Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2

Giáo án chuyên đề CĐ1: Hoạt động 1,2 sách chuyên đề học tập địa lí 10 kết nối. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2
Giáo án chuyên đề địa lí 10 kết nối CĐ1: Hoạt động 1,2

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 10.1: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

(10 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được khái niệm, các biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  • Giải thích được nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
  • Phân tích được các tác động của biến đổi khí hậu và hậu quả trên phạm vi toàn cầu.
  • Giải thích được tầm quan trọng và sự cấp bách của ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Hệ thống hóa được các nhóm giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Phân tích được các lược đồ, biểu đồ, hình ảnh,…liên quan đến biến đổi khí hậu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động địa lí.
  • Năng lực địa lí:
  • Năng lực nhận thức Địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích, các hiện tượng và quá trình địa lí.
  • Năng lực tìm hiểu Địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học, khai thác internet phục vụ môn học.
  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí giải quyết một vấn đề thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
  • Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
  • Ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Sách Chuyên đề học tập Địa lí 10, Sách giáo viên Chuyên đề học tập Địa lí 10, Giáo án.
  • Biểu đồ biến đổi nhiệt độ trung bình của Trái Đất, biểu đồ xu thế biến đổi mực nước biển trung bình toàn cầu,...
  • Lược đồ kịch bản biến đổi nhiệt độ trên Trái Đất.
  • Tranh ảnh, video,... về tác động của biến đối khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Một số trang web có nội dung liên quan đến chuyên đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Địa lí 10.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu:

- Tạo tình huống có vấn đề tạo kết nối giữa những điều HS đã biết về khí hậu, biến đối khí hậu với nội dung chuyên đề.

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.

  1. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu; HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để trình bày một số hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.
  2. Sản phẩm: HS đưa ra những thông tin, hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.
  3. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu:

     

 

            

 

       

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn) và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày một số hiểu biết về biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát một số hình ảnh về biến đổi khí hậu.

- HS vận dụng kiến thức kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để trình bày một số hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày hiểu biết của bản thân về biến đổi khí hậu:

+ Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người.

Các thiệt hại về kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra cũng ngày càng tăng theo nhiệt độ trái đất. Các cơn bão lớn làm mùa màng thất bát, tiêu phí nhiều tỉ đô la; ngoài ra, để khống chế dịch bệnh phát tán sau mỗi cơn bão lũ cũng cần một số tiền khổng lồ. Khí hậu càng khắc nghiệt càng làm thâm hụt các nền kinh tế. Các tổn thất về kinh tế ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống. Người dân phải chịu cảnh giá cả thực phẩm và nhiên liệu leo thang; các chính phủ phải đối mặt với việc lợi nhuận từ các ngành du lịch và công nghiệp giảm sút đáng kể, nhu cầu thực phẩm và nước sạch của người dân sau mỗi đợt bão lũ rất cấp thiết, chi phí khổng lồ để dọn dẹp đống đổ nát sau bão lũ, và các căng thẳng về đường biên giới.

+ Trên toàn cầu, Việt Nam là quốc gia xếp thứ sáu chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu. Mỗi năm, các diễn biết thời tiết ngày càng phức tạp và không thể dự báo trước được gây ra tỷ lệ tử vong và thiệt hại cho cơ sở hạ tầng rất cao, chẳng hạn như trường học và trung tâm y tế, và tác động xấu đến sinh kế của nhóm dân số thiệt thòi ở thành thị và nông thôn.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào chuyên đề: Bước sang thế kỉ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một trong những thách thức lớn nhất là sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của con người; môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội của mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Biến đổi khí hậu là gì? Em có thể làm gì để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chuyên đề học tập này – Chuyên đề 10.1 – Biến đổi khí hậu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm và biểu biện của biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS:

- Nêu được khái niệm biến đổi khí hậu.

- Trình bày được các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.5 để tìm hiểu về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 1, 2 SGK tr.5, 6 để tìm hiểu về các biểu hiện của biến đổi khí hậu: tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, gia tăng các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan, mực nước biển dâng.

  1. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở:

- Khái niệm biến đổi khí hậu.

- Các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục I.1 SGK tr.5 để tìm hiểu về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về khái niệm biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 1, 2 SGK tr.5, 6 và thực hiện nhiệm vụ: Trình bày các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo 6 nhóm, đọc thông tin mục I.2, kết hợp quan sát Hình 1, 2 SGK tr.5, 6 để tìm hiểu về các biểu hiện của biến đổi khí hậu.

- GV quan sát, theo dõi quá trình HS thảo luận, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại một số nhóm trình bày về các biểu hiện của biến đổi khí hậu: tăng nhiệt độ, thay đổi lượng mưa, gia tăng các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan, mực nước biển dâng.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày nay thể hiện ở xu thế biến đổi của các yếu tố khí tượng như nhiệt độ, lượng mưa,...; ở mực nước biển dâng và các hiện tượng khí tượng cực đoan như bão, áp thấp nhiệt đới, rét đậm, rét hại,...

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Tìm hiểu khái niệm và biểu biện của biến đổi khí hậu

1. Khái niệm

Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, biểu hiện bởi sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Biểu hiện

a) Tăng nhiệt độ

- Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng khoảng 1℃ (1901 – 2020). Có chiều hướng tăng nhanh đáng kể từ giữa thế kỉ XX với mức tăng khoảng 0,12℃/thập kỉ (1951 – 2020).

- Nhiệt độ có xu hướng tăng nhanh hơn ở các vùng vĩ độ cao và các vùng nằm sâu trong lục địa.

b) Thay đổi lượng mưa

- Lượng mưa có xu thế tăng ở phần lớn các khu vực trên toàn cầu (1901 – 2020).

+ Xu thế tăng rõ ràng nhất ở các vùng vĩ độ trung bình và vĩ độ cao.

+ Xu thế giảm ở nhiều khu vực nhiệt đới.

- Xu thế tăng/giảm của lượng mưa phản ánh rõ ràng hơn trong giai đoạn 1951 – 2020.

+ Xu thế tăng rõ nhất ở khu vực châu Mỹ, Tây Âu, Ô-xtray-li-a.

+ Xu thế giảm rõ nhất ở các khu vực châu Phi và Trung Quốc.

c) Gia tăng các hiện tượng khí tượng, thủy văn cực đoan

- Số đợt nắng nóng có xu thế tăng trên quy mô toàn cầu.

- Các đợt hạn xảy ra ngày càng khắc nghiệt và kéo dài hơn.

- Số lượng cũng như cường độ của các cơn bão mạnh tăng lên.

d) Mực nước biển dâng

- Mực nước biển toàn cầu có xu

thế tăng.

- Tuy nhiên sự gia tăng mực nước biển là không đồng nhất giữa các khu vực, cá biệt tại một số trạm mực nước biển có xu thế giảm.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Hoạt động 2.1. Tìm hiểu nguyên nhân tự nhiên

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS nêu được nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II,1, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.7 để tìm hiểu về nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II,1, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.7 và trả lời câu hỏi: Hãy nêu và giải thích một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, đọc thông tin mục II,1, kết hợp đọc mục Em có biết SGK tr.7 để nêu và giải thích một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày và giải thích một số nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nguyên nhân tự nhiên gây biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Nguyên nhân tự nhiên

- Sự thay đổi quỹ đạo tự quay và dao động quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: quỹ đạo tự quay quanh trục của Trái Đất nhanh lên hay chậm đi đều ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái Đất. Sự thay đổi quỹ đạo chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời làm biến đổi biến trình năm của bức xạ đến các khu vực khác nhau trên Trái Đất.

- Các mảng kiến tạo di chuyển trong hàng triệu năm sẽ làm cho một vùng nào đó di chuyển từ vĩ độ này đến vĩ độ khác, nên khí hậu ở vùng đó sẽ biến đổi.

- Phun trào núi lửa lớn làm phát tán lượng tro bụi và các chất khí (SO.....) vào bầu khí quyển, các chất khí đó tồn tại lơ lửng trên không gian rộng. Khí SO, kết hợp với nước tạo thành axit sunfuric có khả năng phản hồi lượng lớn bức xạ của Mặt Trời trở lại Vũ Trụ nên khí hậu Trái Đất sẽ lạnh đi.

- Chu kì hoạt động của Mặt Trời cũng làm ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái Đất.

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu nguyên nhân con người

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động HS giải thích được nguyên nhân do con người gây biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), đọc thông tin mục II.2, kết hợp khai thác mục Em có biết, Hình 3-6 SGK tr.7-10 để tìm hiểu về các nguyên nhân do con người gây biến đổi khí hậu.
  3. Sản phẩm: HS trình bày và ghi vào vở nguyên nhân do con người gây biến đổi khí hậu.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), đọc thông tin mục II.2, kết hợp khai thác mục Em có biết, Hình 3-6 SGK tr.7-10 và thực hiện nhiệm vụ: Nêu và giải thích một số nguyên nhân con người gây biến đổi khí hậu.

 

- GV hướng dẫn HS thảo luận: Trả lời các câu hỏi gợi ý sau

+ Giải thích cơ chế khiến nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên.

+ Kể tên các chất khí nhà kính. Chất khí nào đóng vai trò lớn nhất gây biến đổi khí hậu.

+ Quan sát hình 4, 5, nêu các hoạt động chủ yếu của con người gây ra biến đổi khí hậu.

+ Dựa vào hình 6, cho biết những nước nào có mức phát thải khí nhà kính chiếm tỉ lệ lớn trên thế giới.

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết những hoạt động hằng ngày nào của em có thể góp phần gây biến đổi khí hậu.

+ Hãy lí giải vì sao chặt phá rừng và khai thác rừng bừa bãi lại góp phần gây ra biến đổi khí hậu?

à Gợi ý:

+  Những hoạt động hằng ngày có thể góp phần gây biến đổi khí hậu: sử dụng điện quá mức, không tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, chặt phá cây xanh, sử dụng túi nilon, sử dụng nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật....

+ Chặt phá và khai thác rừng bừa bãi góp phần gây biến đổi khí hậu vì đây là những hoạt động làm cho rừng bị mất đi, làm mất đi bề mặt hấp thụ các khí nhà kính do con người phát thải ra. Do vậy, chúng ta cần phải bảo vệ và phát triển rừng, trồng thêm nhiều cây xanh,...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo cặp đôi hoặc nhóm (bàn), đọc thông tin mục II.2, kết hợp khai thác mục Em có biết, Hình 3-6 SGK tr.7-10 để nêu và giải thích một số nguyên nhân con người gây biến đổi khí hậu.

- HS vận dụng kiến thức được tìm hiểu, liên hệ thực tế và bản thân để trả lời câu hỏi vận dụng.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày và giải thích một số nguyên nhân con người gây biến đổi khí hậu.

- GV mời đại diện HS

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

+ Bên cạnh những nguyên nhân tự nhiên thì ngày nay các hoạt động kinh tế - xã hội là tác nhân chủ yếu làm gia tăng biến đổi xã hội.

+ Trong quá trình sinh hoạt và sản xuất, con người phát thải ra môi trường các chất khí nhà kính, làm không khí gần bề mặt đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Nguyên nhân con người

a) Các khí nhà kính chủ yếu do con người phát thải

- Khí carbon dioxide (CO2)

+ Là chất khí nhà kính chủ yếu, ảnh hưởng đến nhiệt độ Trái Đất, là chất khí tham chiếu để tính "tiềm năng nóng lên toàn cầu” của các khí nhà kinh khác.

+ Lượng khí CO2 gia tăng chủ yếu do hoạt động đốt nhiên liệu hoá thạch trong công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất nông nghiệp và các hoạt động dân sinh khác.

- Khí methane (CH4)

+ Là loại khí nhà kính đứng thứ hai sau khi CO2; góp phần gây nên hiệu ứng nhà kính.

+ Là sản phẩm được tạo ra do vi khuẩn phân giải các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí.

- Khí nitrous oxid (N2O)

+ Chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong thành phần khí quyển.

+ Sự gia tăng của N2O chủ yếu do hoạt động nông nghiệp.

- Khí hydrofluorocarbons (HFCs)

+ Là chất khí nhà kính không có trong tự nhiên.

+ Được sản xuất có tính thương mại dùng trong máy làm lạnh và chất xốp cách nhiệt.

- Khí perfiuorocarbons (PFGs): Phát sinh từ ngành công nghiệp sản xuất nhôm, sản xuất các vật liệu chống cháy, sản xuất các thiết bị điện tử,...

- Khí sufur hexafluoride (SF6): phát sinh từ ngành công nghiệp điện tử, trong các máy phục vụ truyền tải điện,...

=> So với thời kì tiền công nghiệp (1750 - 1800), tổng lượng phát thải các chất khi nhà kính tăng lên hằng năm, => Tổng lượng tích trữ và hàm lượng các chất khí trong khí quyển cũng tăng lên rất nhanh, đặc biệt trong các thập kỉ gần đây.

b) Các hoạt động phát thải khí nhà kính trên thế giới

- Ngành năng lượng phát thải nhiều khi nhà kinh nhất. Phát thải là do đốt

các nhiên liệu như than đá, khí tự nhiên, dầu để phát điện, phát nhiệt.

- Các ngành công nghiệp khác phát thải khí nhà kính chủ yếu liên quan đến việc đốt nhiên liệu hoá thạch tại các cơ sở sản xuất để cung cắp năng lượng.

- Con người đã phát thải khí nhà kính do nạn đốt phá rừng, phát thải từ đất đai, do chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng thành đất nông nghiệp hoặc sự phân huỷ của đất than bùn.

- Ngành nông nghiệp phát thải khí nhà kinh từ sản xuất nông nghiệp chủ yếu do việc sản xuất lúa nước, chăn nuôi và đốt sinh khối.

- Ngành giao thông vận tải phát thải nhà kinh chủ yếu liên quan đến nhiên liệu hoá thạch bị đốt trong các động cơ đốt trong cho các phương tiện giao thông.

 

- Các công trình xây dựng và nhà ở phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực này do sử dụng năng lượng tại chỗ và đốt nhiên liệu sưởi ấm trong các toà nhà hoặc trong nấu ăn.

- Chất thải và nước thải phát thải các khí CH4, N2O từ bãi rác, nước thải.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Địa lí 10 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10- SÁCH KẾT NỐI

Chat hỗ trợ
Chat ngay