Giáo án KHTN 8 cánh diều

Dưới đây là giáo án bản word môn KHTN lớp 8 bộ sách cánh diều, soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Xem bài mẫu giáo án

Một số tài liệu quan tâm khác


I. MẪU GIÁO ÁN MÔN SINH HỌC 8 CÁNH DIỀU- KHTN 8 CÁNH DIỀU

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 36. DA VÀ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT Ở NGƯỜI

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được sơ lược cấu tạo và chức năng của da.
  • Nêu được khái niệm thân nhiệt; thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt.
  • Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
  • Trình bày được một số phương pháp chống nóng lạnh cho cơ thể, một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng; thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh.
  • Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm, bảo vệ, làm đẹp da an toàn, vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da.
  • Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học , các bệnh về da trong trường học.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện một cách độc lập hay theo nhóm; trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn vè làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được sơ lược về cấu tạo và chức năng của da; trình bày được các bệnh về da và các biện pháp chăm, bảo vệ, làm đẹp da an toàn; nêu được khái niệm thân nhiệt; nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người.
  • Năng lực tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên: Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học , các bệnh về da trong trường học, trong khu dân cư.
  • Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn: vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da an toàn cho da; thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt; thực hiện được tình huống giả định sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện yêu cầu bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thứ với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  • Có ý thức bảo vệ giữ gìn sức khỏe của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh hoặc video cấu tạo da ở người.
  • Nhiệt kế điện tử, bông y tế.
  • Máy tính, máy chiếu( nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS khoa học tự nhiên 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đén nội dung bài học và dụng cụ học tập.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Đưa ra các câu hỏi thực tế gần gũi để khơi gợi hứng thú học tập.
  3. Nội dung: HS trả lời mở đầu liên quan đến bài học.
  4. Sản phẩm: Các phản ứng của cơ thể khi gặp thời tiết nóng, lạnh.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

  • GV yêu cầu HS nhắc lại vai trò của trao đổi chất đối với cơ thể người.
  • GV đưa ra câu hỏi: Em hãy nêu một số phản ứng của cơ thể khi trời nóng, trời rét.

               

Theo em, những phản ứng đó có ích lợi gì cho cơ thể?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

  • HS suy nghĩ trả lời câu hỏi mở đầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

  • Các học sinh xung phong phát biểu trả lời.

Bước 4: Kết luận và nhận xét:

Đáp án

  • Khi thời tiết nóng: tiết nhiều mồ hôi, cảm thấy khát nước …
  • Khi thời tiết lạnh: sởn da gà, run cầm cập, nhanh thấy đói …
  • GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài: Đây đều là những phản ứng của cơ thể trước thời tiết nóng, lạnh. Vậy tại sao cơ thể lại có những phản ứng đó? Những phản ứng như thế có tác dụng gì. Để có được câu trả lời đầy đủ và chính xác nhất cho câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Bài 36. Da và điều hòa thân nhiệt ở người.
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da

  1. Mục tiêu: Nêu được cấu tạo và chức năng của da.
  2. Nội dung: Học sinh thảo luận nhóm, sử dụng tranh ảnh hoặc video về cấu tạo da kết hợp hình 36.1 để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng của da.
  3. Sản phẩm: Cấu tạo của da, chức năng của ba lớp cấu tạo nên da, chức năng của da với cơ thể con người.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia lớp thành các nhóm 4HS, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để thực hiện nhiệm vụ.

- GV chiếu hình 36.1 sgk và video về cấu tạo, chức năng của da.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong sgk, video sau đó trả lời câu hỏi 1 và 2 gsk trang 168.

Video: https://youtu.be/OxPlCkTKhzY

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, video, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Cấu tạo và chức năng của da

Câu 1 sgk trang 168:

*BẢN ĐÍNH KÈM 1 CUỐI HĐ1

Câu 2 sgk trang 168:

- Một số bộ phận trong các lớp cấu tạo nên da:

+ Lớp biểu bì: tầng sừng, tầng tế bào sống.

+ Lớp bì: tuyến mồ hôi, dây thần kinh, cơ co chân lông, lông và bao lông, tuyến nhờn, thụ quan, mạch máu.

+ Lớp mỡ dưới da: mỡ.

- Kết luận:

- Da có cấu tạo 3 lớp: Biểu bì, bì và lớp mỡ dưới da.

- Chức năng: bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường, điều hòa thân nhiệt, nhận biết các kích thích của môi trường, bài tiết mồ hôi.

 

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 1

Các lớp cấu tạo của da

Chức năng

Lớp biểu bì

Bảo vệ cơ thể, chống lại các tia tử ngoại, vi sinh vật xâm nhập từ môi trường bên ngoài, ngăn ngừa sự mất nước của cơ thể.

Lớp bì

Giảm sự tác động từ bên ngoài và làm lành vết thương, nuôi dưỡng biểu bì, loại bỏ tạp chất.

Lớp mỡ

Cách nhiệt, tạo lớp đệm bảo vệ và đóng vai trò như nguồn dự trữ năng lượng.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm thân nhiệt và cơ chế điều hòa thân nhiệt ở người.

  1. Mục tiêu: Nêu được khái niệm thân nhiệt; thực hành được cách đo thân nhiệt và nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt; nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định; nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt.
  2. Nội dung: HS thực hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử. HS tiếp tục nghiên cứu kênh chữ và kênh hình mục II rồi trả lời câu hỏi trong sgk.
  3. Sản phẩm: Khái niệm về thân nhiệt; kết quả đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử; đáp án cho 2 câu hỏi mục II sgk và câu luyện tập, phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra một số câu hỏi nhanh, HS dựa vào kiến thức cá nhân để trả lời:

+ Thân nhiệt là gì?

+ Ở mỗi vùng trên cơ thể, nhiệt đô có giống nhau không?

+ Thân nhiệt ở người bình thường là khoảng bao nhiêu?

+ Hãy trả lời câu hỏi 2 sgk trang 169:

Vì sao đo thân nhiệt là bước đầu của việc chuẩn đoán bệnh.

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 chiếc nhiệt kế điện tử và bông y tế.

 

- GV yêu cầu HS nêu các bước tiến hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.

 

 

- GV yêu cầu một bạn HS lên thực hành mẫu, sau đó mỗi nhóm thực hành theo các bước và hoàn thành mẫu báo cáo sau:

* BẢN ĐÍNH KÈM 2 DƯỚI HĐ 2

 

- GV yêu cầu HS nghiên cứu kênh chữ và kênh hình mục II.2, trả lời câu hỏi 3 sgk trang 169 :

Quan sát Hình 36.2 và cho biết khi trời nóng và khi trời lạnh, các mạch máu dưới da, tuyến mồ hôi và các cơ dựng lông hoạt động như thế nào.

 

 

Câu luyện tập sgk trang 170

Viết tên các bộ phân trong cơ thể và cho biết  chúng thay đổi như thế nào ở mỗi trường hợp vào bảng 36.3:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, đọc thông tin mục II.3, nêu nguyên nhân và phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể theo gợi ý ở bảng 36.4:

 

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Điều hòa thân nhiệt ỏ người

1. Thân nhiệt

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.

- Mỗi vùng trên cơ thể có nhiệt độ khác nhau.

- Thân nhiệt duy trì ổn định từ 36,3 đến 37,3oC.

- Đáp án câu hỏi 2 sgk trabg 169:

Thân nhiệt ổ định giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường. Nếu thân nhiệt hạ xuống dưới 35oC hoặc trên 38oC thì tim, hệ thần kinh và các cơ quan khác có thể bị rối loạn. Vì vậy đo thân nhiệt có thể phản ánh được tình trạng sức khỏe con người, là bước đầu tiên của việc chuẩn đoán bệnh.

 

* Thực hành đo thân nhiệt bằng nhiệt kế điện tử.

- Thực hành đo 2 lần trước và sau khi bật nhảy tại chỗ 2 phút.

Các bước đo:

Bước 1: Dùng bông y tế lau sạch nhiệt kế.

Bước 2: Đưa đầu của nhiệt kế vào vị trí cần đo (trán, tai, …) và ấn nút bật một lần nữa.

Bước 3: Đợi 3 đến 5 giây và đọc kết quả hiển thị trên màn hình

Bước 4: Tắt nhiệt kế, lau sạch và cất vào nơi quy định.

 

 

 

 

2. Điều hòa thân nhiệt

Trả lời câu hỏi 3 sgk trang 169

- Khi trời nắng nóng hoặc lao động nặng cơ dựng lông, mao mạch dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

- Khi trời lạnh các mao mạch ở da co lại, ngưng tiết mồ hôi, cơ chân lông co để giảm sự tỏa nhiệt.

- Khi trời quá lạnh, cơ co dãn liên lục gâu phản xạ run để sinh nhiệt.

- Sự tăng, giảm quá trình dị hóa ở tế bào để điều tiết sự sinh nhiệt.

ð Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hòa thân nhiệt.

Đáp án câu luyện tập sgk trang 170

*BẢN ĐÍNH KÈM 3 DƯỚI HĐ2

 

 

 

 

3. Phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể.

*BẢN ĐÍNH KÈM 4 DƯỚI HĐ2

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 2

BÁO CÁO KẾT QUẢ

THỰC HÀNH

Tên nhóm: …………………………

Tên thành viên

Nhiệt độ trước khi vận động

Nhiệt độ sau khi vận động 2 phút

So sánh nhiệt độ cơ thể trước và sau khi vận động

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 3

Bộ phận

Khi nhiệt độ môi trường thấp

Khi nhiệt độ môi trường cao

Mạch máu dưới da

Co

dãn

Tuyến mồ hôi

Ngừng tiết mồ hôi

Tăng tiết mồ hôi

Cơ dựng lông

Co

Dãn

Cơ vân

Run cơ

Không run cơ

 

*BẢN ĐÍNH KÈM 4

 

Cảm nóng

Cảm lạnh

Biểu hiện

- Sốt

- Chóng mặt, choáng váng

- Da khô, nóng hoặc tăng tiết mồ hôi

- Buồn nôn, ói mửa

- Da ửng đỏ

- Mạch đập nhanh,…

- Nghẹt mũi, khó thở

- Chảy nhiều nước mũi, nước mắt

- Ho, đau họng, viêm họng

- Đau đầu, đau nhức cơ thể

- Hắt hơi, sốt nhẹ

- Cảm thấy mệt mỏi.

Nguyên nhân

- Hoạt động ngoài trời nắng quá lâu.

- Mặc quần áo quá dày, không uống đủ nước trong điều kiện thời tiết nóng.

- Do sự lây truyền virus cảm lạnh cùng với thời tiết lạnh.

Cách phòng chống

Che nắng, uống đủ nước, tránh ánh nắng trực tiếp vào vùng sau gáy, hạn chết ra ngoài trời khi nắng nóng, …

Vệ sinh mũi, miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý 2 đén 4 lần/ ngày, uống nước ấm, giữ ấm cho cơ thể,…

 

Hoạt động 3: Thực hành sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh

  1. Mục tiêu: Trình bày được cơ sở lý thuyết của một số biện pháp sơ cứu cảm lạnh, cảm nóng; thực hiện được tình huống giả định sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh.
  2. Nội dung: HS đọc hiểu thông tin trong SGK để nêu các phương pháp sơ cứu cảm nóng, cảm lạnh. HS phân vai đóng tình huống giả định.
  3. Sản phẩm: Các phương cấp cứu cảm nóng, cảm lạnh; cách xử lý tình huống sơ cứu khi bị cảm nóng, cảm lạnh.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu sgk và đưa ra cơ sở lý thuyết của các biện pháp sơ cứu chho người bị cảm nóng, cảm lạnh.

 

 

 

 

 

 

 

- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ đóng vai và giải quyết tình huống:

+ Nhóm 1: “Mẹ đi làm về bị say nắng. Các con sẽ làm gì để sơ cứu cho mẹ?”

+ Nhóm 2: “Trong một buổi chiều mùa đông, bé trai học lớp 5 đi học về liền có các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, đau họng,.. Người thân trong gia đình bé trai sẽ phải chăm sóc cho bé như thế nào?”

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận nêu ra ý nghĩa của mỗi việc làm trong bước 3 khi sơ cứu người cảm lạnh.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Đại diện nhóm lên đóng tình huống và giải quyết tình huống.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Thực hành sơ cứu khi cảm nóng hoặc cảm lạnh

1. Cơ sở lý thuyết.

- Các biện pháp sơ cứu cho người bị cảm nóng là giúp đẩy nhanh quá trình tỏa nhiệt nhờ bốc hơi nước, đối lưu và truyền nhiệt. Các vị trí chườm khăn là nới có các động mạch lớn chạy qua.

- Các biện pháp sơ cứu cho người cảm lạnh là giúp giảm quá trình tỏa nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt.

2. Các bước tiến hành.

* Thực hành giải quyết tình huống.

+ Tình huống 1:

Bước 1: Đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió

Bước 2: Gọi cấp cứu 115

Bước 3: Cởi bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá để ở những vị trí có động mạch lớn đi qua da như nách, bẹn, cổ, lau người bằng nước ấm và quạt để tăng sự bốc hơi.

+ Tình huống 2:

Bước 1: Di chuyển người đến nơi khô ráo, ấm áp

Bước 2: Gọi cấp cứu 115

Bước 3: Cởi hết quần áo ướt, làm ấm bằng quần áo và chăn khô, uống nước âm hoặc ăn cháo ấm, làm dịu cổ họng bằng cách xúc họng bằng nước muối sinh lý ấm, làm thông mũi bằng cách nhỏ dung dịch nước muối sinh lí.

3. Đánh giá kết quả và câu hỏi

Ý nghĩa :

+ Cởi hết quấn áo ướt: Tránh cho cơ thể bị mất nhiệt nhanh chóng.

+ Làm ấm bằng quần áo, chăn khô: Tránh cho cơ thể bị mất nhiệt

+ Uống nước ấm hoặc ăn cháo ấm: cung cấp nhiệt lượng, năng lượng cho cơ thể.

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách chăm sóc và bảo vệ da

  1. Mục tiêu: Trình bày được các biện pháp chăm sóc bảo vệ và làm đẹp da an toàn, vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da; tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học, các bệnh về da trong trường học.
  2. Nội dung: HS làm việc theo nhóm, quan sát tranh ảnh và liên hệ thực tế để tìm hiểu một số bệnh về da, thành tựu ghép da trong y học.
  3. Sản phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của một số bệnh về da, vận dụng và đề xuất các giải pháp chăm sóc bảo vệ, làm đẹp da an toàn;; các thành tựu ghép da trong y học.
  4. Tổ chức thực hiện

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4HS, nghiên cứu sgk và dựa trên những hiểu biết cá nhân, hãy nêu các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu các nhóm HS thực hiện dự án: Tìm hiều về một bệnh về da tại trường em hoặc một số thành tựu ghép da trong y học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi trả lời các câu hỏi vận dụng sau:

1. Vì sao những viết thương trên da có thể hồi phục được?

2. Cần lưu ý gì trong chế độ ăn mùa đông và hè.

3. Cần làm gì khi bị bỏng?

4. Em thường bảo vệ, chăm sóc da như thế nào?

 

                                       

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS theo dõi hình ảnh, đọc thông tin trong sgk, thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện nhóm HS giơ tay phát biểu hoặc lên bảng trình bày.

- Một số HS nhóm khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm, thái độ làm việc của các HS trong nhóm.

- GV tổng quát lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

2. Một số bệnh về da và bảo vệ da

* Các biện pháp chăm sóc, bảo vệ da an toàn:

- Tránh làm da bị tổn thương.

- Vệ sinh da sạch sẽ, đặc biệt là những vùng tiếp xúc trực tiếp với môi trường như tay, mặt.

- Che chắn da hoặc sử dụng kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

- Giữ tinh thần lạc quan, sinh hoạt điều độ.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây,…

- Không lạm dụng các loại mĩ phẩm và vệ sinh da sạch sau khi trang điểm,...

 

* Một số bệnh về da hay gặp tại trường học

- Bệnh hắc lào:

+ Nguyên nhân: Do nấm.

+ Triệu chứng: Xuất hiện các vùng da tổn thương dạng tròn, đóng vảy; ngứa ngáy ở vùng mông, bẹn, nách.

+ Hậu quả: Gây khó chịu, ngứa ngáy, mất thẩm mỹ.

 

- Bệnh lang ben:

+ Nguyên nhân: Do nấm

+ Triệu chứng: xuất hiện các vùng da lốm đốm trắng hơn bình thường.

+ Hậu quả: gây mất thẩm mỹ

 

- Mụn trứng cá:

+ Nguyên nhân: Nang lông bị bít tắc, vi khuẩn gây viêm nhiễm và tổn thuông trên da.

+ Triệu chứng: gây ra mụn sần, mụn mủ, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,...

+ Hậu quả: ngứa, đau, mất thẩm mỹ, nguy cơ để lại sẹo, có thể gây nhiễm trùng.

 

* Một số thành tự ghép da trong y học

- Một số thành tựu ghép da trong y học:

+ Sử dụng da ếch, da heo để ghép da điều trị bỏng:

Ghép da sau phẫu thuật

 

Trung bì da heo

- Công nghệ nuôi cấy tế bào sợi trong nghiên cứu và điều trị bỏng.

 

Đáp án:

1. Khi da bị tổn thương, quá trình tự nhiên của da là tạo hàng loạt phản ứng sinh học phức tạp diễn ra hay còn gọi là quá trình tương tác giữa các tế bào nhằm tái tạo biểu bì và mô da từ đó vết thương sẽ dần dần được phục hồi.

2.

+ Chế độ ăn uống mùa hè: Tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước ví dụ như: Ăn nhiều canh, nước trái cây, rau quả…

+ Chế độ ăn uống mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo, giàu protein, thức ăn nóng…

3. Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong vòng ít nhất 15 phút. Sau đó, Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng

4. Em thường bảo vệ chăm sóc da bằng cách:

- Sử dụng mỹ phẩm an toàn, lành tính, hợp với da

- Sử dụng kem chống nắng và che chắn cẩn thận khi ra ngoài đường.

- Vệ sinh da sạch sẽ…

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức da và điều hòa thân nhiệt qua các câu hỏi trắc nghiệm.
  3. Nội dung: Cá nhân HS làm các câu hỏi trắc nghiệm khách quan về cấu tạo, chức năng của da; điều hòa thân nhiệt của cơ thể; các phương pháp chống nóng, lạnh; chữa cảm nóng, cảm lạnh.
  4. Sản phẩm: Đáp án của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

Câu 1: Lớp nào nằm ngoài cùng da và tiếp xúc với môi trường trong cấu trúc của da?

  1. Lớp biểu bì.
  2. Lớp bì.
  3. Lớp mỡ dưới da.
  4. Lớp mạch máu.

Câu 2: Vai trò của lớp mỡ dưới da là gì?

  1. Dự trữ đường.
  2. Cách nhiệt.
  3. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài.
  4. Vận chuyển chất dinh dưỡng.

---- Còn tiếp -----

II. MẪU GIÁO ÁN MÔN HÓA HỌC 8 CÁNH DIỀU- KHTN 8 CÁNH DIỀU

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

BÀI 4: MOL VÀ TỈ KHỐI CHẤT KHÍ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử).
  • Tính được khối lượng mol (M)
  • Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m).
  • Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí.
  • So sánh được khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  • Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 o
  • Sử dụng được công thức n (mol) = để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 o
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu được khái niệm về mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và công thức tính.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để mô tả các khái niệm, hiện tượng. Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV, tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm mol, tỉ khối, thể tích mol của chất khí và cách tính.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua các hoạt động thảo luận, quan sát các hiện tượng thực tiễn, để tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được các hiện tượng thực tế, các ứng dụng trong cuộc sống (như bóng bay được bơm khí hydrogen,…).
  1. Phẩm chất
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học, phiếu học tập
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8 phần Hóa học.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi theo ý kiến cá nhân.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:

Nếu yêu cầu đếm số lượng viên gạch để xây bức tường của lâu đài (hình 4.1) và đếm số lượng hạt cát để xây bức tường của lâu đài bằng cát (hình 4.2), yêu cầu nào có thể thực hiện được ? Vì sao ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời câu hỏi phần khởi động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra những nhận định ban đầu.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV đánh giá câu trả lời của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học: Với những vật thể có kích thước và khối lượng đáng kể như viên gạch, quả táo,… người ta dễ dàng xác định số lượng, khối lượng và thể tích của chúng bằng cách đếm, cân, đo,.. Nhưng với những hạt có kích thước vô cùng nhỏ bé như nguyên tử, phân tử rất khó để có thể cân và đếm được chúng, Vậy làm thế nào để có thể xác định một cách thuận lợi số nguyên tử, phân tử và khối lượng, thể tích của chúng khi tham gia và tạo thành phản ứng hóa học? Sau khi học xong bài học hôm nay chúng ta sẽ giải quyết được vấn đề trên. Chúng ta cùng đi vào bài– Bài 4: Mol và tỉ khối chất khí

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, ví dụ về mol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời CH1 SGK trang 27.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm về mol, lấy được ví dụ, câu trả lời cho CH1 SGK trang 27.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi :

Trong toán học, người ta quy định :

+ 1 tá trứng bằng bao nhiêu quả trứng? (12 quả trứng)

+ 1 chục quả trứng bằng bao nhiêu quả trứng? (10 quả trứng)

- GV: 12 và 10 là số lượng quy định chục và tá. Định nghĩa mol cũng được dựa trên cơ sở đó.

- GV đưa ra định nghĩa về mol: Mol là lượng chất có chứa 6,0221023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,…) của chất đó.

- GV giải thích số 6,022.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu N.

- GV: Giá trị số Avogadro là vô cùng lớn. Nếu một máy đếm các nguyên tử với tốc độ 10 triệu nguyên tử mỗi giây thì sẽ mất khoảng 2 tỉ năm để đếm hết các nguyên tử trong một mol.

- GV yêu cầu HS trả lời CH1 SGK trang 27 :

1. Xác định số nguyên tử có trong :

a) 2 mol nguyên tử nhôm (aluminium)

b) 1,5 mol nguyên tử carbon

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH1 SGK trang 27.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về định nghĩa mol, chuyển sang nội dung mới.

I. Khái niệm mol

- Mol là lượng chất có chứa 6,022 1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử,…) của chất đó.

- Số 6,0221023 được gọi là số Avogadro, được kí hiệu là NA

Ví dụ :

+ 1 mol nguyên tử đồng (Cu) là lượng đồng có chứa 6,022  1023 nguyên tử Cu.

+ 1 mol phân tử nước (H2O) là lượng nước có chứa 6,022  1023 phân tử H2O.

Trả lời CH1 SGK trang 27:

a) 2 mol nguyên tử nhôm là lượng nhôm có chứa 2  6,022  1023 = 12,044  1023 nguyên tử nhôm

b) 1,5 mol nguyên tử carbon là lượng carbon có chứa 1,5  6,022  1023 = 9,033  1023 nguyên tử carbon

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu khối lượng mol

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm, đơn vị khối lượng mol.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH2, 3 SGK trang 28
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra kết luận về khối lượng mol, lấy ví dụ, câu trả lời CH2, 3 SGK trang 28
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giới thiệu khái niệm khối lượng mol của 1 chất: chính là khối lượng của 1 mol phân tử hoặc nguyên tử chất đó.

- GV: Về mặt trị số, khối lượng mol của một chất bằng khối lượng nguyên tử (hoặc phân tử) chất đó.

Ví dụ: Khối lượng nguyên tử Na là 23 amu, khối lượng mol nguyên tử Na là MNa = 23 g/mol

Khối lượng phân tử HCl là 36,5 amu, khối lượng mol phân tử HCl: MHCl = 36,5 g/mol

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về khối lượng nguyên tử và khối lượng mol của một số đơn chất, hợp chất.  

- GV đặt câu hỏi: Làm thế nào để lấy một lượng mol xác định của chât? (cân khối lượng chất rắn hoặc chất lỏng, đong thể tích chất lỏng,…)

- GV yêu cầu HS trả lời CH2, 3 SGK trang 28:

2. Quan sát hình 4.3, cho biết khối lượng 1 mol nguyên tử đồng và khối lượng 1 mol phân tử sodium chloride

3. Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cho biết khối lượng mol nguyên tử hydrogen, nitrogen và magnesium.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát hình 4.3, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH2, 3 SGK trang 28.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH2, 3 SGK trang 28.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm khối lượng mol và đơn vị, chuyển sang nội dung mới.

II. Khối lượng mol

- Khối lượng mol (kí hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

- Đơn vị: gam/mol

- Khối lượng mol nguyên tử hay phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng nguyên tử hay phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.

Ví dụ:

+ Khối lượng nguyên tử oxygen là 16 amu, khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 16 gam/mol.

+ Khối lượng phân tử nước là 18 amu, khối lượng mol phân tử của nước là 18 gam/mol

Trả lời CH2 SGK trang 28:

+ Khối lượng 1 mol nguyên tử đồng là: MCu = 64 g/mol

+ Khối lượng 1 mol nguyên tử sodium chloride là MNaCl = 58,5 g/mol

Trả lời CH3 trang 28:

+ Khối lượng mol nguyên tử hydrogen là MH = 1 g/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử nitrogen là MN = 14 g/mol

+ Khối lượng mol nguyên tử magnesium là MMg = 24 g/mol

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tính được khối lượng mol của chất (M).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra công thức tính khối lượng mol chất.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm tìm hiểu Ví dụ mục III SGK trang 29:

Đốt cháy hoàn toàn 6 gam carbon trong khí oxygen. Tính số mol carbon đã bị đốt cháy, biết khối lượng mol của carbon là 12 gam/mol

- GV đặt câu hỏi để gợi ý HS thực hiện:

+ 1 mol carbon nặng bao nhiêu gam ? (12 gam)

+ Gọi n là số mol carbon cần tìm thì n mol carbon nặng bao nhiêu gam? (6 gam)

+ Tính n như thế nào? (n =  (mol))

- GV: Hãy rút ra các công thức liên quan nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất?

- GV yêu cầu HS áp dụng các công thức đã rút ra ở trên để hoàn thành bảng sau:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

?

3

0,05

Nước

18

27

?

Sắt

56

?

0,2

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, trả lời câu hỏi của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về công thức tính số mol của chất, chuyển sang nội dung mới.

III. Chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng

Nếu đặt n là số mol chất, M là khối lượng mol chất và m là khối lượng chất, ta có công thức :

n =  (mol)  m = n  M (gam) ;

M =  (gam/mol)

Ví dụ:

Chất

Khối lượng phân tử (g/mol)

Khối lượng (g)

Số mol

Urea

60

3

0,05

Nước

18

27

1,5

Sắt

56

11,2

0,2

Hoạt động 4: Tìm hiểu thể tích mol của chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 oC.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời CH4 SGK trang 29.
  3. Sản phẩm học tập: HS phát biểu được khái niệm thể tích mol của chất khí, câu trả lời CH4 SGK trang 29.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục IV SGK trang 28, thực hiện các nhiệm vụ:

+ Nêu khái niệm thể tích mol của chất khí

+ Trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất thì thể tích và khối lượng mol của chúng như nào?

- GV yêu cầu HS trả lời CH4 SGK trang 29:

4. Quan sát hình 4.4. cho biết ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC), thể tích 1 mol khí là bao nhiêu.

- GV lưu ý HS:

+ Giá trị 1 bar = 105 Pa, xấp xỉ bằng áp suất khí quyển ở độ cao ngang mặt nước biển hoặc vùng đồng bằng nơi ta đang sống.

+ Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, thể tích mol của chất rắn hoặc chất lỏng là khác nhau.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thảo luận theo cặp đôi, đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH4 SGK trang 29

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH4 SGK trang 29

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về thể tích mol của chất khí, chuyển sang nội dung mới.

IV. Thể tích mol của chất khí

- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.

- Một mol bất kì chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất

Trả lời CH4 SGK trang 29:

Ở điều kiện áp suất chuẩn, thể tích 1 mol khí là 24,79 l

 

Hoạt động 5: Tìm hiểu về chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS rút ra các công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích các chất khí ở điều kiện chuẩn
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi, ví dụ của GV.
  3. Sản phẩm học tập: HS viết vào vở công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở đktc, câu trả lời cho câu hỏi, ví dụ của GV.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS quan sát bảng 4.1 SGK trang 30, hoạt động nhóm đôi rút ra mối liên hệ giữa thể tích và số mol khí.

- GV đặt câu hỏi gợi ý HS tìm mối liên hệ:

+ Quan sát bảng nhận thấy thể tích 1 mol khí oxygen là bao nhiêu? (24,79 l)

+ Vậy thể tích 2 mol, 0,5 mol khí oxygen lần lượt bao nhiêu?  (49,58 l, 12,395 l)

+ Rút ra được mối liên hệ gì giữa thể tích và số mol khí oxygen? ( =  24,79 l)

- GV yêu cầu HS từ mối liên hệ giữa thể tích và số mol khí oxygen, hãy rút ra công thức chuyển đổi giữa số mol (n) và thể tích (V) của các chất khí ở điều kiện chuẩn (đktc)

- GV yêu cầu HS vận dụng công thức chuyển đổi giữa số mol và thể tích khí để thực hiện các Ví dụ sau:

1. Ở 25 oC và 1 bar, 1,5 mol khí chiếm thể tích bao nhiêu?

2. Một hỗn hợp gồm 1 mol khí oxygen với 4 mol khí nitrogen. Ở 25 oC và 1 bar, hỗn hợp khí này có thể tích là bao nhiêu ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi, ví dụ của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi, ví dụ của GV.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

V. Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

Nếu đặt n là số mol chất khí, V là thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn thì ta có biểu thức:

V = 24,79  n (lít)  n =  (mol)

Trả lời Ví dụ:

1.

Thể tích 1,5 mol khí 25 oC, 1 bar là:

V = 24,791,5 = 37,185 (l)

2.

Số mol khí là: 1 + 4  = 5 (mol)

Thể tích hỗn hợp khí thu được là:

V = 24,795 = 123,95 (l)

 

 

Hoạt động 6: Tìm hiểu về tỉ khối chất khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh được chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6 SGK trang 30
  3. Sản phẩm học tập: HS ghi vào vở khái niệm tỉ khối, công thức tính tỉ khối của chất khí, so sánh chất khí nặng hay nhẹ hơn chất khí khác, câu trả lời CH5, 6 SGK trang 30
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc mục IV SGK trang 30 – 31 và trả lời các câu hỏi:

+ Làm thế nào để so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? (So sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)

+ Tỉ khối của khí A đối với khí B là gì? Kí hiệu và công thức tính?

+ Làm thế nào để biết khí X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? (So sánh khối lượng mol của khí X với khối lượng 1 mol không khí)

+ Viết công thức tính tỉ khối của một khí với không khí?

- GV yêu cầu HS trả lời CH5, 6 SGK trang 30:

5. Nếu không dùng cân, làm thế nào có thể biết được 24,79 lít khí N2 nặng hơn 24,79 lít khí H2 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)?

6. Làm thế nào biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6 SGK trang 30

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện HS trả lời câu hỏi của GV, CH5, 6 SGK trang 30

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức về khái niệm tỉ khối mol của chất khí và công thức.

VI. Tỉ khối của chất khí

- Tỉ khối của khí A đối với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.

- Công thức:

dA/B =

- dA/B  cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần

- Ví dụ:

Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 22 lần.

- Tỉ khối của khí X đối với không khí là:

dX/kk =

Trả lời CH5, 6 SGK trang 30 :

5. Ta có:

Vậy khí N2 nặng hơn khí H2 14 lần

6.

Để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần ta so sánh khối lượng mol của khí A với khối lượng mol của khí B.

dA/B =

+ Nếu dA/B > 1 thì khí A nặng hơn khí B

+ Nếu dA/B < 1 thì khí A nhẹ hơn khí B

 

  

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm.
  3. Nội dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành được bài tập trắc nghiệm
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Khoanh tròn vào câu đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1: Số Avogadro và kí hiệu là

  1. 6,0221023, A
  2. 6,022 10-23, A
  3. 6,022 1023, N
  4. 6,022 10-24, N

Câu 2. Khối lượng mol chất là

  1. khối lượng ban đầu của chất đó
  2. khối lượng sau khi tham gia phản ứng hóa học
  3. bằng 6,022 1023
  4. khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.

---- Còn tiếp ----

III. MẪU GIÁO ÁN MÔN VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU- KHTN 8 CÁNH DIỀU

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 22: TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • HS nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện và liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống.
  • Thực hiện thí nghiệm để minh hoạ được các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để tìm hiểu về các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để minh họa được các tác dụng cơ bản của dòng điện.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được cách giải thích ngắn gọn, chính xác cho các hiện tượng liên quan đến các tác dụng của dòng điện.

Năng lực riêng

  • Thực hiện được thí nghiệm minh họa các tác dụng cơ bản của dòng điện: nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
  • Kết hợp được các kiến thức trong đã học về các tác dụng của dòng điện trong việc giải thích các hiện tượng, lí giải hoặc vận dụng ở các tình huống thực tiễn.
  1. Phẩm chất

-  Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ.

- Trung thực, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ theo đúng yêu cầu của GV.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT KHTN 8.
  • Bộ thí nghiệm thực hành cho nhóm HS gồm :

+ Thí nghiệm minh họa tác dụng nhiệt

+ Thí nghiệm minh họa tác dụng phát sáng

+ Thí nghiệm minh họa tác dụng hóa học

  • Máy tính, máy chiếu để trình chiếu các hình vẽ, ảnh, biểu bảng trong bài
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT KHTN 8.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm, đọc trước tài liệu có liên quan đến tác dụng của các tác dụng của dòng điện.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS, bước đầu khơi gợi nội dung bài học
  3. Nội dung: GV xuất phát từ tình huống thực tế, tạo tình huống có vấn đề dẫn dẵn HS nghiên cứu nội dung bài học.
  4. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ và dự đoán về cách tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu: Tia sét, hình 22.1, được tạo ra là kết quả của dòng hạt mang điện chuyển động. Khi sét đánh, dòng điện trong tia sét có tác dụng phát sáng và tác dụng nhiệt rất mạnh.

GV đặt vấn đề: Dòng điện của tia sét chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Làm thế nào để tạo ra và duy trì dòng điện để từ đó khai thác các tác dụng của dòng điện?.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV để HS tự do phát biểu từ đó dẫn dắt vào bài mới: Bài 22: Tác dụng của dòng điện

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn điện

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện thông qua thí nghiệm
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm mô tả ở Hình 23.1 và kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện
  3. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thông báo với HS tác dụng của nguồn điện như trong SGK: Muốn tạo ra dòng điện ổn định đáp ứng các mục đích khác nhau, cần có thiết bị để duy trì sự chuyển động có hướng của các hạt mang điện trong các vật dẫn điện. Thiết bị như vậy được gọi là nguồn điện

- GV chiếu hình ảnh về một số nguồn điện: pin, acquy, máy phát điện

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 (SGK – tr106): Nêu một số nguồn điện trong đời sống và nêu vai trò của chúng khi được sử dụng.

- GV thông báo với HS: Để nguồn điện cung cấp năng lượng điện, cần dùng dây dẫn điện nối hai cực của nguồn điện với các dụng cụ sử dụng điện và một công tắc được mắc cùng để đóng, ngắt dòng điện.

- GV nhấn mạnh: mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương kí hiệu (+); cực âm kí hiệu (-)

- GV chiếu hình ảnh về một số loại pin, yêu cầu HS chỉ ra cực âm và cực dương.

+ Pin tròn

·        Cực âm là đáy bằng (vỏ pin)

·        Cực dương là núm nhỏ nhô lên (có kí hiệu dấu + )

+ Pin vuông:

·        Cực âm: đầu loe ra

·        Cực dương: đầu khum tròn

+ Pin cúc áo

·        Cực dương: đáy tròn to có kí hiệu (+)

·        Cực dương: đáy bằng, to (có kí hiệu dấu +)

·        Cực âm: mặt tròn nhỏ ở đáy kia (không ghi dấu)

- GV dẫn dắt: Khi dòng điện qua các dụng cụ sử dụng điện, năng lượng điện được chuyển hoá thành năng lượng khác. Việc chuyển hoá này tạo ra các tác dụng khác nhau.

- GV yêu cầu HS hoàn thành phần luyện tập 1 trong SGK – tr106: Nêu sự chuyển hóa năng lượng ở các thiết bị dùng pin, acquy khi tạo ra dòng điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe và trả lời các câu hỏi GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời các câu hỏi

- HS khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

I. Nguồn điện

- Nguồn điện cung cấp năng lượng để tạo ra và duy trì dòng điện.

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (+); cực âm (-)

* CH1 (SGK – tr106)

- Một số nguồn điện trong đời sống

+ Acquy

+ Các loại pin: pin tròn, pin vuông, ...

+ Pin mặt trời (pin quang điện),

+ Máy phát thủy điện mini,

+ Nhà máy phát điện,

+ ổ lấy điện trong gia đình

- Vai trò của chúng khi được sử dụng: cung cấp năng lượng điện cho các thiết bị hoạt động.

* LT (SGK – tr106)

- Thiết bị dùng pin:

+ Đèn pin: điện năng chuyển hóa thành quang năng

+ Quạt cầm tay mini: điện năng chuyển hóa thành cơ năng

- Thiết bị dùng acquy:

+ Xe đạp điện: điện năng chuyển hóa thành cơ năng

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tác dụng của dòng điện

  1. Mục tiêu: HS tìm hiểu về một số tác dụng nhiệt của dòng điện thông qua thí nghiệm
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện thí nghiệm để minh họa các tác dụng cơ bản của dòng điện: Nhiệt, phát sáng, hóa học, sinh lí.
  3. Sản phẩm học tập: Kết quả thí nghiệm minh họa về một số tác dụng cơ bản của dòng điện
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác dụng phát sáng của dòng điện

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: 1 trong những tác dụng quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng.

- GV giới thiệu và phát cho các nhóm HS dụng cụ thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng phát sáng của dòng điện

+ Hai pin (loại 1,5 V)

+ Đế lắp pin

+ Các dây nối có chốt cắm công tắc,

+ Biển trở con chạy,

+ Bảng lắp mạch điện,

+ Đèn LED (loại dùng điện cỡ 2 V - 2,5 V)

- GV cho HS làm việc theo nhóm, thực hiện thí nghiệm mô tả về tác dụng phát sáng của dòng điện theo tiến trình hướng dẫn trong SGK – tr107.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm

+ Đóng công tắc và quan sát độ sáng của đèn?

à Đóng công tắc, đèn sáng bình thường

+ Di chuyển con chạy của biến trở và quan sát độ sáng của đèn?

à Di chuyển con chạy của biến trở dần về cực âm, độ sáng của đèn giảm dần.

- GV chốt lại kết luận về tác dụng phát sáng của dòng điện

- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập mục II.1 SGK – tr107: Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện.

* GV chú ý với HS đặc điểm của đèn diốt phát quang (đèn LED)

+ Đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi qua theo 1 chiều nhất định

+ Cực âm của đèn có bản cực lớn, chân ngắn

+ Cực dương của đèn có bản cực nhỏ, chân dài

- GV chiếu video về ưu điểm tiết kiệm năng lượng và chi phí của đèn LED (link video)

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung phần thí nghiệm mục II.2 trong SGK – 106, cho biết dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện.

- GV chia HS thành 4 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm

+ GV nhắc HS cẩn thận trong quá trình làm thí nghiệm

+ HS tiến hành thí nghiệm trong mục II.2, thảo luận nhóm và ghi lại số chỉ của nhiệt kế khi đóng công tắc.

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- GV chốt lại kết luận về tác dụng nhiệt của dòng điện.

- GV yêu cầu HS trả lời phần câu hỏi và bài tập SGK – tr106: Nêu ví dụ về các dụng cụ  điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống.

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Một số dụng cụ điện như máy khoan điện, quạt điện,... khi hoạt động, phần thân của chúng có nóng lên không?

            

à Khi hoạt động phần thân của chúng có nóng lên.

+ Khi các dụng cụ như máy khoan điện, quạt điện,.. hoạt động, dòng điện có gây ra tác dụng nhiệt không? Nếu có, đó có phải là tác dụng mong muốn, có ích lợi hay không?

à Khi các dụng cụ này hoạt động, dòng điện có gây ra tác dụng nhiệt, tác dụng nhiệt lúc này là tác dụng không mong muốn, gây hao phí điện năng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về tác dụng nhiệt của dòng điện

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về tác dụng nhiệt của dòng điện

- GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về tác dụng hóa học của dòng điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc nhóm : Tiến hành thí nghiệm trong mục II.3 về tác dụng hóa học của dòng điện

- HS thảo luận nhóm và ghi lại nhận xét hiện tượng xảy ra.

à GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn, động viên các nhóm.

- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm: Sau vài phút, có một lớp đồng bám vào thành inox. Điều đó chứng tỏ dòng điện đã tách được đồng ra khỏi dung dịch copper(II) sulfate

à GV chốt lại kiến thức và kết luận về tác dụng hóa học của dòng điện

- GV chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện: mạ điện

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận về tác dụng hóa học của dòng điện, chuyển sang nội dung tiếp theo

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu tác dụng sinh lí của dòng điện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nêu câu hỏi với cả lớp: Nếu sơ ý bị điện giật có thể làm chết người. Điện giật là gì?

- GV yêu cầu HS đọc mục II.2 SGK về tác dụng sinh lí của dòng điện để trả lời câu hỏi trên.

- GV nêu câu hỏi:

+ Dòng điện qua cơ thể người là có hại hay có lợi?

à Dòng điện qua cơ thể người vừa có hại vừa có lợi.

+ Khi nào dòng điện đi qua cơ thể người có lợi?

à Trường hợp dòng điện đi qua cơ thể người có lợi:

·        Sốc điện ngoài lồng ngực trong cấp cức giúp khôi phục lại nhịp tim bình thường.

·        Điện châm giúp giảm đau, gây tê.  

+ Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người thì có hại gì?

à Nếu để dòng điện của mạng điện gia đình trực tiếp đi qua cơ thể người có thể gây giật, bỏng thậm chí gây chết người.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 4 trong SGK

+ Nêu một số cách để đảm bảo an toàn điện, tránh giật điện trong gia đình em.

- GV cho học sinh xem video về một số biện pháp án toàn điện trong gia đình ( link video : 0:22 – 4:26)

 - GV yêu cầu HS đọc phần “Em có biết” trong SGK – tr108

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu mục II.3 SGK và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra

- GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV gọi đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi

- Các HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận về tác dụng sinh lí của dòng điện, chuyển sang nội dung tiếp theo

II. MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN

1. Tác dụng phát sáng

* Thí nghiệm (SGK – tr107)

* Kết luận

Khi có dòng điện chạy qua thì đén phát sáng

* CH2 (SGK – tr107)

Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:

+ Lắp sai cực của đèn (cực dương của đèn lắp với cực âm của nguồn)

+ Các đầu dây điện chưa vặn chặt với các chốt nối của đèn, của pin và của công tắc

+ Dây điện bị đứt ngầm bên trong

+ Pin đã cũ, hết pin.

* Kết luận

Dòng điện có thể làm đèn điện phát sáng, đó là tác dụng phát sáng của dòng điện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tác dụng nhiệt

* Thí nghiệm (SGK – tr107)

* Kết luận

- Dòng điện có tác dụng nhiệt

- Thông thường dòng điện chạy qua các đèn, ngoài tác dụng phát sáng thì thường kèm theo tác dụng nhiệt. Năng lượng điện chuyển hóa thành năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt.

CH3 (SGK – 107)

- Ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt: bàn là, lò nướng, nồi cơm điện, quạt sưởi,...

- Ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng phát sáng: đèn sợi đốt, đèn sưởi,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.Tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện

a) Tác dụng hóa học của dòng điện

* Thí nghiệm (SGK – tr108)

* Kết luận

Dòng điện chạy qua dung dịch điện phân có thể làm tách các chất khỏi dung dịch, đó là tác dụng hóa học của dòng điện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Tác dụng sinh lí của dòng điện

- Dòng điện đi qua cơ thể gây ra tác dụng sinh lí ở các mức độ khác nhau: có thể thể làm tê liệt thần kinh, gây co cơ.

- Trong y học dòng điện được sử dụng phù hợp để cấp cứu hay chữa bệnh

- Dòng điễn có thể làm cơ thể bị điện giật gây nguy hiểm

* CH4 (SGK – tr108)

- Không dùng dây nối bị hư hỏng.

- Không dùng thiết bị điện bị lỗi.

- Rút phích cắm điện đúng cách.

- Tắt đèn trước khi thay bóng mới.

- Kiểm tra dây điện trước khi khoan tường.

- Không dùng nhiều thiết bị cùng một ổ cắm.

- Không dùng thiết bị điện ở nơi ẩm ướt.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Giúp HS vận dụng các kiến thức được học để làm các bài tập liên quan đến các tác dụng của dòng điện
  3. Nội dung: GV chiếu một số câu hỏi trắc nghiệm để HS luyện tập
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra đáp án đúng cho các câu hỏi về các tác dụng của dòng điện
  5. Tổ chức thực hiện :

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi trắc nghiệm cho HS

Câu 1: Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Bóng đèn chỉ nóng lên .
  2. Bóng đèn chỉ phát sáng.
  3. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
  4. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên

Câu 2: Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào dưới đây, khi chúng hoạt động bình thường?

  1. Máy bơm nước chạy điện
  2. Công tắc
  3. Dây dẫn điện ở gia đình
  4. Đèn báo của tivi

---------Còn tiếp ----------

Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 600k/học kì - 700k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án khoa học tự nhiên 8 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CÁNH DIỀU

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay