Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức

Dưới đây là tài liệu giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức. Tài liệu này được xây dựng bao gồm: ôn tập kiến thức lí thuyết, bài tập trắc nghiệm và tự luận, đáp án đầy đủ chi tiết sẽ giúp thấy cô ôn tập cho học sinh kiến thức môn Địa lí 10 một cách có hệ thống. Bộ tài liệu này được xây dựng là sự kết hợp giữa sơ đồ tư duy, hệ thống kiến thức và có file word tải về được.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


CHƯƠNG 2: TRÁI ĐẤT

------------------------------------------------------------

KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

Sơ đồ 1: Trái Đất

  1. Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

Nguồn gốc hình thành Trái Đất

- Lịch sử hình thành Trái Đất gắn liền với hệ Mặt Trời. Mặt Trời khi hình thành di chuyển trong dải Ngân Hà, đi qua đám mây bụi và khí. Do lực hấp dẫn của Vũ Trụ mà trước hết là Mặt Trời, khí và bụi chuyển động quanh Mặt Trời theo những quỹ đạo hình elip, dần dần ngưng tụ lại thành các hành tinh (trong đó có Trái Đất). Vào cuối thời kì vật chất ngưng tụ, khi Trái Đất đã có khối lượng lớn gần như hiện nay, quá trình tăng nhiệt bắt đầu diễn ra và dẫn đến sự nóng chảy của vật chất bên trong và sắp xếp thành các lớp.

Đặc điểm của Vỏ Trái Đất

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá: trầm tích, granit và badan. Thành phần hoá học chủ yếu là silic và nhôm.

- Vỏ Trái Đất chia thành hai kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương. Ranh giới giữa vỏ Trái Đất và manti là mặt Mô-hô, ở độ sâu khoảng 40 – 60 km.

- Sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

+ Vỏ lục địa dày trung bình 35 km gồm ba tầng đá: trầm tích, granit, badan. Thành phần chủ yếu là silic và nhóm (sial).

+ Vỏ đại dương dày 5 – 10 km, chủ yếu là đá bazan và trầm tích (rất mỏng). Thành phần chủ yếu là silic và magiê (sima).

Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất

- Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất là khoáng vật và đá:

+ Khoáng vật là những nguyên tố tự nhiên hoặc hợp chất hoá học trong thiên nhiên, xuất hiện do kết quả của các quá trình địa chất.

+ Đá là tập hợp của một hay nhiều khoảng vật. Theo nguồn gốc, đá được chia thành ba nhóm:

  • Đá macma với các loại: đá granit, đá badan,...
  • Đá trầm tích với các loại: đá vôi, sa thạch,...
  • Đá biến chất với các loại: đá gơnai, đá hoa, đá phiến...
  1. Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

Hệ quả địa lí của chuyển động tự quay quanh trục

Đặc điểm chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất:

+ chiều tự quay từ tây sang đồng (ngược chiều kim đồng hồ),

+ trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 66°33′ với mặt phẳng quỹ đạo,

+ chu kì tự quay là 24 giờ (một ngày đêm),

+ vận tốc tự quay lớn nhất ở Xích đạo và nhỏ nhất ở hai cực,...

- Hệ quả sự luân phiên ngày đêm:

+ Trái Đất có sự luân phiên ngày đêm vì Trái Đất có dạng khối cầu, nên luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa (ban ngày), còn một nửa chưa được chiếu sáng (ban đêm). Do Trái Đất tự quay quanh trục nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối gây ra hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau.

- Hệ quả giờ trên Trái Đất: Vì Trái Đất có dạng khối cầu, lại không ngừng tự quay quanh trục nên tia sáng mặt trời không thể cùng lúc chiếu sáng khắp mọi nơi. Nơi được Mặt Trời chiếu sáng trước sẽ có giờ sớm hơn. Việt Nam sử dụng giờ của múi giờ số 7.

Hệ quả địa lí do chuyển động quanh Mặt Trời.

Đặc điểm chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:

– Quỹ đạo hình elip.

– Hướng chuyển động từ đông sang tây (ngược chiều kim đồng hồ).

- Trong quá trình chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất không đổi hướng và luôn nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo góc khoảng 66°33’B.

- Thời gian hoàn thành một vòng chuyển động là 365 ngày và 6 giờ.

Hệ quả hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau: Do Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa quay xung quanh Mặt Trời, nhưng trục của Trái Đất không đổi hướng và nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo góc khoảng 66°33', dẫn đến hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo thời gian và không gian. Trừ hai ngày 21 – 3 và 23 – 9 có ngày và đêm dài bằng nhau, ngày và đêm khác nhau giữa bán cầu Bắc và bán cầu Nam, càng xa Xích đạo thời gian chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn.

Hệ quả hiện tượng các mùa trong năm (ở bán cầu Bắc):

- Từ ngày 21 – 3 đến ngày 22 – 6 là mùa xuân vì lúc này bán cầu Bắc chúc về phía Mặt Trời, ngày dài hơn đêm, góc nhập xạ lớn, mặt đất nhận được nhiều nhiệt, nhưng trước đó trải qua một mùa đông lạnh giá.

- Từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9 là mùa hạ vì bán cầu Bắc vẫn chúc về phía Mặt Trời, ngày vẫn dài hơn đêm, góc nhập xạ lớn, mặt đất đã tích nhiệt từ mùa xuân.

- Từ 23 – 9 đến 22 − 12 là mùa thu vì bán cầu Bắc ngả xa Mặt Trời, ngày ngắn hơn đêm, góc nhập xa nhỏ, mặt đất bắt đầu bị mất nhiệt nhưng không quả lạnh vì đã tích nhiệt từ mùa xuân và hạ.

- Từ ngày 22 – 12 đến ngày 21 – 3 năm sau là mùa đông vì bán cầu Bắc tiếp tục ngả xa Mặt Trời, ngày vẫn ngắn hơn đêm, góc nhập xạ nhỏ, mặt đất bị mất nhiệt và mất nhiệt từ mùa thu nên rất lạnh.

 

 

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

 

  1. Phần trắc nghiệm

Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: So với vỏ lục địa thì vỏ đại dương có đặc điểm gì?

  1. Độ dày lớn hơn, không có tầng granit.
  2. Độ dày nhỏ hơn, có tầng granit.
  3. Độ dày lớn hơn, có tầng granit.
  4. Độ dày nhỏ hơn, không có tầng granit.

Câu 2: Những vùng thường xáy ra động đất, núi lửa thường nằm ở đâu?

  1. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo
  2. trên các lục địa
  3. các vùng gần cực.
  4. trên các đại dương

Câu 3: Đặc điểm nào không phải của lớp nhân Trái Đất?

  1. Có độ dày lớn nhất, nhiệt độ và áp suất lớn nhất
  2. Thành phần vật chất chủ yếu là những kim loại nặng
  3. Vật chất chủ yếu ở trạng thái rắn.
  4. Lớp nhân ngoài có nhiệt độ, áp suất thấp hơn nhân trong

Câu 4: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào?

  1. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
  2. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
  3. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ
  4. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn

Câu 5:  Đặc điểm của lớp Manti dưới là

  1. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  2. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  3. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
  4. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

Câu 6: Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do đâu?

  1. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông.
  2. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.
  3. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi.
  4. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục.

Câu 7: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày ngắn hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian nào?

  1. Từ 21/3 đến 22/6.
  2. Từ 21/3 đến 23/9.
  3. Từ 23/9 đến 21/3.
  4. Từ 23/9 đến 22/12.

Câu 8: Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do đâu?

  1. Trái Đất tự quanh quanh trục.
  2. Trục Trái Đất nghiêng.
  3. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.
  4. Trái Đât có dạng hình khối cầu.

Câu 9: Nơi nào sau đây trong năm có một ngày luôn là toàn đêm?

  1. Chí tuyến Bắc.
  2. Chí tuyến Nam.
  3. Xích đạo.
  4. Vòng cực.

Câu 10: Nơi nào sau đây trong năm luôn có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

  1. Vòng cực.
  2. Chí tuyến
  3. Xích đạo.
  4. Cực
  5. Phần tự luận

Câu 1: Theo nguồn gốc, các loại đá cầu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm? Các nhóm đá được hình thành như thế nào?

Câu 2:

+ Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là mấy giờ?

+ Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu Iooc là mấy giờ?

+ Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Mat-xcơ-va là mấy giờ?

+ Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu đê li là  mấy giờ?

+ Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở  Bắc Kinh là mấy giờ?

Câu 3: Hãy cho biết nguyên nhân sinh ra mùa trên Trái Đất. Hiện tượng mùa khác nhau như thế nào ở các vùng nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức
Giáo án hệ thống kiến thức địa lí 10 kết nối tri thức

THÔNG TIN GIÁO ÁN:

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Giáo án hệ thống kiến thức bao gồm: Kiến thức lý thuyết, câu hỏi trắc nghiệm và tự luận
  • Ôn tập ngắn gọn lý thuyết + bài tập đa dạng

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án địa lí 10 kết nối tri thức (bản word)

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay