Kênh giáo viên » Khoa học tự nhiên 8 » Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn KHTN 8 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8

Phần trình bày nội dung giáo án

CHỦ ĐỀ 8. SINH THÁI 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

  1. 1. Môi trường sống của sinh vật

- Môi trường sống của sinh vật bao gồm những gì bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động của sinh vật.

- Phân loại :

+ Môi trường trên cạn.

+ Môi trường dưới nước.

+ Môi trường trong đất.

+ Môi trường sinh vật.

  1. 2. Các nhân tố sinh thái của môi trường
  2. a) Nhân tố sinh thái vô sinh

- Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,..

- Tác động đến sinh vật:

+ Đặc điểm hình thái.

+ Chức năng sinh lí.

+ Tập tính.

  1. b) Nhân tố sinh thái hữu sinh

- Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật.

- Tác động đến sinh vật: tạo nên các mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường

+ Quan hệ hỗ trợ

+ Quan hệ cạnh tranh

+ Quan hệ đối địch,..

→ Con người là là một nhân tố sinh thái đặc biệt vì có trí tuệ tác động có chủ đích làm thay đổi các nhân tố khác của môi trường từ đó ảnh hưởng đến sinh vật và chính con người.

  1. Giới hạn sinh thái

- Khái niệm: là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định, ngoài giới hạn này sinh vật sẽ không tồn tại được.

II. QUẦN THỂ

  1. Khái niệm quần thể.

- Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định. Vào một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo nên những thế hệ mới.

- Đặc trưng:

+ Kích thước.

+ Mật độ.

+ Tỉ lệ giới tính.

+ Thành phần nhóm.

+ Kiểu phân bố.

  1. Các đặc trưng cơ bản của quần thể.
  2. Kích thước của quần thể sinh vật

- Mỗi quần thể sinh vật có số lượng cá thể (hoặc khối lượng, năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian nhất định.

  1. Mật độ của quần thể

- Là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.

- Mỗi quần thể có mật độ đặc trưng nhất định.

  1. Tỉ lệ giới tính

- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể được và số lượng cá thể cái trong quần thể

  1. Thành phần nhóm tuổi

- Quần thể sinh vật gồm nhiều nhóm tuổi:

+ Nhóm tuổi trước sinh sản.

+ Nhóm tuổi sinh sản.

+ Nhóm tuổi sau sinh sản.

→ Được biểu diễn bằng biểu đồ tháp tuổi:

  1. Sự phân bố cá thể của quần thể

 

Kiểu phân bố

Đặc điểm

Ý nghĩa sinh thái

Ví dụ

Đồng đều

- Thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và các cá thể có tính lãnh thổ cao.

Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Cây thông trong rừng, chim hải âu làm tổ.

Theo nhóm

- Là kiểu phân bố phổ biến nhất

- Trong môi trường không đồng nhất, các cá thể tụ họp theo từng nhóm những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Xuất hiện nhiều sinh vật sống thành bầy đàn.

Các cá thể có thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.

Nhóm cây bụi mọc hoang dại, đàn trâu rừng.

Ngẫu nhiên

- Xuất hiện trong môi trường đồng nhất nhưng các cá thể không có tính lãnh thổ và cũng không sống tụ họp.

Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Sâu sống trên tán lá cây, cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới.

 

  1. Một số biện pháp bảo vệ quần thể

+ Thành lập vườn quốc gia và khu bảo tồn.

+ Kiểm soát dịch bệnh.

+ Khai thác tài nguyên sinh vật hợp lý…

III. QUẦN XÃ SINH VẬT

  1. Khái niệm

- Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, sống trong cùng một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau.

  1. Đặc trưng cơ bản của quần xã

- Độ đa dạng: Thể hiện bằng mức độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Quần xã có số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài càng lớn thì độ đa dạng của quần xã càng cao.

- Thành phần loài trong quần xã:

+ Loài ưu thế: loài có số lượng cá thể nhiều, hoạt động mạnh, đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng quyết định tới các nhân tố sinh thái của mỗi trường.

+ Loài đặc trưng: loài chỉ có ở một quần xã hoặc có số lượng nhiều hơn các loài khác trong quần xã.

- Sự khác biệt về độ đa dạng giữa các quần xã có thể do nhiều yếu tố như điều kiện sống, mức độ tác động của con người, sự tương tác giữa các loài trong quần xã.

  1. Một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã.

- Bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã là bảo vệ sự đa dạng loài và miền trường sống của chúng.

- Có nhiều biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã như:

+ Tuyên truyền về giá trị của đa dạng sinh học.

+ Xây dựng luật và chiến lược quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học.

+ Thành lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Tăng cường công tác bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.

+ Nghiêm cấm săn bắt, mua bán trái pháp luật những loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng.

IV. HỆ SINH THÁI

  1. Hệ sinh thái
  2. a) Khái niệm hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của chúng, với các loài sinh vật tương tác lẫn nhau và tương tác với môi trường để tạo thành chu trình sinh học.

- Ví dụ về hệ sinh thái: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái biển, hệ sinh thái đồng ruộng,...

  1. b) Thành phần cấu trúc của hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.

- Thành phần vô sinh bao gồm các nhân tố vô sinh, còn thành phần hữu sinh bao gồm các loài sinh vật được chia thành các nhóm sản xuất, tiêu thụ và phân giải.

  1. c) Các kiểu hệ sinh thái.

- Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm hệ sinh thái trên cạn và dưới nước, ví dụ như hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, hệ sinh thái biển khơi, hệ sinh thái hồ nước ngọt,...

- Hệ sinh thái nhân tạo do con người tạo ra, ví dụ như hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái đồng ruộng, bể sinh thái ao nuôi cá,...

  1. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn
  2. Chuỗi thức ăn

- Chuỗi thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.

  1. Lưới thức ăn 

- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có những mất xách chung.

- Lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm ba thành phần chủ yếu: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

  1. Tháp sinh thái

- Xây dựng tháp sinh thái để đánh giá hiệu quả dinh dưỡng của từng bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

- Có 3 loại tháp sinh thái: tháp số lượng, tháp khối hương và tháp đo lường hấp thụ.

  1. Trao đổi và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái

- Là quá trình trao đổi giữa sinh vật và môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng.

 

  1. Tầm quan trọng của việc bảo vệ hệ sinh thái điển hình của Việt Nam

- Việc bảo vệ các hệ sinh thái rừng, biển và ven biển, nông nghiệp là cần thiết để bảo vệ đa dạng sinh học, điều hoà khí hậu và phát triển bền vững.

- Các biện pháp bảo vệ bao gồm xây dựng khu bảo tồn, sử dụng hợp lí các hệ sinh thái, phòng chống ô nhiễm.

- Hệ sinh thái nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm và nguyên liệu, cần sử dụng và phát triển bền vững, hạn chế ô nhiễm bằng các biện pháp như phòng chống xói mòn đất, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu.

V. CÂN BẰNG TỰ NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  1. Cân bằng tự nhiên
  2. a) Khái niệm cân bằng tự nhiên

- Khái niệm cân bằng tự nhiên: trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống: quần thể, quần xã, hệ sinh thái, hưởng tới sự thích nghi với điều kiện sống.

-Ví dụ về sự cân bằng tự nhiên: trong hệ sinh thái rừng.

-Trạng thái cân bằng của quần thể: Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể để đạt trạng thái cân bằng, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

- Khống chế sinh học trong quần xã: Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này được khống chế ở mức nhất định bởi quần thể khác.

- Cân bằng tự nhiên trong hệ sinh thái: Trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái, thể hiện ở sự phân bố các quần thể, mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài, đảm bảo sự ổn định và cân bằng với môi trường.

  1. b) Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và một số biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên|

-Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên và biện pháp bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên: cân bằng tự nhiên bị phá vỡ do các quá trình tự nhiên và hoạt động của con người như tiêu diệt các loài sinh vật, du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ, gây ô nhiễm môi trường sống, làm tăng nhanh đột ngôi số lượng các thể của một loài nào đó của hệ sinh thái... 

- Biện pháp duy trì cân bằng tự nhiên: bảo vệ đa dạng sinh học, kiểm soát việc du nhập các loài sinh vật...

- Có một số biện pháp bảo vệ động vật hoang dã như:

+ Xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát các hoạt động sản bắn, buôn bán động vật hoang dã; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ các loài động vật hoang dã.

+ Bảo vệ các khu rừng và biển là nơi sống của các loài động vật hoang dã. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia để bảo vệ sinh cảnh và các động vật hoang dã…

  1. Bảo vệ môi trường sống
  2. a) Tác động của con người đối với môi trường

- Tác động của con người qua các thời kì phát triển xã hội.

- Gây phá huỷ và suy thoái các hệ sinh thái tự nhiên, mất đa dạng sinh học, gây ra lũ lụt, hạn hán...

- Vai trò của con người trong bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

  1. b) Ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng các tính chất của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Hãy vẽ mô tả giới hạn sinh thái của loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 90oC, trong đó điểm cực thuận là 55oC

Trả lời:

 

Câu 2: Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến 56oC, trong đó điểm cực thuận là 32oC.

Trả lời:

-----------Còn tiếp --------------

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay