Giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều CĐ 3 Bài 3: Năng lượng tái tạo (P1)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách cánh diều CĐ 3 Bài 3: Năng lượng tái tạo (P1). Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án vât lí 10 cánh diều (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO (5 TIẾT)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Phân loại năng lượng hoá thạch và năng lượng tái tạo.
- Vai trò của năng lượng tái tạo.
- Một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá
- Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.
- Năng lực riêng:
- Phân biệt được đặc điểm của năng lượng tái tạo.
- Nêu được vai trò và một số công nghệ cơ bản để thu được năng lượng tái tạo
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đấu tranh ngăn chặn hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, đồ dùng dạy học.
- Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
- a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho HS vào bài học mới.
- b) Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- c) Sản phẩm: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
- d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Nhiên liệu hoá thạch được hình thành trong hàng triệu năm nhưng chỉ sau vài thế kỉ khai thác đã có nguy cơ cạn kiệt. Cũng chỉ qua vài thế kỉ sử dụng nhiên liệu hoá thạch trong sản xuất công nghiệp, khí hậu bị biến đổi và môi trường bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng. Trước vấn đề toàn cầu này, Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu qủa và nghiên cứu các nguồn năng lượng mới, đa dạng, ít gây hại môi trường và tái tạo được (hình 3.1). Việc phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng, điều kiện của đất nước sẽ bổ sung nguồn cung năng lượng và dần thay thế năng lượng hoá thạch trong đời sống và sản xuất, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Năng lượng tái tạo là gì? Có những công nghệ nào để thu được năng lượng tái tạo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
- a) Mục tiêu:
- HS rút ra khái niệm về năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo.
- b) Nội dung:
HS đọc SGK, nghe giảng, thực hiện các nhiệm vụ được giao, suy nghĩ trả lời câu hỏi 1.
- c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, kết quả rút ra các khái niệm, câu trả lời cho câu hỏi 1.
- d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung SGK và trả lời câu hỏi: + Năng lượng ở Trái Đất có nguồn gốc từ đâu? + Năng lượng tái tạo là gì? Nó bao gồm những loại năng lượng nào? Mỗi loại tương ứng có các đặc điểm gì? + Năng lượng không tái tạo là gì? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1: Phát biểu nào dưới đây là phát biểu về nguồn năng lượng tái tạo? a. Mất thời gian dài để hình thành. b. Hình thành nhờ sự phân huỷ xác sinh vật trong vài tháng. c. Hình thành nhờ sự phân huỷ xác sinh vật qua hàng triệu năm d. Có nguy cơ cạn kiệt. - GV chiếu các hình ảnh về một số loại năng lượng tái tạo, yêu cầu HS kể tên các dạng năng lượng với hình tương ứng: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, hoàn thành các yêu cầu, thảo luận nhóm. - GV quan sát hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
I. Năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo. Năng lượng ở Trái Đất có nguồn gốc từ Mặt trời và từ chính Trái Đất. - Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn thiên nhiên và có thể bổ sung trong một thời gian ngắn. Bao gồm: + Năng lượng từ Mặt Trời là một dạng năng lượng tái tạo và có thể sử dụng trực tiếp như năng lượng nhiệt, năng lượng ánh sáng hoặc gián tiếp như năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ ngân. + Năng lượng từ tâm Trái Đất tồn tại chủ yếu ở dạng năng lượng nhiệt của các nguồn địa nhiệt như núi lửa nguồn nước nóng, hơi nóng. + Năng lượng không tái tạo là các loại năng lượng phải mất một thời gian dài để hình thành. Hầu hết các loại năng lượng không tái tạo là nhiên liệu hoá thạch được hình thành nhờ sự phân huỷ xác động thực vật qua hàng triệu năm. TL Câu hỏi 1: b. Hình thành nhờ sự phân huỷ xác sinh vật trong vài tháng. Các dạng năng lượng tương ứng với mỗi hình là: - Năng lượng mặt trời: - Năng lượng nước: - Năng lượng gió: - Năng lượng địa nhiệt:
|
Hoạt động 2: Vai trò của năng lượng tái tạo
- a) Mục tiêu:
- HS trình bày được vai trò của năng lượng tái tạo.
- b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ được giao, trả lời câu hỏi 2.
- c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức, rút ra được các vai trò của năng lượng tái tạo, câu trả lời cho câu hỏi 2.
- d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV giới thiệu về năng lượng tái tạo: Năng lượng tái tạo ít gây hại môi trường còn được gọi là năng lượng sạch, năng lượng xanh. - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu những tác động tích cực của năng lượng tái tạo đối với môi trường. - HS thảo luận trả lời câu hỏi 2: Tại sao phải khai thác nguồn năng lượng mới? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở. |
II. Vai trò của năng lượng tái tạo Năng lượng tái tạo có trữ lượng dồi dào, đa dạng, ít gây tác hại đến môi trường, giúp giảm khí thải nhà kính, góp phần chống biến đổi khí hậu. Việc phát triển năng lượng tái tạo giúp bổ sung năng lượng, giảm khai thác và phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch đang cạn kiệt dần. TL Câu hỏi 2: Khai thác nguồn năng lượng mới là xuất phát từ nhu cầu thực tế. Vì: - Nguồn năng lượng không tái tạo có hạn. Trữ lượng than đá, dầu mỏ, khí đốt nhiều nhất cũng chỉ đủ cho loài người sử dụng tiết kiệm trong mấy trăm năm nữa. - Nguồn năng lượng thuỷ điện ở các nước phát triển đã được khai thác triệt để. - Sự phát triển của xã hội, dân số tăng trưởng, nhu cầu về năng lượng ngày càng cao, môi trường xấu đi, mà nguồn năng lượng càng giảm đi. - Năng lượng tái tạo có trữ lượng vô hạn, do đó có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng hoá thạch và năng lượng hạt nhân, điều này góp phần tránh được các hậu quả có hại đến môi trường. - Việc phát triển năng lượng tái tạo giúp cho việc giảm khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, từ đó hướng tới một năng lượng xanh, hiện đại. |
Hoạt động 3: Tìm hiểu việc khai thác năng lượng tái tạo
- a) Mục tiêu:
- HS trình bày được các công nghệ thu năng lượng.
- b) Nội dung: HS đọc SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV, chú ý nghe giảng, thực hiện nhiệm vụ được giao, trả lời câu hỏi 3 – 9 và tìm hiểu thêm 1 – 5.
- c) Sản phẩm: HS hình thành kiến thức, trình bày về các công nghệ thu năng lượng, câu trả lời cho câu hỏi 1 – 6 và tìm hiểu thêm 1 – 5.
- d) Tổ chức thực hiện:
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
- Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
- Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên
PHÍ GIÁO ÁN:
- Phí giáo án: 250k
=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 cánh diều đủ cả năm
GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 10 - SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 10 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 10 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án lớp 10 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Cách đặt mua:
Liên hệ Zalo: Fidutech - Nhấn vào đây