Đề thi giữa kì 2 ngữ văn 6 kết nối tri thức (Đề số 7)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Ngữ văn 6 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 kết nối này bao gồm: đọc hiểu, viết, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
SỞ GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT: ………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
Câu 1. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào?
A. Thơ lục bát.
B. Thơ bảy chữ.
C. Thơ tự do.
D. Thơ tám chữ.
Câu 2. Nhận định nào đúng về thơ lục bát?
A. Có một câu sáu chữ một câu tám chữ.
B. Các câu 6 chữ và câu 8 chữ đan xen nhau.
C. Bài thơ lục bát chỉ có 4 câu.
D. Hai câu thơ đầu 6 chữ, hai câu thơ sau 8 chữ.
Câu 3. Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
A. Tình cảm gia đình.
B. Tình cảm anh em.
C. Tình cảm của con cháu với ông bà.
D. Tình cảm của cha mẹ với con cái.
Câu 4. Bài ca dao so sánh công lao của cha với hình ảnh nào?
A. Biển cả mênh mông.
B. Núi Thái Sơn hùng vĩ.
C. Dòng sông dài bất tận.
D. Cánh đồng lúa bao la.
...........................................
Câu 7. Theo quan niệm của người xưa, “đạo con” được thể hiện qua hành động nào?
A. Đi học thật giỏi để có tương lai tốt đẹp.
B. Luôn quan tâm và chăm sóc cha mẹ khi về già.
C. Thờ kính cha mẹ và sống trọn chữ hiếu.
D. Mua thật nhiều quà để tặng cha mẹ.
Câu 8. Giá trị nào được đề cao trong bài ca dao?
A. Giá trị của sự thành công và giàu có.
B. Giá trị của tình cảm gia đình và lòng hiếu thảo.
C. Giá trị của sự thông minh và tài năng.
D. Giá trị của sự tự do và độc lập.
...........................................
Câu 10. Hãy nêu ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người? (Trình bày khoảng 3 - 5 dòng).
B. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng đáng quý nhất trong cuộc đời mỗi con người. Hãy viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân trong gia đình.
BÀI LÀM
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GUỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
TT | Kĩ năng | Nội dung/ đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1 | Đọc hiểu | Ca dao | 4 | 0 | 4 | 0 | 0 | 2 | 0 | 0 | 60 |
2 | Viết | Viết bài văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ với người thân | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 40 |
Tổng | 20 | 5 | 20 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 25% | 35% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
TRƯỜNG THCS .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: NGỮ VĂN 6 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | |||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | ||||
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN | 2 | 0 | |||||
Nhận biết | - Nhận biết được thể thơ của bài ca dao. - Nhận biết được đặc trưng của thể thơ lục bát. - Nhận biết được nội dung của bài ca dao. - Hiểu ý nghĩa của từ “đạo con” theo quan điểm người xưa. | 4 | 0 | C1,C2,C3,C7 | |||
Thông hiểu | - Xác định được hình ảnh so sánh trong bài ca dao. - Nhận biết được ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh “nước trong nguồn chảy ra”. - Hiểu ý nghĩa của cụm từ “chữ hiếu” - Nhận biết được biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ và tác dụng của nó. | 4 | 0 | C4,C5,C6,C9 | |||
Vận dụng | - Xác định được giá trị đạo đức được đề cao trong bài ca dao là gì. - Nêu được quan điểm của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người. | 2 | 0 | C8,C10 | |||
VIẾT | 1 | 0 | |||||
Viết bài văn kể lại trải nghiệm đáng nhớ với người thân. *Nhận biết - Xác định được cấu trúc bài văn kể lại trải nghiệm (có mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng) - Nhận diện được đề bài thuộc kiểu bài tự sự, có yếu tố miêu tả và biểu cảm - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. *Thông hiểu - Trình bày được diễn biến của câu chuyện trải nghiệm với người thân theo trình tự thời gian. - Miêu tả được không gian, thời gian, hoàn cảnh xảy ra sự việc. - Thể hiện được tâm trạng, cảm xúc của bản thân và người thân. - Nêu được ý nghĩa, bài học từ trải nghiệm đáng nhớ đó. * Vận dụng - Vận dụng các kỹ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết câu phù hợp với văn tự sự. - Sử dụng đúng phương thức biểu đạt tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. * Vận dụng cao: - Kể được trải nghiệm thực sự ý nghĩa, cảm động, thể hiện tình cảm gia đình sâu sắc. - Sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, biểu cảm. - Liên hệ, mở rộng từ trải nghiệm cá nhân đến giá trị của tình cảm gia đình. | 1 | 0 |