Giáo án ppt kì 2 Địa lí 9 chân trời sáng tạo
Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 ĐỊA LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 12: Thực hành Sưu tầm tư liệu và trình bày về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 13: Bắc Trung Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 14: Thực hành Tìm hiểu vấn đề phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Bắc Trung Bộ
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ
.............
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 20: Thực hành Viết báo cáo về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 22: Thực hành Phân tích tác động của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Chủ đề chung 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Chủ đề chung 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
- Giáo án điện tử Địa lí 9 chân trời Chủ đề chung 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
- Em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.
- Vùng Tây Nguyên gồm bao nhiêu tỉnh? Kể tên các tỉnh đó.
- Vùng Tây Nguyên giáp những vùng và quốc gia nào?
- Em hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ vùng Tây Nguyên đối với nước ta.
2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Em hãy nêu những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy nêu những hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
- Địa hình chủ yếu của vùng Tây Nguyên là gì?
- Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy nêu những khó khăn về địa hình của vùng Tây Nguyên đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
3. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ VĂN HOÁ
- Em hãy trình bày đặc điểm dân cư của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy trình bày cơ cấu dân số theo giới tính và theo độ tuổi của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy trình bày đặc điểm văn hoá của các dân tộc vùng Tây Nguyên.
4. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ THẾ MẠNH
- Vùng Tây Nguyên có thế mạnh để phát triển những ngành kinh tế nào?
- Em hãy cho biết tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy cho biết tình hình phát triển lâm nghiệp của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy cho biết tình hình phát triển công nghiệp sản xuất điện của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy cho biết tình hình phát triển công nghiệp khai khoáng của vùng Tây Nguyên.
- Em hãy cho biết tình hình phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
BÀI 19: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ
- Em hãy trình bày đặc điểm vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.
- Vùng Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố? Kể tên các tỉnh và thành phố đó.
- Vùng Đông Nam Bộ giáp những vùng và quốc gia nào?
- Em hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ đối với nước ta.
2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
- Em hãy nêu những thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
- Em hãy nêu những hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ.
- Địa hình và đất của vùng Đông Nam Bộ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nông nghiệp?
- Em hãy trình bày đặc điểm khí hậu của vùng Tây Nguyên.
3. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, ĐÔ THỊ HOÁ
- Dân cư vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm như thế nào?
- Em hãy nhận xét về tỉ suất nhập cư, xuất cư ở vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2010 – 2021?
- Em hãy trình bày đặc điểm đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ.
- Em hãy nêu những tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ.
4. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ
- Em hãy trình bày khái quát tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.
- Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ đang chuyển dịch như thế nào?
- Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
- Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ.
- Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố kinh tế biển, đảo của vùng Đông Nam Bộ.
- Vùng Đông Nam Bộ có những thế mạnh nào để phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả?
5. Ý NGHĨA CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG KẾT NỐI LIÊN VÙNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VÙNG
- Em hãy cho biết việc tăng cường liên kết vùng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?
6. VỊ THẾ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Thành phố Hồ Chí Minh có vị thế như thế nào đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước?
------------------------- Còn tiếp -------------------------
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 ĐỊA LÍ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 13: Bắc Trung Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 15: Duyên hải Nam Trung Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 17: Vùng Tây Nguyên
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 19: Vùng Đông Nam Bộ
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Bài 23: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
- Câu hỏi tự luận Địa lí 9 chân trời Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
BÀI 17: VÙNG TÂY NGUYÊN
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Bao gồm lãnh thổ của 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km2, chiếm 16,5% diện tích cả nước (2021).
- Không giáp biển.
- Tiếp giáp 2 nước là Lào và Cam-pu-chia; giáp vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ; có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.
Câu 2: Trình bày đặc điểm dân cư ở vùng Tây Nguyên,
Trả lời:
Đặc điểm dân cư:
– Số dân 6 triệu người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 38%, mật độ dân số trung bình 111 người/km2 (năm 2021).
– Tỉ lệ gia tăng dân số cao (1,25%), cơ cấu dân số trẻ.
– Tỉ lệ dân thành thị còn thấp khảng 29%. Các đô thị tiêu biểu: Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Bảo Lộc, Pleiku,..
– Vùng có nhiều dân tộc: Kinh, Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Cơ Ho,... có văn hoá đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc; giàu kinh nghiệm sản xuất, làng nghề độc đáo; truyền thống đoàn kết.
Câu 3: Nêu đặc điểm văn hoá của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
- Tây Nguyên đặc trưng bởi không gian văn hoá cồng chiêng gắn với việc xây dựng và duy trì đời sống tinh thần của người dân trong buôn, làng với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở nhà Rông, nhà dài. Vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch, người dân Tây Nguyên thường tổ chức các lễ hội như lễ hội Cồng chiêng, lễ Mừng lúa mới.... Vùng còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử - văn hoá có giá trị như Khu khảo cổ Cát Tiên (Lâm Đồng), Địa điểm Chiến thắng Đắk Tô – Tân Cảnh (Kon Tum)....
- Hiện nay, trình độ dân trí của người dân Tây Nguyên ngày càng được nâng cao, tỉ lệ người lớn biết chữ đạt 91,8% (năm 2021).
Câu 4: Kể tên một số ngành kinh tế thế mạnh của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
Dựa vào các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các điều kiện kinh tế – xã hội, Tây Nguyên đã phát triển các ngành kinh tế thế mạnh như: phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất điện, du lịch,...
Câu 5: Liệt kê các tài nguyên khoáng sản chủ yếu của Tây Nguyên.
Trả lời:
Tây Nguyên có nhiều tài nguyên khoáng sản, trong đó bô-xít là loại có trữ lượng lớn nhất, cùng với một số khoáng sản khác như vàng, đá quý và các loại khoáng sản công nghiệp khác.
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phân tích thế mạnh và hạn chế về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên.
Trả lời:
* Thế mạnh:
- Địa hình và đất: địa hình chủ yếu là các cao nguyên xếp tầng với độ cao khác nhau, đất chủ yếu là đất badan phân bố trên mặt bằng rộng lớn, tạo thuận lợi quy hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng rừng. Có khối núi Kon Tum với đỉnh Ngọc Linh (2598 m), Kon Ka Kinh (1761 m),…; khối núi cực Nam Trung Bộ với đỉnh Chư Yang Sin (2405 m),… có thể quy hoạch phát triển các vùng lâm sản, dược liệu quý,…
- Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, phân hóa theo độ cao địa hình, chia thành 2 mùa mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa có lượng mưa lớn, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt; mùa khô ít nước, kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để phơi sấy, bảo quản nông sản. Một số cao nguyên cao trên 1000 m khí hậu mát mẻ, có thể phát triển du lịch, trồng cây cận nhiệt như chè, cây dược liệu,…
- Rừng: diện tích rừng khá lớn, tổng diện tích gần 2,6 triệu ha, tỉ lệ che phủ rừng khoảng 46% (2021). Rừng có tính đa dạng sinh học cao, nhiều nguồn gen quý hiếm, giàu trữ lượng và đa dạng về chủng loại, có nhiều loài dược liệu quý hiếm như sâm Ngọc Linh,… Nhiều vườn quốc gia như Chư Mom Rây (Kon Tum), Chư Yang Sin (Đắk Lắk),… khu dự trữ sinh quyển thế giới Kon Hà Nừng (Gia Lai), Lang Biang (Lâm Đồng).
- Nước: là đầu nguồn của hầu hết các con sông ở miền Trung, Đông Nam Bộ và một số phụ lưu của hệ thống sông Mê Công. Một số hệ thống sông chính là Sê San, Srêpôk, Đồng Nai, tạo tiềm năng thủy điện lớn. Các hồ tự nhiên, hồ thủy điện cũng là nguồn tưới tiêu quan trọng trong mùa khô, ngoài ra có thể khai thác cho mục đích du lịch và nuôi trồng thủy sản. Nguồn nước ngầm khá phong phú, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
- Khoáng sản: bô-xít là khoáng sản quan trọng nhất với trữ lượng lớn, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum. Các khoáng sản khác như asen, đá axit, nước khoáng,…
* Hạn chế:
- Địa hình của vùng bị chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ rệt gây khó khăn trong việc phát triển hạ tầng giao thông, kết nối với các khu vực khác. Tài nguyên đất ở một số khu vực bị thoái hoá gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Mùa khô kéo dài cùng biến đổi khí hậu, mực nước ngầm hạ thấp gây ra nguy cơ thiếu nước cục bộ cho sản xuất và sinh hoạt, cháy rừng nghiêm trọng.
------------------------- Còn tiếp -------------------------
CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ
BÀI 21: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(15 CÂU)
1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)
Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ:
- Gồm thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Diện tích tự nhiên hơn 40,9 nghìn km2, chiếm 12,3% diện tích cả nước (2021).
- Có vùng biển rộng lớn, phía tây là Vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông với các đảo, quần đảo như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, hòn Khoai, hòn Đá Lẻ,… có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long ở phía tây nam của nước ta, tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ và nước láng giềng Cam-pu-chia, tạo thuận lợi trong việc kết nối phát triển với các vùng khác và giao thương quốc tế.
Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
Đặc điểm dân cư:
+ Là vùng đông dân với hơn 17,4 triệu người (2021), chiếm 17,7% dân số cả nước, đứng thứ 3, sau vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Gia tăng dân số ở mức thấp với tỉ lệ gia tăng tự nhiên khoảng 0,55% (2021).
+ Cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm khá cao, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu dân số vùng đang có sự chuyển dịch theo hướng già hóa, tỉ lệ dân số từ 0 - 14 tuổi giảm, tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên xu hướng tăng.
+ Mật độ dân số trung bình là 426 người/km2 (2021). Dân cư tập trung khá đông ven sông Tiền, sông Hậu. Tỉ lệ dân thành thị còn thấp, chỉ đạt khoảng 26,4% (2021).
+ Là nơi sinh sống của các dân tộc: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm,…
Câu 3: Nêu một số vấn đề xã hội ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
- Một số vấn đề xã hội:
+ Giáo dục đào tạo của vùng đạt được nhiều thành tựu, tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 93,9% (2021). Chất lượng cuộc sống người dân ngày càng được cải thiện. Tuổi thọ trung bình tăng từ 74,1 tuổi (2010) lên 75 tuổi (2021).
+ Là nơi cư trú của nhiều thành phần dân tộc tạo nên nét đặc sắc về văn hóa như đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương, múa bóng rỗi, lễ hội truyền thống (Cầu ngư, Oóc Om Boóc, Chôl Chnăm Thmây,…) cùng với nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 4: Nêu phạm vi và thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Trả lời:
- Phạm vi của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích hơn 16,6 nghìn km2, bao gồm TP Cần Thơ, các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau.
- Thế mạnh nổi bật:
+ Vị trí địa lí thuận lợi và quan trọng đối với an ninh quốc phòng đất nước: có vùng biển rộng lớn, tiếp giáp Cam-pu-chia với nhiều khu kinh tế cửa khẩu.
+ Nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí tự nhiên và đá vôi
+ Cở sở hạ tầng, hệ thống đô thị khá phát triển, có Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, các cảng hàng không gồm Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, Phú Quốc, hệ thống các cảng Cần Thơ, Cà Mau,…
+ Là nơi tập trung nhiều tiềm lực khoa học và công nghệ, các cơ sở đào tạo, y tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
+ Tiềm năng phát triển du lịch với nhiều loại hình du lịch như du lịch biển đảo, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh,…
------------------------- Còn tiếp -------------------------
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Địa lí 9 chân trời sáng tạo, giáo án Địa lí 9 chân trời sáng tạo, ppt Địa lí 9 chân trời sáng tạo