Giáo án chuyên đề Địa lí 10 kết nối CĐ 3 Phần 2: Các bước viết báo cáo địa lí

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Địa lí 10 bộ sách kết nối tri thức CĐ 3 Phần 2: Các bước viết báo cáo địa lí. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Hoạt động 2. Tìm hiểu về các bước viết báo cáo địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, xác định được các bước cần thực hiện để viết một báo cáo địa lí: chọn đề tài, xây dựng đề cương; thu thập, chọn lọc, xử lí và hệ thống hoá tư liệu; trình bày kết quả báo cáo.

+ Xác định được ý tưởng và chọn đề tài báo cáo địa lí.

+ Xác định được cấu trúc của một đề cương báo cáo khoa học địa lí và nội dung chính của các đề mục.

+ Xác định và hình thành được kĩ năng thu thập, chọn lọc và xử lí thông tin, hệ thống hoá thông tin.

- Trình bày được kĩ thuật viết một báo cáo địa lí; hình thành được kĩ năng viết và trình bày báo cáo địa lí.

  1. Nội dung: Dựa vào thông tin trong mục II và hiểu biết thực tiễn, hãy làm việc theo nhóm hoàn thành bảng sau:

STT

Các bước viết báo cáo địa lí

Yêu cầu

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

  1. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS về các bước viết báo cáo địa lí và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II SGK tr.29-32, thảo luận và thực hiện nhiệm vụ sau vào Phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

STT

Các bước viết báo cáo địa lí

Yêu cầu

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

5

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thảo luận, đọc thông tin mục II SGK tr.29-32 để tìm hiểu về các bước viết báo cáo địa lí và hoàn thành Phiếu học tập.

- GV theo dõi quá trình thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày về các bước viết báo cáo địa lí theo Phiếu học tập.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về các bước viết báo cáo địa lí.

- GV lưu ý HS về việc lựa chọn thông tin:

+ Thông tin có rất nhiều, điều quan trọng là biết cách lựa chọn để làm sao không lấy quá nhiều thông tin sẽ dẫn đến bị loãnh, quá ít sẽ dẫn đến thiếu, lấy thông tin ở mức độ vừa phải, có trọng tâm.

+ Sau khi đã có thông tin, cần biết cách hệ thống hóa thông tin, sắp xếp, trình bày thông tin nào trước, sau.

+ Khi các thông tin đưa vào báo cáo, nếu lấy y nguyên thì phải có trích dẫn (tên tác giả/ tài liệu/ trang/nơi công bố/ năm công bố).

2. Tìm hiểu về các bước viết báo cáo địa lí

Đính kèm kết quả Phiếu học tập phía dưới hoạt động 2.

 

PHIẾU HỌC TẬP

STT

Các bước viết

báo cáo địa lí

Yêu cầu

1

Xác định ý tưởng

và lựa chọn đề tài

Tên bài báo cáo địa lí cần đảm bảo:

- Ngắn gọn, sử dụng ngôn ngữ khoa học.

- Thể hiện rõ vấn đề muốn tìm hiểu và mục đích của người viết báo cáo.

- Bao quát được đối tượng, phạm vi và khoảng thời gian tìm hiểu vấn đề.

 

 

 

 

2

 

 

 

 

Xây dựng

 đề cương báo cáo

1. Ý nghĩa của vấn đề: Trình bày được ý nghĩa của việc tìm

hiểu vấn đề đã chọn lựa.

2. Khả năng của vấn đề: Trình bày, đánh giá được các điều

kiện, tiểm năng phát triển (các nhân tố tự nhiên và nhân tố

kinh tế - xã hội) của hiện tượng/quá trình địa lí tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội.

3. Thực trạng của vấn đề: Phân tích và giải thích được tình

hình phát triển của hiện tượng/quá trình địa lí tự nhiên hoặc

kinh tế - xã hội.

4. Đề xuất hướng giải quyết: đề xuất một số giải pháp phù

hợp để giải quyết vấn đề đó.

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

Thu thập, xử lí và hệ thống hóa

thông tin

- Xác định nguồn thông tin cần thu thập để phù hợp với mục

đích của bài báo cáo địa lí, các nguồn thông tin là:

+ Nội dung kiến thức của môn Địa lí và các môn học khác

có liên hệ với vấn đề tìm hiểu trong chương trình phổ thông

(SGK, sách tham khảo).

+ Các tạp chí/sách khoa học, niên giám thống kê của cả nước hoặc địa phương, tranh ảnh, tài liệu giáo dục địa phương.

+ Các website trên internet có nguồn thông tin đáng tin cậy.

+ Nguồn thông tin từ những người trong gia đình, người dân địa phương và các cơ quan.

+ Các nguồn khác: thông qua quan sát thực tế và thực hiện

phỏng vấn, điều tra.

- Xử lí, hệ thống hoá thông tin gồm các thao tác sau:

+ Tập hợp, phân loại thông tin thành các nhóm: kênh hình,

kênh chữ, số liệu.

+ Chuẩn hoá, phân tích, sàng lọc thông tin: loại bỏ đi những

thông tin không phù hợp.

+ Đánh giá và hệ thống hoá thông tin để chọn lựa các nguồn

tham khảo cho bài báo cáo.

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

Viết báo cáo và

lựa chọn trình bày

- Chọn lựa hình thức thể hiện bài báo cáo phù hợp.

- Lưu ý khi viết bài báo cáo:

+ Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, khoa học; hạn chế viết tắt và

tránh sử dụng một số từ ngữ là tiếng “lóng” hay thể hiện cảm xúc cá nhân.

+ Xây dựng hệ thống nội dung và đánh số thứ tự cho các nội dung để bài báo cáo địa lí được mạch lạc và rõ ràng.

+ Kết hợp kênh chữ với hệ thống kênh hình là các tranh ảnh, sơ đồ, biểu đổ, bảng số liệu thống kê, lược đồ để minh hoạ cho các nhận định trong bài báo cáo. Khi trình bày hệ thống các kênh hình thì theo quy tắc: tên hình ảnh, biểu đồ, sơ đổ nằm phía dưới hình ảnh, biểu đổ, sơ đồ; tên bảng số liệu nằm phía trên bảng; có trích dẫn nguồn thu thập thông tin và được bố trí nằm phía dưới hình ảnh, biểu đổ và bảng biểu.

+ Sử dụng kiểu chữ, kích thước chữ, hiệu ứng, hình ảnh và

âm thanh phù hợp với các sản phẩm đa phương tiện.

 

 

5

 

 

Tổ chức

báo cáo kết quả

Khi thuyết trình về vấn để tìm hiểu, người báo cáo cần lưu ý :

- Trình bày ngắn gọn, đúng thời gian quy định.

- Điều chỉnh giọng nói phù hợp về âm lượng, ngữ điệu với

các phần trình bày.

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể như ánh mát, cử chỉ để tăng tính

tương tác với người nghe.

- Khích lệ người nghe tham gia vào bài thuyết trình thông

qua việc đặt câu hỏi tương tác.

C&D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng được kiến thức lí thuyết và kĩ năng đã có để viết báo cáo địa lí các chủ đề địa lí tự nhiên, địa lí dân cư và địa lí kinh tế - xã hội.
  2. Nội dung: Lựa chọn một chủ để trong các lĩnh vực: địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lí kinh tế, môi trường và phát triển bền vững trong chương trình Địa lí 10 hoặc địa lí địa phương và viết một báo cáo về chủ đề đó.
  3. Sản phẩm: Báo cáo về một vấn đề địa lí của học sinh, được đánh giá theo bảng tiêu chí.
  4. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay