Giáo án và PPT đồng bộ Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức
Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
Trường:…………..
Giáo viên:
Bộ môn: Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức
PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức, kĩ năng:
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn.
- Nhận biết được các thiết bị điện trong môn Khoa học tự nhiên 8 và trình bày được cách sử dụng điện an toàn.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
Năng lực riêng:
Rèn luyện năng lực sử dụng ngôn ngữ, nhận thức khoa học tự nhiên: Nhận biết một số dụng cụ, hóa chất.
Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học:
+ Sử dụng một số hóa chất, thiết bị trong phòng thì nghiệm.
+ Thực hiện đúng các quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm.
3. Phẩm chất
Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
SGK, SGV, SBT KHTN 8.
Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài.
Một số loại hoá chất rắn, lỏng, khí.
Một số dụng cụ thí nghiệm thông dụng: ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, bình tam giác, phễu lọc, ống đong (bình chia độ), ống hút nhỏ giọt, kẹp gỗ.
Một số thiết bị: Thiết bị đo pH, Huyết áp kế, thiết bị điện và cách sử dụng, thiết bị đo điện, joulemeter; thiết bị sử dụng điện: biến trở, điot phát quang; bóng đèn pin kèm dui 3v,…; thiết bị điện hỗ trợ: công tắc, cầu chì ống, dây nối,..
2. Đối với HS:
- SGK, SBT KHTN 8.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến một số hoà chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú, thu hút HS tìm hiểu nội dung bài học.
b) Nội dung: HS chú ý nghe giảng, quan sát hình ảnh, đưa ra nhận định về sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hóa chất trong phòng thí nghiệm.
c) Sản phẩm: HS đưa ra được nhận định ban đầu về sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hóa chất trong phòng thí nghiệm, bước đầu hình dung nội dung bài học.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV gợi mở vấn đề: trình chiếu một số hình ảnh về phòng thí nghiệm hóa học, các hóa chất. Đặt câu hỏi:
+ Trong thực hành, học sinh cần chú ý những điều gì khi sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, thiết bị đo và hóa chất để đảm bảo thành công và an toàn?
+ Nêu một số dụng cụ, hóa chất, thiết bị đo phòng thí nghiệm mà em biết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Dự kiến câu trả lời
- Trong thực hành, học sinh cần tuân thủ nội quy, hướng dẫn của giáo viên và đọc kĩ thông tin trên nhãn hoá chất trước khi sử dụng.
- Một số hóa chất: NaOH, HCl,…
Một số dụng cụ: Cốc thủy tinh, ống nghiệm.
Một số thiết bị đo trong phòng thí nghiệm: ample kế, vôn kế,…
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về các dụng cụ, hóa chất, thiết bị phòng thí nghiệm, các quy tắc sử dụng hóa chất, sử dụng điện an toàn”
Bài 1: Sử dụng một số hóa chất, thiết bị cơ bản trong phòng thí nghiệm
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Nhận biết hóa chất và quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm
a) Mục tiêu:
- Nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và nêu được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn.
b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời, thực hiện các hoạt động tìm hiểu về hóa chất và các quy tắc sử dụng hóa chất,
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, câu trả lời của HS cho các câu hỏi. HS nhận biết được một số dụng cụ, hoá chất và trình bày được quy tắc sử dụng hoá chất an toàn.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
KHỞI ĐỘNG
Nêu một số dụng cụ, hóa chất, thiết bị đo phòng thí nghiệm mà em biết.
Một số hóa chất:
NaCl
NaOH
H2SO4
Một số dụng cụ:
Cốc thủy tinh
Ống nghiệm
Một số thiết bị đo:
Vôn kế
Ampe kế
BÀI 1: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÓA CHẤT, THIẾT BỊ CƠ BẢN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
NỘI DUNG BÀI HỌC
Nhận biết hóa chất và quy tắc sử dụng hóa chất an toàn trong phòng thí nghiệm
Giới thiệu một số dụng cụ thí nghiệm và cách sử dụng
Giới thiệu một số thiết bị và cách sử dụng
- Nhận biết hoá chất và quy tắc sử dụng hoá chất an toàn trong phòng thí nghiệm
- Nhận biết hóa chất
Thảo luận nhóm đôi
Hãy cho biết thông tin có trên các nhãn hoá chất ở Hình 1.1.
- Tên hoá chất: sodium hydroxide.
- Công thức hoá học: NaOH.
- Độ tinh khiết: AR – hoá chất tinh khiết.
- Khối lượng: 500g.
- Tiêu chuẩn chất lượng: TCCS 51/2008/HCĐG.
- Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất.
- Tên hoá chất: Hydrochloric acid.
- Nồng độ chất tan: 37%.
- Công thức hoá học: HCl.
- Khối lượng mol: 36,46 g/mol.
- Các kí hiệu cảnh báo:
Lưu ý khi vận chuyển, hoá chất nguy hiểm.
- Oxidizing: có tính oxi hoá.
- Gas: thể khí.
- Tên chất: oxygen.
- Mã số: UN 1072 – mã số này là danh mục để xác định hoá chất nguy hiểm oxygen, nén.
- Khối lượng: 25 kg.
Nêu đặc điểm chung của các hóa chất trong phòng thí nghiệm?
KẾT LUẬN
Các hoá chất trong phòng thí nghiệm:
Đều được đựng trong chai hoặc lọ kín, thường được làm bằng thuỷ tinh, nhựa,...
Có dán nhãn ghi tên, công thức hoá học, trọng lượng hoặc thể tích, độ tinh khiết, nhà sản xuất, các kí hiệu cảnh báo, điều kiện bảo quản,...
Các dung dịch hoá chất được pha sẵn cần có nhãn ghi nồng độ của chất tan.
-----------Còn tiếp-----------
PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM
1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao và trắc nghiệm Đ/S
Bài 11: muối
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 câu)
Câu 1: Muối là
- hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)
- hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại và ion anion
- hợp chất trong phân tử có ion kim loại hoặc ion cation
- hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên hoặc gốc acid
Câu 2: Đâu không phải tính chất hóa học của muối
- phản ứng với kim loại
- phản ứng với phi kim
- phản ứng với base
- phản ứng với acid
Câu 3: Phản ứng biểu diễn đúng sự nhiệt phân của muối calcium carbonate
- 2CaCO3 → 2CaO + CO + O2
- 2CaCO3→ 3CaO + CO2
- CaCO3→ CaO + CO2
- 2CaCO3→ 2Ca + CO2+ O2
Câu 4: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là
- dung dịch NaOH
- dung dịch HCl
- dung dịch AgNO3
- dung dịch BaCl2
Câu 5: Tên của muối Na2SO4 là
- sodium sulfate
- sodium sulfua
- disodium tetrasufur
- sodium(I) sulfate
Câu 6: Dung dịch muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất
- CO2, NaOH, H2SO4, Fe
- H2SO4, AgNO3, Ca(OH)3, Al
- NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4
- NaOH, BaCl2, Fe, Al
Câu 7: CaCO3 có thể tham gia phản ứng với
- HCl.
- NaOH.
- KNO3.
- Mg.
Câu 8: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch BaCl2?
- Na2SO4
- H2SO4
- AgNO3
- HNO3
Câu 9: Trong các dung dịch sau, chất nào phản ứng được với dung dịch BaCl2 ?
- AgNO3.
- NaCl.
- HNO3.
- HCl.
Câu 10: Cho các chất có công thức: Ba(OH)2, MgSO4, Na2CO3, CaCO3, H2SO4. Số chất tác dụng được với dung dịch K2CO3 là
- 2
- 3
- 4
- 5
2. THÔNG HIỂU (10 câu)
Câu 1: Cho dãy các dung dịch: MgCl2, NaOH, H2SO4, CuSO4, Fe(NO3)3. Khi cho dung dịch trên tác dụng với nhau từng đôi một thì số phản ứng không xảy ra là
- 6.
- 4.
- 5
- 3
Câu 2: Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với muối sodium sulfate (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
- Khí hydrogen
- Khí oxygen
- Khí lưu huỳnh đioxide
- Khí hydrogensulfuric
------Còn tiếp-----------
2. TRỌN BỘ ĐỀ THI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Bộ đề Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức biên soạn đầy đủ gồm: đề thi + hướng dẫn chấm điểm, bảng năng lực và cấp độ tư duy, bảng đặc tả kĩ thuật
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Dụng cụ dưới đây gọi là gì?
Pipet.
Cốc thủy tinh.
Ống đong.
Ống nghiệm.
Câu 2: (TH) Chọn đáp án đúng cho ý nghĩa của kí hiệu sau.
Cảnh báo khu vực hay có sét đánh
Nguy hiểm về điện
Khu vực có chất độc sinh học
Cảnh báo chất độc
Câu 3: (NB) Quá trình biến đổi hóa học là
- quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
- quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
- quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
- quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.
Câu 4: (NB) Bản chất của phản ứng hóa học là sự thay đổi về
- số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố.
- số lượng các nguyên tố.
- số lượng các phân tử.
- liên kết giữa các nguyên tử.
Câu 5: (NB) Chọn từ còn thiếu vào chỗ trống:
“Trong một phản ứng hóa học, …(1) … khối lượng của các sản phẩm bằng …(2)… khối lượng của các chất phản ứng.”
- (1) tổng, (2) tích
- (1) tích, (2) tổng
- (1) tổng, (2) tổng
- (1) tích, (2) tích
Câu 6: (TH) Số mol nguyên tử Zn tương ứng 3,0.1023 nguyên tử Zn là
- 0,2 mol.
- 0,3 mol.
- 0,5 mol.
- 0,6 mol
Câu 7: (NB) Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra
- OH-.
- H+.
- Ca2+.
- Cl-.
------Còn tiếp-----------
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 500k/học kì - 550k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 600k/học kì - 700k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
=> Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức
Tài liệu được tặng thêm:
Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, soạn giáo án word và powerpoint Khoa học tự nhiên 8 kết nối, soạn khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức