Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 6 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Xương Rồng và Cúc Biển
Xương Rồng sống ở bãi cát ven biển đã lâu mà chẳng được ai để ý đến. Bông Cúc Biển thấy lão sống lặng lẽ quá nên xin đến ở chung. Lão hơi khó chịu nhưng vẫn đồng ý. Một hôm, đàn bướm nọ bay ngang qua, kêu lớn:
- Ôi, bác Xương Rồng nở hoa đẹp quá!
Xương Rồng hồi hộp chờ Cúc Biển lên tiếng nhưng nó chỉ im lặng, mỉm cười. Nhiều lần được khen, lão vui vẻ ra mặt.
Thời gian trôi qua, hết Xuân đến Hè, hoa Cúc Biển tàn úa. Vài chú ong nhìn thấy liền cảm thán:
- Thế là đến thời hoa Xương Rồng tàn héo!
Nghe mọi người chê, Xương Rồng liền gân cổ cãi:
- Ta chẳng bao giờ tàn héo cả. Những bông hoa kia là của Cúc Biển đấy!
Cúc Biển chẳng nói gì nhưng không cười nữa. Đợi chị gió bay qua, nó xin chị mang mình theo đến vùng đất khác.
Mùa Xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước.
(Trích từ tập sách Giọt sương chạy trốn của Lê Luynh, NXB Kim Đồng 2020)
Câu 1: Câu chuyện “Xương Rồng và Cúc Biển” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.
Câu 2: Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật Xương Rồng.
B. Lời của Cúc Biển.
C. Lời của người kể chuyện.
D. Lời của Xương Rồng và Cúc Biển
Câu 3: Xương Rồng sống ở đâu?
A. Trong rừng sâu.
B. Trên núi cao.
C. Bãi cát ven biển.
D. Trong vườn hoa.
Câu 4: Vì sao Cúc Biển lại đến sống cùng Xương Rồng?
A. Vì thấy Xương Rồng cô đơn.
B. Vì muốn khoe sắc đẹp.
C. Vì muốn tìm nơi trú ẩn.
D. Vì muốn kết bạn.
Câu 5: Khi đàn bướm khen hoa Xương Rồng, Xương Rồng đã có thái độ như thế nào?
A. Khiêm tốn, nhường nhịn.
B. Vui vẻ, tự hào.
C. Thờ ơ, không quan tâm.
D. Bực tức, khó chịu.
Câu 6: Vì sao Cúc Biển lại rời đi?
A. Vì không thích sống cùng Xương Rồng.
B. Vì bị Xương Rồng đuổi.
C. Vì buồn khi thấy Xương Rồng không nhận ra giá trị của mình.
D. Vì muốn tìm vùng đất mới.
Câu 7: Nêu tên biện pháp tu từ sử dụng trong câu sau: “Mùa Xuân đến, bướm ong lại bay qua nhưng chẳng ai còn để ý đến Xương Rồng nữa. Lão tiếp tục sống những ngày tháng cô độc như trước.”
A. Hoán dụ.
B. Nhân hóa.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ.
...........................................
Câu 9: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện “Xương Rồng và Cúc Biển.
...........................................
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời một nhân vật.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GiỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản truyện đồng thoại | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn kể lại một truyện cổ tích/ truyền thuyết bằng lời một nhân vật | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể loại của câu chuyện. - Nhận biết được nhân vật thuật lại câu chuyện đó. - Nhận biết được nơi sống của Xương Rồng. - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Xác định được lí do Cúc Biển đến sống cùng Xương Rồng. - Nhận biết được thái độ của Xương Rồng khi đàn bướm khen hoa Xương Rồng. - Xác định được lí do Cúc Biển rời đi. - Rút ra được bài học tâm đắc qua câu chuyện. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Nắm được ý nghĩa câu nói của Xương Rồng. - Nêu được ý kiến về cử chỉ, hành động của Xương Rồng trong câu chuyện. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích/ truyền thuyết. *Nhận biết - Nhận diện được yêu cầu kể chuyện bằng lời của một nhân vật (ngôi thứ nhất). - Xác định được câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết cần kể. - Chọn đúng nhân vật để kể chuyện (nhân vật trong truyện). *Thông hiểu - Hiểu được đặc điểm tính cách, vị trí, vai trò của nhân vật kể chuyện trong câu chuyện gốc. - Nắm vững các tình tiết, sự kiện quan trọng của câu chuyện. - Hiểu được mối quan hệ giữa nhân vật kể chuyện và các nhân vật khác. * Vận dụng - Vận dụng các thao tác lập luận để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. - Vận dụng kỹ năng viết câu, liên kết câu, liên kết đoạn văn. - Tạo được chi tiết, tình tiết mới phù hợp với góc nhìn của nhân vật kể. * Vận dụng cao: - Thể hiện được góc nhìn độc đáo, mới mẻ của nhân vật về các sự kiện trong truyện. - Khám phá được những ý nghĩa, triết lý sâu xa của câu chuyện qua góc nhìn của nhân vật. | 1 | 0 |