Giáo án Địa lí 12 soạn theo công văn 5512

Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Dưới đây là giáo án giảng dạy môn Địa lí lớp 12 mẫu giáo án mới của Bộ Giáo dục - 5512. Vì mẫu mới có nhiều quy định chi tiết khiến nhiều giáo viên gặp khó khăn và áp lực. Do đó, nhằm hỗ trợ thầy cô, kenhgiaovien.com gửi tới thầy cô trọn bộ giáo án đầy đủ tất cả các bài, các tiết. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem video về mẫu Giáo án Địa lí 12 soạn theo công văn 5512

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …. /…. /….

TIẾT 26 - BÀI 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (TIẾT 2)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Trình bày được sự phát triển, phân bố nông nghiệp (chăn nuôi) thông qua atlat địa lí Việt Nam, bảng số liệu, tư liệu, ...

- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.

  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về điều kiện phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của nước ta đã học ở bậc THCS.
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.

Câu hỏi: Phân tích những điều kiện và hiện trạng phát triển ngành trồng cây lương thực của nước ta?

  1. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh một số loại vật nuôi của nước ta và yêu cầu HS xác định những loại vật nuôi đó được nuôi phổ biến nhất ở những vùng nào của nước ta?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

* Đáp án:

- Điều kiện:

+ Thuận lợi:

+ Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất, nước, địa hình...rất thuận lợi.

+ Điều kiện KT - XH: Dân cư có kinh nghiệm SX, có thị trường tiêu thụ lớn, áp dụng KHKT. .

+ Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.

- Tình hình sản xuất:

+ Diện tích tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ. Năm 2005 giảm do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản...

+ Năng suất tăng đạt hơn 49 tạ/ha (2005);

+ Sản lượng tăng nhanh đạt 36 triệu tấn (2005); Bình quân lương thực/người đạt khoảng 470 kg/người (năm 2005), xuất khẩu: 3 - 4 triệu tấn/năm.

- Phân bố:

+ Vựa lúa số 1: ĐBSCL, số 2 là ĐBSH...

+ Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh (Điện Biên), Tuy Hòa (Phú Yên)

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi

  1. a) Mục đích:
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
  4. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?

+ Câu hỏi 2: Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi?

+ Câu hỏi 3: Tình hình sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

II. Ngành chăn nuôi:

- Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt, dịch vụ giống, thú ý có nhiều tiến bộ.

+ Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; dịch bệnh…

- Xu hướng phát triển:

+ Tỉ trọng còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng.

+ Đưa ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa

+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp

+ Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng cao.

1. Chăn nuôi lợn và gia cầm.

- Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.

- Gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.

- Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

- Đàn trâu 2, 9 triệu con, ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ

- Bò năm 2005 đã là 5, 5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh, nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội… với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Chăn nuôi bò sữa ở nước ta hiện nay có xu hướng phát triển mạnh ở khu vực nào sau đây?

  1. Đồng bằng duyên hải. B. Các đồng bằng ven sông.
  2. Ven các thành phố lớn. D. Các cao nguyên badan.

Câu 2: Vùng nào có số lượng đàn trâu lớn nhất nước ta?

  1. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng.
  2. Bắc Trung Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 3: Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào

  1. hoa màu lương thực. B. phụ phẩm thủy sản.
  2. thức ăn công nghiệp. D. đồng cỏ tự nhiên.

Câu 4: Ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng còn thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta, chủ yếu là do

  1. nhu cầu thị trường còn thấp và biến động.
  2. các điều kiện phát triển còn nhiều hạn chế.
  3. hiệu quả chưa thật cao và chưa ổn định.
  4. sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu.

Câu 5: Chăn nuôi lợn phát triển mạnh ở Đồng bằng sông Hồng do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

  1. Cơ sở thức ăn đảm bảo và thị trường lớn.
  2. Lao động dồi dào và giàu kinh nghiệm.
  3. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
  4. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật hiện đại.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: HS vận dụng kiến thức đã học để giải thích về tình hình phân bố của một loại vật nuôi cụ thể.
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi: Vì sao trong những năm gần đây đàn bò sữa được phát triển mạnh xung quanh các thành phố lớn?

* Trả lời câu hỏi:

Vì ở xung quanh các thành phố lớn có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển đàn bò sữa:

- Thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn do có dân số đông, nhu cầu sữa tươi cao và ngày càng tăng.

- Công nghiệp chế biến sữa phát triển.

- Cơ sở vật chất tốt….

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng..

- Chuẩn bị bài mới:

+ Tính tốc độ tăng trưởng các cây trồng chính ở nước ta

+ Tính cơ cấu diện tích cây công nghiệp

* Rút kinh nghiệm:

................................................................................................................................................................

Ngày soạn: …. /…. /….

TIẾT 39. BÀI 32. VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

- Phân tích được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

+ Vị trí địa lí: Giáp Trung Quốc, đồng bằng sông Hồng, vịnh Bắc Bộ

+ Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

- Phân tích việc phát huy thế mạnh khai thác, chê biến khoáng sản và thủy điện của vùng; một số vấn đề đặt ra và biện pháp khắc phục: Tiềm năng và thực trạng.

- Tích hợp môi trường

- Tích hợp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

  1. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự học, sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ; sử dụng tranh ảnh.

  1. Phẩm chất:

- Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Thiết bị: Máy tính, máy chiếu.
  3. Học liệu: SGK, Atlat, bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về vùng TDMN BB đã học ở cấp THCS.
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
  4. c) Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về vùng TDMNBB. Yêu cầu HS dự đoán đây là vùng kinh tế nào? Từ đó rút ra các đặc điểm nổi bật gì về vị trí địa lí, lãnh thổ và tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái quát vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

  1. a) Mục đích: HS phân tích được ý nghĩa vị trí địa lí đối với sự phát triển kinh tế xã hội của các vùng; Hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh của vùng.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng bản đồ treo tường, yêu cầu HS đọc nội dung SGK, kết hợp số liệu, Atlat và kiến thức để trả lời câu hỏi theo cặp:

+ Câu hỏi: Xác định vị trí tiếp giáp và phạm vi lãnh thổ của vùng? Nêu ý nghĩa? Xác định vùng Đông Bắc và Tây Bắc?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.

+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau

+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

1. Khái quát chung

- Gồm 15 tỉnh, chia thành tiểu vùng Tây Bắc và Đông Bắc.

- Diện Tích: 101. 000Km2 = 30, 5% DT cả nước.

- Tiếp giáp:

+ Bắc: Trung Quốc

+ Tây: Lào

+ Đông: Biển

+ Đông Nam, Nam: đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

Þ VTĐL thuận lơi + GTVT đang được đầu tư Þ thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở

Hoạt động 2: Tìm hiểu về thế mạnh khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện

  1. a) Mục đích: HS biết thế mạnh về khoáng sản và thủy điện của vùng, hiểu được ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc của việc phát huy các thế mạnh về khai thác, chế biến khoáng sản và thủy điện.
  2. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
  4. d) Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 3: Vùng có những loại khoáng sản nào chủ yếu. Sắp xếp các loại khoáng sản vào từng nhóm: Kim loại, phi kim, khoáng sản năng lượng, vật liệu xây dựng?

+ Nhóm 2, 4: Tiềm năng thuỷ điện của vùng so với các vùng khác trong cả nước ra sao? Con sông nào của vùng có tiềm năng thuỷ điện lớn nhất? Kể tên một số nhà máy thuỷ điện trong vùng?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.

+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

2. Khai thác, chế biến khoáng sản và thuỷ điện

a. Khoáng sản

- Khoáng sản năng lượng: Than (Na Dương, Thái Nguyên, Quảng Ninh) Þ Phát triển công nghiệp năng lượng (xây dựng các nhà máy nhiệt điện), xuất khẩu.

- Khoáng sản kim loại: Sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng)… Þ phát triển công nghiệp luyện kim, chế tạo máy

- Khoáng sản phi kim loại: Apatit (Lào Cai), đất hiếm (Lai Châu)… Þ Phát triển công nghiệp hoá chất.

- Vật liệu xây dựng: Đá vôi, sét, cát… Þ Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng.

b. Thủy điện

- Tiềm năng thuỷ điện: Trữ lượng 11 triệu Kw bằng 1/3 cả nước Þ Phát triển công nghiệp năng lượng.

- Các nhà máy điện: Hoà Bình, Sơn La...

- Ý nghĩa: Tạo động lực cho sự phát triển vùng.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục đích: Củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình thành các kĩ năng mới cho HS
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

Câu 1: Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là

  1. Lào Cai. B. Lạng Sơn.
  2. Bắc Giang. D. Quảng Ninh.

Câu 2: Loại khoáng sản kim loại có nhiều nhất ở Tây Bắc là

  1. đồng, niken. B. thiếc, bôxit.
  2. đồng, vàng. D. apatit, sắt.

Câu 3: Loại khoáng sản nguyên liệu quan trọng để sản xuất phân lân và có trữ lượng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. pirit. B. graphit.
  2. apatit. D. mica.

Câu 4: Sông có trữ năng thủy điện lớn nhất vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

  1. sông Gâm. B. sông Đà.
  2. sông Chảy. D. sông Lô.

Câu 5: Tỉnh nào sau đây thuộc Đông Bắc?

  1. Sơn La. B. Hoà Bình.
  2. Điện Biên. D. Lào Cai.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục đích: HS biết đọc bản đồ, vận dụng hoặc liên hệ kiến thức để thấy được ý nghĩa của việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng.
  3. b) Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm: HS hoàn thành câu hỏi:

* Câu hỏi: Hãy xác định trên bản đồ các mỏ lớn trong vùng và phân tích những thuận lợi và khó khăn trong việc khai thác thế mạnh về tài nguyên khoáng sản của vùng?

* Trả lời câu hỏi:

- Các mỏ lớn: than ở Quảng Ninh, sắt (Yên Bái), kẽm - chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng - vàng (Lào Cai), thiếc và bôxit (Cao Bằng), apatit (Lào Cai), đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

- Thuận lợi :

+ Đây là vùng giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta với các loại khoáng sản chính là than, sắt, thiếc, chì - kẽm, đồng, apatit, đá vôi.

+ Vùng than Quảng Ninh có trữ lượng và chất lượng than tốt nhất Đông Nam Á.

+ Tây Bắc có 1 số mỏ khá lớn như mỏ đồng - niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu).

+ Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn cả là mỏ sắt ở Yên Bái, kẽm - chì ở Chợ Điền (Bắc Cạn), đồng - vàng (Lào Cai)…

+ Khoáng sản phi kim đáng kể có apatit (Lào Cai).

Þ Cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu dồi dào để phát triển công nghiệp.

- Hạn chế :

+ Các khoáng sản phân bố rải rác, không tập trung đòi hỏi phương tiện hiện đại và chi phí cao.

+ Giao thông vận tải chưa phát triển gây khó khăn cho việc vận chuyển.

  1. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV trình chiếu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và tìm đáp án.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, chốt đáp án và kiến thức có liên quan.

* Hướng dẫn về nhà:

- Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK.

- Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng.

- Chuẩn bị bài mới:

+ Tìm hiểu thế mạnh của vùng TDMNBB?

* Rút kinh nghiệm:

…………………………………………………………………………………………………………………

Giáo án Địa lí 12 soạn theo công văn 5512
Giáo án Địa lí 12 soạn theo công văn 5512

Phía trên là demo (mẫu) 1 bài trong bộ giáo án Địa lí 12 được soạn theo công văn 5512. Giáo án khi thầy cô tải về là giáo án bản word, có đầy đủ các bài trong chương trình Địa lí lớp 12. 

Phí tải giáo án:

  • 150.000/học kì
  • 200.000/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển khoản vào số tài khoản 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Nhắn tin Zalo hoặc gọi điện tới số 0386 168 725 để nhận tài liệu.

Thông tin thêm:

  • Hệ thống có đầy đủ giáo án 5512 tất cả các môn, tất cả các lớp
  • Hệ thống có nhiều tài liệu hỗ trợ giảng dạy khác
  • Zalo hỗ trợ: 0386 168 725 

Chúng tôi hi vọng, hệ thống cung cấp những tài liệu bổ ích, hỗ trợ đắc lực cho thầy cô trong quá trình giảng dạy.

=>

Từ khóa: gián án mới địa khối 12, địa lí 12 cv 5512, tải giáo án mới cv 5512, giao an dia 12 cv 5512

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay