Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 6 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung.
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng.
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời.
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương.
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau.
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi.”
(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn, Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc, NXB Hội nhà văn, 2006)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
A. Lục bát.
B. Song thất lục bát.
C. Tự do.
D. Ngũ ngôn.
Câu 2: Tìm từ láy trong hai câu thơ sau:
“Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời”
A. Đường đời.
B. Thênh thang.
C. Trắng trời.
D. Đường đời, thênh thang.
Câu 3: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung”
A. Nhân hóa.
B. Hoán dụ.
C. Ẩn dụ.
D. So sánh.
Câu 4: Chủ đề của đoạn thơ trên là?
A. Tình bạn bè.
B. Tình thầy trò.
C. Tình mẹ con.
D. Tình cha con.
Câu 5: Người con trong đoạn thơ thể hiện tình cảm gì với mẹ?
A. Yêu thương, kính trọng, biết ơn mẹ.
B. Yêu thương, kính trọng mẹ.
C. Biết ơn, kính trọng mẹ.
D. Yêu thương, biết ơn mẹ.
Câu 6: Thành ngữ “buộc bụng thắt lưng” diễn tả điều gì về người mẹ?
A. Sự khó khăn của mẹ trong cuộc sống.
B. Sự mệt mỏi của mẹ trong cuộc sống.
C. Sự buồn bã của người mẹ trong cuộc sống.
D. Sự tiết kiệm, chắt chiu của mẹ trong hoàn cảnh nghèo khó.
Câu 7: Chi tiết nào trong bài thơ thể hiện sự hy sinh của mẹ dành cho con?
...........................................
Câu 8: Chỉ ra tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thơ: “Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng”?
...........................................
Câu 9: Qua bài thơ, em hiểu như thế nào về sự hi sinh của người mẹ đối với gia đình?
Câu 10: Sau khi đọc bài thơ, em sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với mẹ? (Trình bày khoảng 3 – 5 dòng).
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn trình bày ý kiến của em về việc bảo vệ cây xanh ở trường học và nơi em sinh sống.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản thơ | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà mình quan tâm | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ của đoạn thơ. - Nhận biết được từ láy có trong hai câu thơ. - Xác định được biện pháp tu từ trong hai câu thơ. - Nhận biết được chi tiết thể hiện sự hi sinh của người mẹ dành cho con. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Xác định được chủ đề của bài thơ. - Nhận biết được tình cảm của người con dành cho mẹ. - Nắm được ý nghĩa của thành ngữ “buộc bụng thắt lưng”. - Nhận biết được sự hi sinh của người mẹ với gia đình qua bài thơ. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Nêu được tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thơ. - Nêu được những hành đồng thể hiện lòng hiếu thảo với mẹ. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết văn bản nghị luận về một hiện tượng (vấn đề). *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một hiện tượng (vấn đề). - Xác định được kiểu bài phân tích, về một hiện tượng, vấn đề (thực trạng, mặt tích cực, giải pháp, liên hệ thực tế). - Giới thiệu vấn đề. *Thông hiểu - Những mặt tác động tích cực, tiêu cực của hiện tượng. - Phân tích cụ thể về tầm quan trọng của vấn đề đó. - Đưa ra những giải pháp về vấn đề đó. - Liệt kê những bài học nhận thức và hành động của bản thân về hiện tượng ấy. * Vận dụng - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu các phép liên kết câu trong câu ghép, các phương thức biểu đạt các thao tác lập luận để phân tích bàn luận về vấn đề. * Vận dụng cao: - Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan tâm nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình. - Mở rộng vấn đề. | 1 | 0 |