Kênh giáo viên » Địa lí 9 » Giáo án ppt kì 2 Địa lí 9 cánh diều

Giáo án ppt kì 2 Địa lí 9 cánh diều

Đầy đủ giáo án PPT, điện tử, bài giảng kì 2, giáo án cả năm Địa lí 9 cánh diều. Bộ giáo án hoàn thiện, sinh động, hấp dẫn, được hỗ trợ tốt nhất hiện nay. Khi mua giáo án được tặng thêm: bộ phiếu trắc nghiệm, tự luận, bộ đề kiểm tra theo cấu trúc mới. Bài giảng được gửi ngay và luôn. Có thể xem tham khảo bất kì bài nào phía dưới trước khi mua.

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

I. SLIDE ĐIỆN TỬ KÌ 2 ĐỊA LÍ 9 CÁNH DIỀU 

BÀI 16: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

  • Đông Nam Bộ có diện tích khoảng bao nhiêu?
  • Vùng Đông Nam Bộ gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố? Kể tên các tỉnh và thành phố đó.
  • Vùng Đông Nam Bộ giáp những vùng và quốc gia nào?
  • Em hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lý vùng Đông Nam Bộ đối với nước ta. 

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

  • Địa hình và đất của vùng Đông Nam Bộ ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động nông nghiệp?
  • Khí hậu của vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm như thế nào?
  • Vùng Đông Nam Bộ có những thế mạnh gì để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
  • Nêu một số khó khăn về tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. 

III. DÂN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HOÁ

  • Dân cư vùng Đông Nam Bộ có đặc điểm như thế nào?
  • Em hãy trình bày đặc điểm đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ.
  • Em hãy nêu những tác động của đô thị hoá đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH KINH TẾ 

  • Cơ cấu ngành kinh tế của vùng Đông Nam Bộ đang chuyển dịch như thế nào?
  • Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
  • Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ. 
  • Em hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ. 
  • Em hãy trình bày tình hình phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả của vùng Đông Nam Bộ.
  • Em hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế biển, đảo của vùng Đông Nam Bộ. 
  • Việc tăng cường liên kết vùng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ?
  • Thành phố Hồ Chí Minh có vị thế như thế nào đối với vùng Đông Nam Bộ và cả nước?
  • Vì sao Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển bậc nhất nước ta?

------------------------- Còn tiếp -------------------------

BÀI 18: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

  • Em hãy trình bày vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm bao nhiêu tỉnh và thành phố? Kể tên các tỉnh và thành phố đó.
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long giáp những vùng và quốc gia nào?
  • Em hãy nêu ý nghĩa của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ vùng Đồng bằng sông Cửu Long đối với nước ta. 

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

  • Địa hình và đất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của vùng?
  • Khoáng sản có giá trị nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là gì?
  • Khí hậu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm như thế nào?
  • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển các hoạt động nông nghiệp?
  • Em hãy nêu một số hạn chế về mặt tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

III. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI

  • Em hãy trình bày quy mô và tỷ lệ gia tăng dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cơ cấu dân số của vùng Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm như thế nào?
  • Đâu là đô thị lớn nhất của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
  • Dân cư ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung đông ở khu vực nào?
  • Em hãy trình bày một số vấn đề xã hội của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

IV. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ MỘT SỐ NGÀNH KINH TẾ THẾ MẠNH

  • Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp và thuỷ sản của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Cây trồng nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
  • Ngành dịch vụ của Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm như thế nào?
  • Hiện nay, hoạt động thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long chú trọng đến vấn đề gì?
  • Em hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

V. VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  • Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập vào năm nào?
  • Em hãy trình bày phạm vi lãnh thổ của vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
  • Vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò như thế nào đối với nước ta?

------------------------- Còn tiếp -------------------------

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN KÌ 2 ĐỊA LÍ 9 CÁNH DIỀU 

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 15: VÙNG TÂY NGUYÊN

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Tây Nguyên. 

Trả lời:

- Tây Nguyên có diện tích tự nhiên khoảng 54,5 nghìn km², chiếm 16,5% diện tích cả nước (năm 2021). Vùng giáp với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, giáp với hai nước láng giếng là Lào và Cam-pu-chia.

- Phạm vi lãnh thổ của vùng bao gồm 5 tỉnh là: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

- Tây Nguyên có quy mô dân số nhỏ. Năm 2021, vùng có số dân trên 6 triệu người (chiếm 6,1% dân số cả nước); tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,25 %; tỉ trọng dân số trong nhóm 15 – 64 tuổi chiếm 66,1% dân số của vùng, tỉ số giới tính là 101,7 nam/100 nữ. Đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc như: Kính, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Cơ Ho, Tày, Nùng, H'Mông,....

- Tây Nguyên là vùng thưa dân nhất nước ta, với mật độ dân số là 111 người/km² (năm 2021). Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở các đô thị như: Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt,... Tỉ lệ dân thành thị chiếm 28,9% dân số của vùng (năm 2021).

- Vùng có nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo đạt khoảng 17% (năm 2021). Lao động có nhiều kinh nghiệm trong trồng và chế biến sản phẩm các loại cây công nghiệp lâu năm.

Câu 3: Nêu đặc điểm văn hoá dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

- Tây Nguyên có nền văn hoá đa dạng, đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Các dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và có nhiều nghề truyền thống 

- Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên luôn đoàn kết, cùng nhau xây dựng và phát triển kinh tế, giữ vững an ninh quốc phòng.

Câu 4: Nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Năm 2021, GRDP của vùng Tây Nguyên chiếm khoảng 3,8% GDP cả nước. Với tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, Tây Nguyên đã phát triển một số ngành kinh tế thế mạnh là: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện, du lịch.

Câu 5: Trình bày một số vấn đề môi trường trong phát triển ở Tây Nguyên.

Trả lời:

- Trong phát triển kinh tế – xã hội, Tây Nguyên cần quan tâm đến một số vấn đề về môi trường 

- Rừng ở Tây Nguyên bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Tình trạng thiếu nước vào mùa khô xảy ra ở hầu hết các địa phương.

- Vì vậy vùng cân tăng cường bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, nâng cấp và xây dựng hệ thống thuỷ lợi....

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên.

Trả lời:

Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng và đối ngoại của nước ta. Vị trí địa lí đã tạo cho vùng có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mê Công và nhiều vùng khác ở nước ta.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

CHƯƠNG 3: SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ

BÀI 16: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ

(15 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (5 CÂU)

Câu 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Vị trí địa lí: Giáp với vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; giáp với nước láng giềng Cam-pu-chia và giáp với Biển Đông.

- Phạm vi lãnh thổ: Bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh. Vùng biển rộng với các đảo và quần đảo, trong đó có huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Câu 2: Nêu đặc điểm dân cư ở vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Đông Nam Bộ có dân số trên 18,3 triệu người. Đông Nam Bộ là nơi sinh sống của nhiều dân tộc như: Kinh, Khơ-me, Hoa, Chăm....

- Tỉ lệ gia tăng dân số của vùng tương đối cao, chủ yếu do nhập cư

- Vùng có mật độ dân số cao.

Câu 3: Nêu đặc điểm đô thị hoá của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

- Quá trình đô thị hoá ở Đông Nam Bộ diễn ra khá sớm và gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Hệ thống đô thị ở Đông Nam Bộ phát triển nhanh 

- Đô thị hoá góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng. 

- Xu hướng phát triển trong giai đoạn tới của vùng là: nâng cao chất lượng đô thị, phát triển đô thị hiện đại, thông minh; kết nối với các đô thị lớn trong nước và trên thế giới; thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh,...

Câu 4: Nêu khái quát tình hình phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển bậc nhất ở nước ta. GRDP của vùng chiếm khoảng 30,6 % GDP cả nước (năm 2021). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với tỉ trọng dịch vụ và công nghiệp trong GRDP của vùng ngày càng tăng.

Câu 5: Nêu vị thế của thành phố Hồ Chí Minh.

Trả lời:

- Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo bậc nhất ở nước ta.

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng và chỉ số HDI của thành phố cao hàng đầu ở nước ta.

- Thành phố đã và đang phát triển theo mô hình đô thị thông minh, hiện đại, đẩy mạnh các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ tài chính quốc tế, phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á.

- Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân phát triển của vùng Đông Nam Bộ, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng động lực phía Nam và cả nước.

2. THÔNG HIỂU (4 CÂU)

Câu 1: Phân tích tình hình phát triển kinh tế biển đảo của vùng Đông Nam Bộ.

Trả lời:

Đông Nam Bộ đang đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Khai thác khoáng sản biển: Sản lượng khai thác dầu thô, khí tự nhiên của Đông Nam Bộ chiếm phần lớn sản lượng dầu thô và khí tự nhiên của cả nước, với các mỏ là: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hồ, Lan Tây, Lan Đỏ,... Khai thác dầu thô, khí tự nhiên kết hợp với phát triển dịch vụ và công nghiệp sản xuất điện khí, phân bón.

- Giao thông vận tải biển: Vùng có hệ thống cảng biển lớn, hiện đại bậc nhất nước ta với các cảng: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu và nhiều tuyến đường biển nội địa, quốc tế. Các cảng biển gắn với nhiều trung tâm logistics trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế.

- Khai thác và nuôi trồng hải sản: Sản lượng cá biển khai thác chiếm khoảng 10,2% sản lượng cá biển của cả nước (năm 2021). Vùng đây mạnh đánh bắt xa bờ, nuôi trồng hải sản giá trị cao gắn với phát triển dịch vụ nghề cá và công nghiệp chế biến.

- Du lịch biển, đảo được phát triển mạnh với các khu nghỉ dưỡng hiện đại, khu du lịch sinh thái ở Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở vùng Đông Nam Bộ có những thế mạnh và hạn chế nào?

Trả lời:

- Thế mạnh:

+ Địa hình, đất: Đông Nam Bộ là vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Đất ba-dan màu mỡ chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên của vùng. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ, có khả năng thoát nước tốt. Địa hình và đất thuận lợi cho đời sống, sản xuất, đặc biệt là phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả quy mô lớn

+ Khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt cao, lượng mưa lớn, trong năm có mùa mưa và mùa khô phân hoá rõ rệt, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế diễn ra quanh năm và các loại cây trồng nhiệt đới phát triển tốt.

+ Nguồn nước: Vùng có nhiều sông, hồ lớn như: sông Đồng Nai, sông Bé, sông Sài Gòn, hồ Trị An, hồ Dầu Tiếng,... Sông, hồ có ý nghĩa đối với nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, thuỷ điện, giao thông,... Nguồn nước ngầm phong phú, một số điểm nước khoáng ở Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có thể phát triển du lịch.

+ Rừng tập trung chủ yếu ở Đồng Nai, Bình Phước; phần lớn là rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Các vườn quốc gia (Cát Tiên, Bù Gia Mập,...) và khu dự trữ sinh quyển thế giới (Cần Giờ, Đồng Nai) có đa dạng sinh học cao. Rừng ở Đông Nam Bộ có ý nghĩa lớn đối với môi trường và phát triển du lịch.

+ Biển, đảo: Vùng biển rộng lớn, nguồn lợi hải sản phong phú. Ở thềm lục địa có dầu mỏ và khí tự nhiên, trong đó dầu mỏ chiếm 93,3 % trữ lượng của cả nước. Ven biển, đảo có các bãi tắm, phong cảnh đẹp như ở Vũng Tàu, Côn Đảo,... Đây là điều kiện thuận lợi để vùng phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển.

- Hạn chế: tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn, hạn hán trong mùa khô,... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và đời sống người dân trong vùng.

------------------------- Còn tiếp -------------------------

Giáo án ppt kì 2 Địa lí 9 cánh diều
Giáo án ppt kì 2 Địa lí 9 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan

=> Giáo án địa lí 9 cánh diều

Xem thêm tài liệu:


Từ khóa: giáo án điện tử kì 2 Địa lí 9 cánh diều, giáo án Địa lí 9 cánh diều, ppt Địa lí 9 cánh diều

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay