Kênh giáo viên » Địa lí 9 » Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí 9 dùng chung cho các bộ sách mới: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm tóm tắt lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện nâng cao, ôn thi HSG đạt kết quả tốt. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9

Phần trình bày nội dung giáo án

CHƯƠNG 1: ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM

 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. DÂN TỘC VÀ DÂN SỐ

1. Dân tộc

- Nước ta có 54 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm tỉ lệ khoảng 85% và các dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khoảng 15% tổng số dân (năm 2021). 

- Các dân tộc luôn đoàn kết, tạo nên cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 

a) Các dân tộc ở Việt Nam sinh sống rộng khắp trên toàn lãnh thổ

- Người Kinh cư trú khắp cả nước nhưng tập trung nhiều hơn ở đồng bằng, ven biển và trung du. 

- Các dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng đồi núi và cao nguyên. 

b) Phân bố dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi

- Các dân tộc Việt Nam phân bố ngày càng đan xen với nhau trên lãnh thổ nước ta.

- Các vùng Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có nhiều dân tộc cùng sinh sống.

c) Người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận của dân tộc Việt Nam

- Việt Nam có hơn 5 triệu người sinh sống, làm việc, học tập ở nước ngoài.

- Người Việt ở nước ngoài luôn hướng về xây dựng quê hương, đóng góp cho công cuộc phát triển đất nước.

2. Dân số

a) Quy mô, gia tăng dân số

- Năm 2021, số dân nước ta là 98,5 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ ba trong khu vực Đông Nam Á.

- Tỉ lệ tăng dân số nước ta có xu hướng giảm.

- Do quy mô dân số đông nên mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng khoảng 1 triệu người.

b) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi và giới tính

- Cơ cấu theo nhóm tuổi: 

+ Tỉ lệ dân số dưới 15 tuổi giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên tăng. 

+ Việt Nam đang ở trong thời kì dân số vàng và có xu hướng già hoá dân số. 

+ Xu hướng già hoá dân số là do tỉ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình tăng trong những thập kỉ qua.

- Cơ cấu theo giới tính: 

+ Tỉ số giới tính ở nước ta khá cân bằng; năm 2021, tỉ số giới tính là 99,4 nam/100 nữ. 

+ Tuy nhiên, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh rất cần được quan tâm, năm 2021 có 112 bé trai/100 bé gái.

II. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ 

1. Phân bố dân cư

Mật độ dân số nước ta cao (297 người/km² năm 2021), đứng thứ 48 trên thế giới và thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau Xin-ga-po và Phi-líp-pin).

- Phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực:

+ Giữa đồng bằng và miền núi: Các khu vực đồng bằng, ven biển có dân cư đông đúc, các khu vực miền núi có dân cư thưa thớt hơn. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, với 1091 người/km²; Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất, chỉ 111 người/km² (năm 2021).

+ Giữa thành thị và nông thôn: Dân cư nước ta chủ yếu sinh sống ở nông thôn. Năm 2021, tỉ lệ dân nông thôn là 62,9%, tỉ lệ dân thành thị là 37,1% tổng số dân. Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có mật độ dân số cao nhất cả nước.

- Phân bố dân cư nước ta có sự thay đổi:

+ Tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% năm 1990 lên 37,1% năm 2021. Một số đô thị có quy mô dân số đông, cơ sở hạ tầng hiện đại như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng,...

+ Các vùng có kinh tế phát triển năng động thu hút đông dân cư (Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng).

Sự phân bố dân cư thay đổi do tác động của những nhân tố như: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, chính sách dân số, trình độ phát triển kinh tế,...

2. Các loại hình quần cư

a. Tài nguyên sinh vật

- Hai loại hình quần cư ở nước ta là quần cư nông thôn và quần cư thành thị. Do ảnh hưởng của đô thị hoá, kết quả của 

- Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên quần cư nông thôn đang thay đổi mạnh mẽ về cấu trúc, hoạt động kinh tế và chức năng. 


 

 

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Những nét văn hoá riêng của các dân tộc nước ta thể hiện ở những mặt nào? Trình bày sự phân bố chủ yếu của dân tộc Kinh và của các dân tộc ít người.

Trả lời:

- Những nét văn hoá riêng của các dân tộc nước ta thể hiện ở ngôn ngữ, trang phục, phương thức sản xuất, quần cư, phong tục tập quán...

- Sự phân bố dân tộc:

+ Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và ven biển.

+ Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

 

Câu 2: Trình bày sự phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta.

Trả lời:

- Trung du và miền núi phía Bắc: Có khoảng 30 dân tộc cư trú đan xen nhau.

+ Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng ở tả ngạn sông Hồng đến sông Cả. Hồng; người Thái, Mường ở từ hữu ngạn sông

+ Ở vùng cao: Người Dao sinh sống chủ yếu ở các sườn núi từ 700 – 1 000 m; người HMông ở trên các vùng núi cao.

- Trường Sơn – Tây Nguyên: Có trên 20 dân tộc, cư trú thành vùng khá rõ:

+ Người Ê-đê ở Đắk Lắk.

+ Người Gia-rai ở Kon Tum và Gia Lai.

+ Người Cơ-ho chủ yếu ở Lâm Đồng...

- Duyên hải cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

+ Dân tộc Chăm, Khơ-me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Kinh.

+ Người Hoa tập trung chủ yếu ở các đô thị, nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh.

 

Câu 3: Tại sao nói sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay đã có nhiều thay đổi?

Trả lời:

Sự phân bố các dân tộc ít người ở nước ta hiện nay đã có nhiều thay đổi, biểu hiện:

- Một số dân tộc ít người từ miền núi phía Bắc đến cư trú ở Tây Nguyên.

- Tình trạng du canh, du cư của một số dân tộc vùng cao đã được hạn chế nhờ cuộc vận động định canh, định cư gắn với xoá đói, giảm nghèo; đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế ở các vùng dân tộc ít người.

- Đời sống các dân tộc được nâng cao, môi trường được cải thiện.

 

Câu 4: Tại sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta có xu hướng giảm? Tại sao gia tăng dân số tự nhiên của nước ta giảm nhưng dân số vẫn tăng?

Trả lời:

- Gia tăng dân số tự nhiên giảm, chủ yếu do:

+ Thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá dân số.

+ Trình độ phát triển kinh tế ngày càng tăng.

+ Chất lượng cuộc sống dân cư ngày càng được cải thiện theo hướng nâng cao.

- Gia tăng dân số tự nhiên giảm, nhưng dân số nước ta vẫn tăng do:

+ Quy mô dân số nước ta lớn (98,5 triệu người năm 2021).

+ Trong cơ cấu dân số, các nhóm tuổi trẻ có tỉ trọng còn cao, do đó lứa tuổi sinh đẻ và “tiềm năng sinh đẻ” vẫn còn cao.

Câu 5: Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tác động tích cực như thế nào đối với kinh tế, môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân?

Trả lời:

Việc hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số nước ta tác động tích cực đến người dân:

- Về kinh tế: Góp phần vào tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu nhập bình quân đầu người...

- Về chất lượng cuộc sống: Tạo điều kiện để nâng cao về y tế, chữa bệnh, chăm sóc con cái, g dục, cải thiện đời sống, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, tăng tuổi thọ...

- Về môi trường: Giảm áp lực đến tài nguyên và môi trường sống.

 

Câu 6: Giải thích tại sao trong cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta, tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 giảm, tỉ trọng nhóm tuổi 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên?

Trả lời:

Trong cơ cấu dân số theo tuổi của nước ta, ti trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi giảm, tỉ trọng nhóm thường 15 – 64 tuổi và từ 65 tuổi trở lên tăng do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Kinh tế nước ta phát triển làm thay đổi nhận thức và tâm lí xã hội về dân số theo hướng văn minh hiện đại hơn, làm giảm tỉ suất sinh.

- Chất lượng cuộc sống tăng lên, điều kiện chăm sóc sức khoẻ được cải thiện, y tế phát triển... làm tăng tuổi thọ trung bình của người dân.

- Việc thực hiện chính sách dân số, công tác giáo dục dân số có hiệu quả...

 

Câu 7: Tại sao tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang ở mức cao?

Trả lời:

- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta đang ở mức cao: 112 bé trai/100 bé gái (năm 2021).

- Nguyên nhân chủ yếu là do:

+ Tác động của phong tục tập quán cũ (thích đông con, coi trọng con trai hơn con gái...) vẫn đang còn ở nhiều bộ phận dân cư và nhiều địa phương.

+ Việc sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ trong sinh đẻ theo ý muốn.

 

Câu 8: Trình bày về mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta. Vì sao mật độ dân cư khác nhau giữa đồng bằng và miền núi?

Trả lời:

- Mật độ dân số nước ta cao (297 người/km², năm 2021).

- Phân bố dân cư nước ta không đều:

+ Giữa đồng bằng với miền núi: Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, thưa thớt ở miền núi. Vùng trung du có mật độ thấp hơn ở các đồng bằng, nhưng cao hơn nhiều ở miền núi.

+ Giữa các vùng kinh tế: Các vùng có mật độ dân cư cao là Đồng bằng sông Hồng (1091 người/km²); Đông Nam Bộ (778 người/km²). Các vùng có mật độ thấp là Tây Nguyên (111 người/km²); Trung du và miền núi Bắc Bộ (136 người/km²).

+ Giữa thành thị và nông thôn: Khoảng 62,9% sống ở nông thôn, 37,1% sống ở thành thị (năm 2021). Ở thành thị, dân cư tập trung với mật độ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh (4 375 người/km²); Hà Nội (2 480 người/km²).

- Mật độ dân cư khác nhau giữa đồng bằng và miền núi vì:

+ Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, vì ở đây có nhiều thuận lợi về điều kiện sống (địa hinh, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế...).

+ Dân cư thưa thớt ở miền núi, vì ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn, kinh tế phát triển hạn chế...).

 

Câu 9: Phân tích sự khác nhau giữa quân cư nông thôn và quần cư đô thị ở nước ta.

Trả lời:

- Quần cư nông thôn:

+ Tên gọi điểm quần cư: làng, ấp (người Kinh), bản (người Tày, Thái, Mường...), buôn, plây (các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên), phum, sóc (người Khơ-me)...

+ Mật độ dân số thấp hơn so với điểm quần cư đô thị.

+ Phổ biến là nhà vườn; diện mạo làng quê đang có nhiều thay đổi, gần với quần cư đô thị.

+ Do chức năng của quần cư nông thôn: Quần cư nông thôn gắn với hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản; tiểu thủ công nghiệp, một số hoạt động xây dựng và dịch vụ... do tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới.

- Quần cư thành thị:

+ Tên gọi: thị trấn, thị xã, thành phố...

+ Mật độ dân số cao hơn điểm quần cư nông thôn.

+ Phổ biến kiểu nhà ống, nhà cao tầng, chung cư...; một số nơi có nhiều kiểu nhà biệt thự, nhà vườn...

+ Do chức năng của đô thị thường là công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời, đô thị thường là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá, khoa học công nghệ, đầu mối giao thông...

Câu 10: Trình bày một số đặc điểm của nguồn lao động nước ta. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay có sự chuyển dịch như thế nào?

Trả lời:

- Đặc điểm nguồn lao động:

+ Nguồn lao động dồi dào (50,6 triệu người, năm 2021) và tăng nhanh; bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng gần 1 triệu lao động.

+ Lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn.

+ Người lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp; có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.

+ Tuy nhiên, số lao động chưa qua đào tạo còn lớn (73,9%, năm 2021).

- Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta hiện nay đang thay đổi theo hướng tích cực:

+ Ti lệ lao động ở khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm nhanh (từ 48,6% năm 2010 giảm còn 29,1% năm 2021).

+ Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng.

 

Câu 11: Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta? Giải thích nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.

Trả lời:

- Giải quyết việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta, vì:

+ Tình trạng thiếu việc làm còn phổ biến ở cả nông thôn và thành thị (năm 2021, tỉ lệ thiếu việc ở nông thôn là 3,0%; ở thành thị là 3,3%).

+ Tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn tương đối cao, nhất là ở khu vực thành thị (năm 2021 là 4,3%).

+ Mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng gần 1 triệu lao động.

- Nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là:

+ Khu vực thành thị: Các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển còn hạn chế, tạo ra ít việc số lao động chưa qua đào tạo còn nhiều...

+ Khu vực nông thôn: Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ, sự phát triển ngành nghề ở thôn còn hạn chế...

 

Câu 12: Trình bày khái quát một số thành tựu trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của ngư dân nước ta.

Trả lời:

- Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ tăng (năm 2021 là 95,7%).

- Mức thu nhập bình quân đầu người gia tăng.

- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.

- Tuổi thọ bình quân tăng (năm 2021, tuổi thọ trung bình của cả nước là 73,6; nam là 71,1; nữ là 76,4,

- Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng của trẻ em ngày càng giảm, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi...

 

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 1214136868686 - Fidutech - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=>

Từ khóa: giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9, giáo án dạy HSG môn Địa lí 9, tài liệu ôn luyện HSG Địa lí 9

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay