu ơi!
1966
(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời, NXB Văn hóa dân tộc, 1999)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên là gì?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 2. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ tự do.
C. Thơ 7 chữ.
D. Thơ 5 chữ.
Câu 3. Nhân vật “tao” trong bài thơ đang nói chuyện với ai?
A. Bà.
B. Mẹ.
C. Cây trầu.
D. Người hàng xóm.
Câu 4. Vì sao nhân vật “tao” lại đánh thức cây trầu?
A. Vì muốn hái trầu.
B. Vì muốn ngắm trầu.
C. Vì trầu đang ngủ quên.
D. Vì trầu bị sâu bệnh.
Câu 5. Ai là người muốn có lá trầu trong bài thơ?
A. Nhân vật “tao”.
B. Bà của nhân vật “tao”.
C. Mẹ của nhân vật “tao”.
D. Cả bà và mẹ của nhân vật “tao”.
Câu 6. Nhân vật “tao” hứa sẽ hái trầu như thế nào?
A. Hái thật nhanh.
B. Hái thật mạnh.
C. Hái rất nhẹ.
D. Hái tất cả các lá.
Câu 7.
...........................................
Câu 8. Bài thơ được sáng tác vào năm nào?
A. Năm 1956.
B. Năm 1966.
C. Năm 1976.
D. Năm 1986.
Câu 9.
...........................................
Câu 10. Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua bài thơ?
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về một bài thơ đã học.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thơ | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được phương thức biểu đạt của bài thơ. - Nhận biết được thể thơ của văn bản. - Nhận biết được nhận vật “tao” trong bài thơ đang nói chuyện với ai. - Nhận biết được tình cảm của nhân vật “tao” với cây trầu. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Nhận biết được lí do nhân vật “tao” đánh thức cây trầu. - Nhận biết được người muốn có lá trầu trong bài thơ. - Nhận biết được hành động của nhân vật “tao” khi hái trầu. - Xác định được biện pháp tu từ trong bài thơ và nêu tác dụng của nó. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Nhận biết được năm sáng tác của bài thơ. - Nêu được nhận xét về tâm hồn của nhà thơ thông qua văn bản. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ (Mở bài, thân bài, kết bài) - Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc. - Giới thiệu bài thơ. *Thông hiểu - Trình bày được cảm xúc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Làm rõ được ý giá trị của bài thơ qua những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp tu từ. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết câu trong câu ghép, phương thức biểu đạt để làm rõ giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. * Vận dụng cao: - Viết được bài văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một thơ đã học. Nêu được suy nghĩ, cảm xúc của bản thân đối với bài thơ. - Cách thể hiện mới mẻ, sáng tạo, giàu cảm xúc. Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng. - Khẳng định được ý nghĩa của bài thơ với bản thân. | 1 | 0 |