Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực

Giáo án chuyên đề bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực sách chuyên đề học tập vật lí 10 cánh diều. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực
Giáo án chuyên đề vật lí 10 cánh diều bài 2: Ứng dụng của vật lí trong một số lĩnh vực

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 2: ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC (6 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
  • Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực Quân sự; Công nghiệp hạt nhân; Khí tượng; Nông nghiệp, Lâm nghiệp; Tài chính; Điện tử; Cơ khí, tự động hóa; Thông tin, truyền thông; Nghiên cứu khoa học).
  • Thực hiện được Nhiệm vụ học tập tìm hiểu về các mô hình, lí thuyết khoa học đã phát triển và được áp dụng để cải thiện các công nghệ hiện tại cũng như phát triển các công nghệ mới.
  1. Năng lực

 - Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí.
  • Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức học tập, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo, có ý thức làm việc nhóm, tôn trọng ý kiến các thành viên khi hợp tác.
  • Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, có trách nhiệm, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
  3. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. a) Mục tiêu:

- HS được gợi tâm thế vào bài học.

  1. b) Nội dung: HS quan sát video, hình ảnh và trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi về ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực, ngành nghề.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS quan sát video về động cơ đẩy ion và sự so sánh với động cơ tên lửa hiện nay:

https://www.youtube.com/watch?v=1icvDzvmGHI (Từ 1:14 đến 4:10).

- GV đặt câu hỏi:

Những tiến bộ trong nghiên cứu vật lí đã được áp dụng để cải tiến kĩ thuật cũng như phát triển công nghệ mới trong hầu hết các lĩnh vực ngành nghề. Hãy mô tả việc sử dụng kiến thức vật lí trong một lĩnh vực khoa học hoặc ngành nghề mà bạn biết.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Dự kiến câu trả lời của học sinh:

+ Ứng dụng của vật lí nano trong lĩnh vực chế tạo pin và thiết bị lưu trữ năng lượng.

+ Ứng dụng của vật lí hạt nhân trong y học như máy xạ trị, máy chụp cắt lớp hoặc trong các lò phản ứng hạt nhân để khai thác năng lượng.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: "Sự phát triển của kinh tế, xã hội, các lĩnh vực nghề nghiệp ngày càng được chuyên môn hóa, ứng dụng công nghệ cao. Vật lí đã đóng vai trò như thế nào trong một số lĩnh vực khoa học và ngành nghề? Bài học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu".

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng vật lí trong quân sự

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực quân sự.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trao đổi, thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, nêu được các một số ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực quân sự.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HĐ CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt: Từ xa xưa con người đã tạo nên nhiều loại vũ khí. Để chế tạo ra các thiết bị đó chúng ta đã ứng dụng rất nhiều kiến thức vật lí.

Ví dụ:

Mũi tên được bắn ra nhờ vào tính chất đàn hồi của dây cung.

Máy bắn đá hoạt động dựa trên nguyên lí đòn bẩy.

+ Ngày nay có nhiều loại vũ khí đã được chế tạo ra dựa trên các hiểu biết về vật lí.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 1: Kiến thức vật lí nào được áp dụng cho kĩ thuật phát hiện sớm các phương tiện tấn công của đối phương?

+ Câu hỏi 2: Sóng dùng trong kĩ thuật rađa quân sự của quân chủng phòng không không quân khác gì với sóng được cá heo sử dụng để xác định phương hướng?

+ GV dẫn dắt: Kĩ thuật rada phát triển làm nảy sinh nhu cầu ngụy trang của đối phương.

+ Câu hỏi 3: Nguyên tắc vật lí nào được áp dụng để các máy bay tránh sóng rađa của đối phương?

(Máy bay không người lái nano Black Hornet).

+ Câu hỏi 4: Định luật vật lí nào đã được áp dụng để cải thiện công nghệ chế tạo động cơ máy bay?

(Động cơ máy bay)

- GV dẫn dắt: Những chiếc máy bay được cải tiến, khả năng bay cao hơn thì nảy sinh những vấn đề gì?

(Càng lên cao, áp suất không khí càng giảm, do đó cần giữ áp suất trong máy bay ổn định ở điều kiện tương tự mặt đất).

- GV cho HS tóm tắt một số ứng dụng của vật lí trong quân sự.

- GV kết luận về ứng dụng của vật lí trong quân sự, mỗi khi lĩnh vực quân sự phát sinh yêu cầu thì các nhà kĩ thuật luôn tìm được cơ sở vật lí cho các giải pháp.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. Ứng dụng vật lí trong quân sự

TL Câu hỏi 1:

Phản xạ âm.

TL Câu hỏi 2:

Sóng trong kĩ thuật rađa là sóng điện từ. Sóng do cá heo phát ra là sóng âm.

TL Câu hỏi 3:

Tán xạ sóng.

TL Câu hỏi 4:

Định luật II Newton.

Một số ứng dụng của vật lí trong quân sự:

- Phản xạ sóng vô tuyến được ứng dụng trong kĩ thuật rada.

- Cơ chế tán xạ là cơ sở cho việc chế tạo thiết bị tránh rada.

Các nhà khoa học đã sử dụng các nghiên cứu vật lí cho công nghệ chế tạo vật liệu nano, loại vật liệu giúp giúp tán xạ sóng từ rađa truyền tới chứ không phản xạ trở lại rađa.

- Định luật II Newton là cơ sở để chế tạo động cơ phản lực.

- Nguyên tắc tăng giảm áp suất được dùng để chế tạo khoang điều áp của máy bay.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng vật lí trong lĩnh vực thông tin, truyền thông

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trao đổi, thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, nêu được các một số ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực thông tin, truyền thông.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS đọc Bạn có biết 1 (SGK -tr 22),

(Bảng mã Morse)

+ GV dẫn dắt: Nhu cầu truyền thông tin nhanh và chính xác đã là động lực thúc đẩy nhiều sáng chế, phát minh trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- GV cho HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nhược điểm của mã Morse?

(Mã Morse phải nhận thông tin ở nơi gửi rồi lại cần giải mã ở nơi nhận).

+ Câu hỏi 5: Lĩnh vực vật lí nào được áp dụng để truyền thông tin trong các máy điện báo?

+ Câu hỏi 6: Hãy chỉ ra những hiện tượng vật lí là cơ sở cho việc chế tạo điện thoại của Bell?

- GV hỏi thêm: Nhược điểm của điện thoại của Bell là gì?

(Điện thoại cồng kềnh và bất tiện).

+ Câu hỏi 7: Thảo luân để chỉ ra nhu cầu trao đổi thông tin của con người đã thay đổi như thế nào từ thời có điện thoại của Bell đến khi có điện thoại thông minh?

- GV cho HS tóm tắt một số ứng dụng của vật lí trong thông tin và truyền thông.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

II. Ứng dụng vật lí trong lĩnh vực thông tin, truyền thông

TL Câu hỏi 5:

Điện học.

TL Câu hỏi 6:

Dao động phát ra âm, chuyển đổi âm thanh – dao động của mạch điện từ.

TL Câu hỏi 7:

Mạch nhỏ gọn, dung lượng thông tin lớn, kiểu thông tin phong phú.

Một số ứng dụng của vật lí trong thông tin và truyền thông:

- Tốc độ truyền tín hiệu điện được ứng dụng trong máy điện báo.

- Cảm ứng điện từ là cơ sở để chế tạo điện thoại.

- Vật lí bán dẫn và cơ học lượng tử là cơ sở cho các phát minh về máy điện tử, internet.

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng vật lí trong y học

  1. a) Mục tiêu:

- HS nêu được ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực y học.

  1. b) Nội dung:

 HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, trao đổi, thảo luận, suy nghĩ trả lời câu hỏi.

  1. c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức bài học, nêu được các một số ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực y học.
  2. d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV dẫn dắt: Trước đây khi chưa có các thiết bị hiện đại hỗ trợ, các bác sĩ chỉ có thể chẩn đoán bệnh bằng kinh nghiệm quan sát lâm sàng.

Ngoài chẩn đoán hình ảnh, vật lí còn có nhiều ứng dụng trong chữa bệnh, phẫu thuật được sử dụng rộng rãi.

- GV cho HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi:

+ Câu hỏi 8: Đặc điểm nào của tia X là cơ sở cho phương pháp chụp X – quang?

+ Câu hỏi 9: Các tế bào bình thường lớn lên, phân chia để hình thành tế bào mới thay thế tế bào cũ già dần và chết đi. Những tế bào ung thư không chết đi mà liên tục phát triển và nhân lên không kiểm soát, tạo thành khối u. Đặc điểm nào của các tia phóng xạ đã được ứng dụng để điều trị ung thư?

+ Câu hỏi 10: Vì sao có thể nói các nhà vật lí đã tạo ra loại dao phẫu thuật tốt nhất cho các bác sĩ?

- GV cho HS tóm tắt về một số ứng dụng của vật lí trong y học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu.

- GV: quan sát và trợ giúp HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày

- Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

III. Ứng dụng vật lí trong y học

TL Câu hỏi 8:

Đâm xuyên và làm đen kính ảnh.

TL Câu hỏi 9:

Đâm xuyên và phá hủy tế bào.

TL Câu hỏi 10:

Dao laser có thể điều khiển chính xác, gây ít tổn thương đến các vùng xung quanh.

Một số ứng dụng của vật lí trong y tế:

- Tia X được ứng dụng trong chẩn đoán hình ảnh.

- Thiết bị chụp cộng hưởng từ sử dụng đặc tính định hướng theo từ trường của các phân tử nước trong các mô cơ thể.

- Tia phóng xạ được sử dụng trong phương pháp xạ trị.

- Laser là cơ sở cho việc chế tạo dao phẫu thuật chính xác.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học làm Luyện tập SGK và trả lời các câu hỏi.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS nêu được một số ứng dụng của vật lí trong các lĩnh vực quân sự, y học, thông tin và truyền thông.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV tổng hợp các kiến thức cần ghi nhớ cho HS

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 2 trả lời câu hỏi:

Nêu những ứng dụng vật lí đã giúp phát triển lĩnh vực: Quân sự, Thông tin và truyền thông, y học. (Những ứng dụng khác với nội dung đã nêu của bài học).

- GV cho HS nêu một số ứng dụng của vật lí trong nghệ thuật và thể thao.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương

Kết quả:

Tìm hiểu một số ứng dụng của vật lí trong quân sự, truyền tin và y tế:

- Trong quân sự:

+ Kính nhìn đêm được phát triển dựa trên kiến thức về tia hồng ngoại, bức xạ nhiệt hay khuếch đại ánh sáng mờ.

+ Máy bay tiêm kích sử dụng các kiến thức về khí động lực học, bảo toàn động lượng.

+ Tàu ngầm quân sự hoạt động dựa trên định luật Archimedes, nguyên lí Pascal, năng lượng hạt nhân.

- Trong thông tin và truyền thông:

+ Phần cứng máy tính, điện thoại, chíp vi xử lí trong máy tính ứng dụng những nghiên cứu về mạch điện, điện tử (tụ điện, diode, transistor, LED,..)

+ Công nghệ mạng dữ liệu di động 4G, 5G, wifi, bluetooth, điện thoại vệ tinh ứng dụng của công nghệ truyền dữ liệu không dây.

- Trong y học:

 + Sử dụng laser trong các công nghệ chụp ảnh, chẩn đoán như chẩn đoán u sắc tố, các bệnh liên quan đến da.

Một số ứng dụng của vật lí trong nghệ thuật và thể thao:

- Các kiến thức về đường truyền ánh sáng được ứng dụng để chế tạo máy chụp hình, quay phim.

- Các kiến thức về sóng điện từ được ứng dụng trong truyền thanh, truyền hình.

- Các kiến thức về cơ học được ứng dụng trong môn trượt băng nghệ thuật, việc thay đổi hình dạng cơ thể giúp vận động viên thay đổi tốc độ góc trong các kĩ thuật xoay người.

- Các kiến thức về khí động học và cơ học chất lưu được áp dụng để tối ưu hóa xe đua.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS thảo luận, đề ra phương án, lập kế hoạch và thực hiện dự án để tìm hiểu các ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề.
  2. c) Sản phẩm: HS nêu được phương án thực hiện dự án, báo cáo kết quả dự án về tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực, ngành nghề.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành Vận dụng (SGK -tr28)

Lập kế hoạch và thực hiện dự án tìm hiểu về ứng dụng của vật lí trong một lĩnh vực, ngành nghề:

  1. Thảo luận, đưa ra danh sách 2 – 3 ngành nghề phổ biến ở địa phương và lựa chọn ngành nghề mà nhóm muốn tìm hiểu.
  2. Thảo luận các câu hỏi định hướng

- Kiến thức vật lí nào đã được ứng dụng trong nghành nghề muốn tìm hiểu?

- Kiến thức vật lí đó được phát triển và áp dụng như thế nào trong công việc của ngành nghề?

- Có thể đưa thêm kiến thức vật lí nào khác để phát triển công nghệ mới ứng dụng trong ngành nghề này?

  1. Thảo luận, thống nhất sản phẩm dự kiến
  2. Lập kế hoạch thực hiện dự án của nhóm

Xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để hoàn thành sản phẩm dự án; phân chia nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; xác định thời hạn hoàn thành, phương tiện để khảo sát, thu thập, xử lí thông tin và sản phẩm dự kiến.

  1. Thực hiện dự án, báo cáo và thảo luận

- Tiến hành thu thập, xử lí thông tin theo kế hoạch và xây dựng sản phẩm trình bày trên lớp.

- Bảo cáo về quá trình thực hiện và kết quả dự án tìm hiểu.

- Thảo luận, nhận xét để thấy được ứng dụng rộng rãi của vật lí trong các lĩnh vực ngành nghề và xác định được việc cần thực hiện để học tập tốt bộ môn vật lí, phục vụ cho định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, xác định mục tiêu, nhiệm vụ từ đó đề xuất phương án, phân công nhiệm vụ cho các thành viên để thực hiện dự án.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Đại diện HS trình bày về phương án của nhóm.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét về phương án, đề xuất của HS, hỗ trợ nếu cần thiết.

- GV đưa ra gợi ý một số ngành nghề, một số ứng dụng.

Gợi ý đáp án:

GV có thể đưa ra một số gợi ý về ngành nghề và các ứng dụng để HS có hướng tìm hiểu:

- Một số ngành nghề phổ biến ở địa phương:

+ Xây dựng

+ Cơ khí, tự động hóa.

+ Nông, lâm nghiệp.

+ Tài chính

- Gợi ý về ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

Xây dựng

Công nghệ thông tin

Nông, lâm nghiệp

Tài chính

- Nghiên cứu về kết cấu, sự biến dạng và sức bền vật liệu: lựa chọn vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu, nhu cầu,..

- Kiến thức cơ học: hệ thống tời, ròng rọc,…

- Cơ sở của cơ học, điện – điện tử: sử dụng máy móc, thiết bị như: máy kéo, máy trộn, …

- Lí thuyết cơ học: giúp chuyển động của các cánh tay robot một cách chính xác,…

- Lí thuyết điện – điện tử: giúp thiết kế các mạch điều khiển tự động hóa.

- Sợi quang học và laser góp phần tăng tốc độ và băng thông truyền tín hiệu từ các bộ điều khiển trung tâm đến các thiết bị.

- Khoa học vật liệu: chế tạo các cảm biến (vai trò quan trọng trong điều khiển tự động).

- Sử dụng bức xạ ion để chiếu xạ,..

- Kiến thức nhiệt động lực học: sản xuất máy kéo, máy gặt, …

- Công nghệ nano: tăng hiệu quả và an toàn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

- Công nghệ nhà kính: hạn chế tác hại của sâu bệnh.

 

- Mô hình của vật lí như mô hình lực hấp dẫn áp dụng để phân tích các quá trình kinh tế.

- Công nghệ trí tuệ nhân tạo: giảm thiểu gian lận và hacker trong giao dịch,..

- Thẻ thanh toán điện tử được làm bằng nhựa hoặc vật liệu tương tự có tích hợp IC được sử dụng dựa trên vi mạch nhúng để lưu trữ dữ liệu thành một chuỗi tín hiệu…

 

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập trong SBT
  • Chuẩn bị bài mới.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay