Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 6 kết nối tri thức (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Câu chuyện về chim én và dế mèn
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con Chim Én thấy tội nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, đất trời gợi cảm, cỏ hoa vui tươi.
Dế Mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man Mèn ta chợt nghĩ bụng: “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?”. Nghĩ là làm. Nó bèn há mồm ra và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc lá lìa cành.
(Theo Đoàn Công Huy trong mục “Trò chuyện đầu tuần” của báo Hoa học trò)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.
B. Truyền thuyết.
C. Truyện đồng thoại.
D. Truyện ngụ ngôn.
Câu 2. Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên?
A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người.
B. Nhân vật là loài vật, sự vật có liên quan đến lịch sử.
C. Nhân vật là loài vật, sự vật có những đặc điểm kì lạ.
D. Nhân vật là loài vật, sự vật gắn bó thân thiết với con người như bạn.
Câu 3. Chi tiết nào thể hiện Dế Mèn là một người ích kỷ?
A. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang.
B. Dế Mèn say sưa ngắm cảnh.
C. Dế Mèn nghĩ muốn quăng gánh nợ để chơi một mình.
D. Dế Mèn được chim én giúp bay lên trời.
Câu 4. Em hiểu nghĩa của từ “sáng kiến” trong đoạn “Nhưng sáng kiến của Chim Én rất giản dị: hai Chim Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô. Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên” là gì?
A. Sáng kiến là ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn
B. Sáng kiến là ý tưởng đã có sẵn rồi bổ sung thêm.
C.Sáng kiến là sao chép ý tưởng của người khác một cách có chọn lọc.
D. Sáng kiến là tổng hợp các ý kiến chung của nhiều người.
Câu 5. Từ nào dưới đây không phải là từ láy?
A Lìa cành.
B. Nồng nàn.
C. Miên man.
D. Say sưa.
Câu 6. Tại sao Dế Mèn lại cho rằng “Ơ hay, việc gì ta phải gánh hai con én này trên vai cho mệt nhỉ”?
A. Vì Dế Mèn nghĩ rằng mình đang giúp hai con én bay lượn trên bầu trời
B. Vì Dế Mèn nghĩ rằng hai con én đâu có nhờ mình.
C. Vì Dế Mèn nghĩ rằng hai con én đâu phải là người thân yêu của mình.
D. Vì Dế Mèn nghĩ rằng việc làm ấy chẳng mang lại lợi ích gì cho mình cả.
...........................................
Câu 9. Từ nội dung câu chuyện trên, hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất?
...........................................
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của mình.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Văn bản truyện đồng thoại | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích bằng lời văn của mình | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể loại và các yếu tố của thể loại. - Nhận biết được chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. - Nhận biết được chi tiết thể hiện Dế Mèn là một người ích kỉ. - Nhận biết được chủ đề của văn bản. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản. - Nhận biết được: từ ghép và từ láy. - Nhận biết được ý nghĩa của từ ngữ trong câu văn. - Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử gợi ra từ văn bản. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Nhận biết được các biện pháp tu từ. - Trình bày được quan điểm của bản thân về lòng tốt dành cho bạn bè. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết bài văn kể lại câu chuyện cổ tích yêu thích bằng lời của mình. *Nhận biết - Nhận diện được yêu cầu kể chuyện bằng lời của của mình (ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba) - Xác định được câu chuyện cổ tích cần kể. *Thông hiểu - Nắm vững các tình tiết, sự kiện quan trọng của câu chuyện. - Hiểu rõ ý nghĩa, thông điệp của câu chuyện cổ tích đó. - Nắm được tính cách, đặc điểm nổi bật của các nhân vật trong câu chuyện. * Vận dụng - Vận dụng các thao tác lập luận để bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật. - Vận dụng kỹ năng viết câu, liên kết câu, liên kết đoạn văn. - Tạo được chi tiết, tình tiết mới phù hợp với góc nhìn của nhân vật kể/ người kể chuyện. * Vận dụng cao: - Thể hiện được góc nhìn độc đáo, mới mẻ của nhân vật/ người kể chuyện về các sự kiện trong truyện. - Khám phá được những ý nghĩa, triết lý sâu xa của câu chuyện qua góc nhìn của nhân vật/ người kể chuyện. | 1 | 0 |