Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1

Bộ đề thi thử môn Địa lí THPTQG năm học 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh sẽ giúp thầy cô ôn tập kiến thức, luyện tập các dạng bài tập cho học sinh để chuẩn bị kiến thức tốt cho kì thi quan trọng sắp tới. Đề thi với dạng câu hỏi quen thuộc, bám sát theo cấu trúc đề minh họa của Bộ GD&ĐT. Dưới đây là đề thi thử mới, mời thầy cô và các em tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem tài liệu

Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1
Đề thi thử Địa lí tốt nghiệp THPTQG 2023 THPT Thuận Thành Băc Ninh lần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI THỬ

(Đề thi có 07 trang)

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI

Môn thi thành phần: ĐỊA LÝ

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ, tên thí sinh: ……………………………………………….

Số báo danh: …………………………………………………..

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên địa hình đồi trung du ở nước ta là:

  1. tác động chia cắt của dòng chảy đối với các bậc thềm phù sa cô.
  2. tác động của sóng biển, của thủy triều và các hoạt động kiến tạo.
  3. vận động nâng lên và hạ xuống của địa hình trong Tân kiến tạo.
  4. hiện tượng uốn nếp trên nền badan diễn ra trong thời gian dài.

Câu 2. Địa hình nước ta nhiều đồi núi song chủ yếu là đồi núi thấp, nguyên nhân chủ yếu do:

  1. thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa, quá trình phong hóa mạnh.
  2. chịu các tác động mạnh từ các hoạt động của con người.
  3. tác động mạnh của ngoại lực, nội lực yếu.
  4. lịch sử hình thành trải qua nhiều giai đoạn.

Câu 3. So với đồng bằng ven biển, đất ở các đồng bằng châu thổ màu mỡ hơn chủ yếu do:

  1. tổng lượng mưa lớn.
  2. nguồn gốc hình thành.
  3. diện tích đồng bằng.
  4. thời gian bồi đắp.

Câu 4. Gió phơn Tây Nam hoạt động mạnh ở nước ta vào thời gian:

  1. giữa và cuối mùa hạ.
  2. nửa cuối mùa đông.
  3. nửa đầu mùa hạ.
  4. nửa đầu mùa đông.

Câu 5. Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất:

  1. ôn đới gió mùa.
  2. cận nhiệt đới gió mùa.
  3. cận xích đạo gió mùa.
  4. nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 6. Nước ta nằm ở:

  1. trung tâm của bản đảo Đông Dương.
  2. khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa.
  3. vùng không có các thiên tai bão, lũ.
  4. trong vùng cận nhiệt đới bán cầu Bắc.

Câu 7. Yếu tố nào sau đây làm cho ảnh hưởng Biển Đông đến khí hậu của nước ta sâu sắc hơn?

  1. Lãnh thổ hẹp ngang, cấu trúc địa hình theo hướng tây bắc - đông nam.
  2. Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ, đồng bằng mở rộng.
  3. Đồi núi chiếm phần lớn diện tích, núi cao lan ra sát biển.
  4. Nhiều rừng ngập mặn và đồng bằng ven biển thấp, nhỏ, hẹp ngang.

Câu 8. Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật nào sau đây?

  1. Xích đạo.
  2. Cận nhiệt đới.
  3. Ôn đới.
  4. Nhiệt đới.

Câu 9. Dải đồng bằng ven biển Trung Bộ nhỏ hẹp và ít có khả năng mở rộng chủ yếu do:

  1. núi ăn lan sát biển, phần lớn sông nhỏ ít phù sa, thềm lục địa thu hẹp.
  2. có nhiều lần biển tiến và biến thoái, địa hình có sự phân hóa phức tạp.
  3. các nhánh núi lan sát ra biển chia cắt đồng bằng, sông ngòi ngắn dốc.
  4. thềm lục địa thu hẹp, các dòng biển ven bờ tác động lên các khối núi.

Câu 10. Địa hình nước ta không có đặc điểm chung nào sau đây?

  1. Địa hình đồng bằng chiếm ưu thế.
  2. Địa hình chịu tác động của con người.
  3. Cấu trúc của địa hình khá đa dạng.
  4. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

Câu 11. Đặc điểm địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ ảnh hưởng trực tiếp đến:

  1. khí hậu, sông ngòi.
  2. đất đai, sinh vật.
  3. sông ngòi, sinh vật.
  4. sinh vật, khoáng sản.

Câu 12. Nguyên nhân chính nào sau đây làm cho địa hình xâm thực phát triển mạnh ở miền núi nước ta?

  1. Có nhiều loại đá mẹ có tính chất mềm.
  2. Do địa hình cao, mất lớp phủ thực vật.
  3. Có nhiều lưu vực sông suối.
  4. Mưa nhiều, tập trung, trên địa hình dốc.

Câu 13. Nam Bộ có mưa nhiều vào mùa hạ chủ yếu do tác động của:

  1. gió mùa Tây Nam, Tín phong bán cầu Bắc, bão, dải hội tụ, áp thấp nhiệt đới.
  2. gió tây nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến, Tín phong bán cầu Bắc và dải hội tụ.
  3. gió mùa Tây Nam, dải hội tụ nhiệt đới, gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương đến.
  4. bão, dải hội tụ và áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam và gió phơn Tây Nam.

Câu 14. Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc là do:

  1. có các đồng bằng rộng, đôi núi dốc.
  2. lượng mưa lớn, có các đồng bằng rộng.
  3. đồi núi đốc, mất lớp phủ thực vật.
  4. địa hình nhiều đồi núi, lượng mưa lớn.

Câu 15. Trung Bộ có mưa lớn vào tháng IX là do tác động kết hợp của:

  1. dài hội tụ nhiệt đới và hoạt động của frông.
  2. Tín phong bán cầu Bắc và gió mùa Đông Bắc.
  3. Tín phong bán cầu Nam và dải hội tụ nhiệt đới.
  4. Gió mùa Tây Nam từ vịnh Bengan và bão.

Câu 16. Sự đa dạng của tài nguyên đất ở nước ta là do kết quả của tác động tông hợp của nhân tố:

  1. đá mẹ, địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật và con người.
  2. nhiệt độ, sông ngòi, lớp phủ thực vật, sự tác động của con người.
  3. phân hóa mưa, sự tác động của con người, nhân tố địa hình.
  4. địa hình, chế độ mưa theo mùa, sinh vật và các con sông lớn.

Câu 17. Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng của nước ta là:

  1. khai thác hợp lí.
  2. dự báo động đất.
  3. chống bão.
  4. làm thủy điện.

Câu 18. Thiên nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

  1. Có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, bờ biển khúc khuỷu.
  2. Địa hình có các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên badan.
  3. Khí hậu cận xích đạo gió mùa với nền nhiệt độ cao quanh năm.
  4. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, mùa đông lạnh nhất nước ta.

Câu 19. Cây họ Dầu và các loài thú lớn chiếm chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Nam chủ yếu do:

  1. đất đỏ ba đan và đất phù sa màu mỡ.
  2. khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm.
  3. nguồn nước dồi dào, thức ăn phong phú.
  4. vị trí đón các luồng di cư của sinh vật.

Câu 20. Vào mùa đông, chế độ nhiệt của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta khác nhau chủ yếu do:

  1. Biển Đông, gió mùa, dải hội tụ nhiệt đới.
  2. vị trí địa lí, gió mùa Đông Bắc, gió hướng tây nam.
  3. gió mùa Đông Bắc, địa hình, đãi hội tụ nhiệt đới.
  4. đặc điểm lãnh thổ, gió hướng đông bắc, địa hình.

Câu 21. Diễn biến của bão ở nước ta thường:

  1. hoạt động trong suốt năm.
  2. nhiều nhất vào tháng IX.
  3. chậm dần từ Nam ra Bắc.
  4. từ tháng IV đến tháng X.

Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết cao nguyên nào sau đây có độ cao lớn nhất?

  1. Di Linh.
  2. Đắk Lắk.
  3. Lâm Viên.
  4. Pleiku.

Câu 23. Biện pháp có ý nghĩa hàng đầu để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là:

  1. xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia.
  2. duy trì, phát triển diện tích và chất lượng rừng.
  3. thực hiện các dự án trồng rừng theo kế hoạch.
  4. giao đất, giao rừng, ngăn chặn du canh du cư.

Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết địa điểm nào có nhiệt độ trung binh năm cao nhất trong các địa điểm sau đây?

  1. Móng Cái.
  2. Lũng Cú.
  3. Huế.
  4. A Pa Chải.

Câu 25. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 12, cho biết vườn quốc gia nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Hồng?

  1. Tràm Chim.
  2. Vũ Quang.
  3. Cát Bà.
  4. Hoàng Liên Sơn.

Câu 26. Cho bảng số liệu

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM CỦA NƯỚC TA

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I

Nhiệt độ trung bình tháng VII

Nhiệt độ trung bình tháng năm

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

Thành phố Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây không đúng về nhiệt độ trung bình tại một sô địa điểm của nước ta?

  1. Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam.
  2. Nhiệt độ trung bình tháng VII thay đổi theo quy luật địa đới.
  3. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và VII giảm dẫn từ Bắc vào Nam.
  4. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm đều đạt tiêu chuẩn nhiệt đới.

Câu 27. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng nào sau đây thuộc vùng khí hậu Bắc Trung Bộ?

  1. Sa Pa.
  2. Nha Trang.
  3. Lạng Sơn.
  4. Đồng Hới.

Câu 28. Dân số nước ta đông không tạo thuận lợi nào sau đây?

  1. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  2. Trình độ đào tạo được nâng cao.
  3. Nguồn lao động dồi dào.
  4. Thu hút nhiều vốn đầu tư.

Câu 29. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết nơi nào sau đây có than đá?

  1. Nông Sơn.
  2. Khe Hoa.
  3. Hưng Nhượng.
  4. Bồng Miêu.

Câu 30. Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên diện rộng chủ yếu hiện nay ở nước ta là do:

  1. hóa chất dư thừa từ nông nghiệp.
  2. chất thải của hoạt động du lịch.
  3. chất thải sinh hoạt từ khu dân cư.
  4. chất thải công nghiệp và đô thị.

Câu 31. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, cho biết đất cát biển tập trung chủ yếu ở vùng nào sau đây?

  1. Bắc Trung Bộ.
  2. Đồng bằng sông Cửu Long.
  3. Đồng bằng sông Hồng.
  4. Đông Nam Bộ.

Câu 32. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết cửa sông nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ?

  1. Cửa Ba Lạt.
  2. Cửa Nam Triệu.
  3. Cửa Văn Úc.
  4. Cửa Hội.

Câu 33. Cho biểu đồ về dân số phân theo thành thị và nông thôn nước ta, năm 2010 và năm 2020 (Đơn vị:%)

(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?

  1. Sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.
  2. Quy mô dân số phân theo thành thị và nông thôn.
  3. Quy mô và cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn.
  4. Tốc độ tăng trưởng dân số phân theo thành thị và nông thôn.

Câu 34. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biệt hồ Dầu Tiếng nằm trong lưu vực hệ thống sông nào sau đây?

  1. Sông Ba.
  2. Sông Thu Bồn.
  3. Sông Cả.
  4. Sông Đồng Nai.

Câu 35. Cho biểu đồ:

NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LAI CHÂU

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về nhiệt độ, lượng mưa của Lai Châu?

  1. Biên độ nhiệt độ trung bình năm là I 1,5°C.
  2. Tháng VII có lượng mưa và nhiệt độ cao nhất.
  3. Lượng mưa từ tháng V nhiều hơn trung bình năm.
  4. Mưa tập trung từ tháng IV đến tháng XI.

Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 cho biết Đông Hà thuộc tỉnh nào sau đây?

  1. Quảng Bình.
  2. Quảng Trị.
  3. Hà Tĩnh.
  4. Nghệ An.

Câu 37. Để lực lượng lao động trẻ của nước ta sớm trở thành nguồn lao động có chất lượng, phương hướng quan trọng nhất là:

  1. mở rộng các ngành nghề thủ công mĩ nghệ.
  2. có kế hoạch giáo dục và đào tạo nghề hợp lí.
  3. xuất khẩu lao động sang các nước phát triển.
  4. thành lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm.

Câu 38. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết cù lao Chàm thuộc tỉnh nào sau đây?

  1. Phú Yên.
  2. Quảng Nam.
  3. Bình Định.
  4. Quảng Ngãi.

Câu 39. Để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa, nước ta cần:

  1. giảm bớt tốc độ đô thị hóa.
  2. gắn đô thị hóa với công nghiệp hóa.
  3. hạn chế di dân ra thành thị.
  4. mở rộng lối sống nông thôn.

Câu 40: Cho số liệu

DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1943 – 2017

(Đơn vị: Triệu ha)

Năm

Tổng diện tích rừng

Trong đó

Rừng tự nhiên

Rừng trồng

1943

14,3

14,3

0

1983

7,2

6,8

0,4

2005

12,7

10,2

2,5

2017

14,4

10,2

4,2

Theo bảng số liệu, để thể hiện diện tích rừng của nước ta, giai đoạn 1943 – 2017, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

  1. Miền.
  2. Cột.
  3. Đường.
  4. Tròn.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề Địa lí thi thử tốt nghiệp THPTQG năm 2023 các trường chất lượng - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay