Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

Giáo án chuyên đề bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề sách chuyên đề học tập vật lí 10 chân trời. Giáo án chuyên đề bản word, trình bày rõ ràng cụ thể giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức sinh học phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, mời quý thầy cô tham khảo

Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề
Giáo án chuyên đề vật lí 10 chân trời bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 3: ỨNG DỤNG CỦA VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ

NGÀNH NGHỀ (3 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Ứng dụng của Vật lí trong một số lĩnh vực nghề nghiệp: quân sự; khí tượng thủy văn; nông, lâm nghiệp; điện tử; cơ khí, tự động hóa; thông tin truyền thông; nghiên cứu khoa học.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Mô tả được ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong một số lĩnh vực nghề nghiệp: quân sự; khí tượng thủy văn; nông, lâm nghiệp; điện tử; cơ khí, tự động hóa; thông tin truyền thông; nghiên cứu khoa học.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các đoạn video, hình ảnh về thí nghiệm vật lí hoặc các hiện tượng vật lí thú vị, các phát minh, sáng chế.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: GV cho HS xem video clip về một số ngành nghề có ứng dụng của Vật lí ; HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ngành nghề có ứng dụng của Vật lí.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS xem video: Cuộc sống thường ngày của các phi hành gia ngoài không gian.

https://www.youtube.com/watch?v=Zzf8B7k2n4g

- GV dẫn dắt:

"Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, các lĩnh vực nghề nghiệp ngày càng được chuyên môn hóa với trình độ ứng dụng công nghệ ngày càng cao. Sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi sự đóng góp của rất nhiều ngành khoa học. Vậy, Vật lí đã đóng góp vai trò như thế nào trong sự hình thành, phát triển của những nhóm ngành nghề trong xã hội?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Bài 3: Ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong quân sự

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được ứng dụng vật lí trong lĩnh vực quân sự và đưa ra được cảm nghĩ của mình về lĩnh vực này.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu mục I, nghiên cứu trả lời câu hỏi 1,2.
  3. Sản phẩm học tập:

- HS nhận biết được vật lí là môn KHTN, có ứng dụng quan trọng đối với lĩnh vực quân sự.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh 3.1 và đưa ra câu hỏi thảo luận:

Câu 1: Thảo luận về vai trò của một số kiến thức vật lí được ứng dụng trong quân sự.

Câu 2: Thảo luận về vai trò tích cực của các thiết bị quân sự.

- GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 4 HS) thảo luận về 2 câu hỏi trên.

- GV nêu câu hỏi luyện tập:

Trình bày một số ứng dụng khác của vật lí trong lĩnh vực quân sự mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS, thảo luận, nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Ứng dụng của vật lí trong quân sự

Trả lời Câu hỏi 1: Một số kiên thức vật lí được sử dụng trong quân sự:

- Mũi tên được bắn ra nhờ vào tính chất đàn hồi của dây cung, máy bắn đá hoạt động trên nguyên lí đòn bẩy để ném đá về phía quân địch.

- Máy bay tiêm kích sử dụng các kiến thức về khí động lực học, bảo toàn động lượng.

- Hệ thống tên lửa phòng không sử dụng hệ thống phát và thu sóng điện từ kết hợp với các thuật toán quỹ đạo.

- Tàu ngầm quân sự hoạt động dựa trên định luật Archimedes, nguyên lí Pascal, năng lượng hạt nhân.

Trả lời Câu hỏi 2: Vai trò tích cực của các thiết bị quân sự:

- Đảm bảo an ninh trật tự trong nội bộ đất nước

- Đảm bảo nền an ninh quốc phòng, tăng cường năng lực phòng thủ trước sự xâm lược của các nước khác

- Tăng khả năng răng đe các thế lực có ý định xâm lược.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

+ Máy bay điều khiển từ xa: máy bay có gắn thiết bị cảm ứng, có thể “ngửi” thấy khí thải từ các máy móc, thiết bị khác và truyền tín hiệu về trung tâm phân tích để xác định loại máy móc đó,chụp ảnh trong bóng tối, truyền các tin tức tình báo mới nhất về cơ sở cách xa hàng nghìn km, hoặc truyền các số liệu về tọa độ của quân đối phương về trận địa phóng tên lửa.

+ Vệ tinh nano: Là hệ thống thiết bị hàng không vũ trụ siêu nhỏ (vi hình) chuyên dụng kết hợp giữa hệ thống vi cơ điện và vi điện tử.

+ Hệ thống điện tử nano robot:  nhận biết được vị trí hệ thống điện tử, xâm nhập và tấn công làm cho đối phương mất khả năng tác chiến.

+ Phần cứng côn trùng: thu thập tin tức tình báo, cũng có thể lợi dụng chúng làm tê liệt khả năng tác chiến của mục tiêu hoặc sát thương binh lính.

+ Kiến máy:  xâm nhập vào bộ chỉ huy đối phương thu thập tin tức tình báo hoặc phá huỷ mạng máy tính và đường truyền tin.

+ Côn trùng máy:  dò quét địa lôi, vừa thu thập tin tức tình báo ngoài cự ly 1.000 km.

+ Người máy cá biển:  khi được lắp thuốc nổ có thể tấn công các chiến hạm trong quân cảng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong khí tượng thủy văn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong khí tượng, thủy văn ở địa phương cũng như trên thế giới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn.
  2. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong khí tượng, thủy văn thông qua tìm hiểu sgk và các phương tiện truyền thông khác.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt giới thiệu về khí tượng thủy văn.

- GV đưa ra các câu hỏi:

Câu 3: Nêu một số kinh nghiệm dân gian về dự báo khí tượng thủy văn mà em biết?

- Gv đưa ra câu hỏi thảo luận:

Thảo luận về vai trò của một số kiến thức vật lí được ứng dụng trong khí tượng thủy văn.

- GV đưa ra câu hỏi luyện tập:

Trình bày sơ lược những kiến thức vật lí được ứng dụng trong việc cảnh báo động đất và sóng thần.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Ứng dụng của vật lí trong khí tượng thủy văn

- Khí tượng, thủy văn là ngành có vai trò quan trọng trong xu thế phát triển kinh tế xã hội nhằm ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán,...

Trả lời câu hỏi 3: Một số kinh nghiệm dân gian về dự báo khí tượng thủy văn:

- Chuồn chuồn bay thắp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

- Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Trả lời câu hỏi thảo luận:

- Xây dựng phương trình Bernoulli mô tả dòng chảy của chất lưu do nhà Vật lí Daniel Bernoulli đề xuát vào thế kỉ XVIII được sử dụng trông ống piot chế tạo để đo chất lưu để khảo stas donhf chảy của sông.

- Phương pháp phân tích hình ảnh KU_STIV nhằm đưa ra những chiến lược quản lí rủi ro, lũ lụt.

- Vật lí có vai trò rất quan trọng trong công tác dự báo khí tượng thủy văn.

+ Nhờ một số mô hình vật lí – toán học cho dữ liệu lớn (big data), kết hợp với những siêu máy tính hiện đại đã mô phỏng các quá trình của thời tiết theo các định luật Vật lí để đưa ra những dự báo sớm và chính xác các thiên tai tiềm ẩn.

+ Sự phát triển của vệ tinh nhân tạo, công nghệ chụp ảnh viễn thám cho phép chụp ảnh Trái Đất từ không gian với độ phân giải cao, cung cấp các thông số đầu vào cho các mô hình dự báo khí tượng thủy văn.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

Những kiến thức vật lí được ứng dụng trong việc cảnh báo động đất và sóng thần:

- Các cảm biến địa chấn có độ nhạy cao có thể ghi nhận sớm những biến đổi gây ra bởi sự chuyển động của lớp vỏ Trái Đất, từ đó đưa ra những dự báo về động đất và sóng thần. Một cảm biến địa chấn cơ học tiêu chuẩn bao gồm một lò xo có độ cứng k, vật nặng khối lượng m và bộ dao động tắt dần R để vật nặng không dao động quá gần tần số cộng hưởng của hệ thống. Một thước được gắn ở bên cạnh để đo chuyển động của vật nặng so với mặt đất, từ đó xác định những dư chấn gây ra bởi những biến đổi của lớp vỏ Trái Đất.

- Trong mô hình này, kiến thức vật lí về dao động điều hòa, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và chuyển động tương đối được sử dụng để thiết kế một cảm biến địa chấn cơ học tiêu chuẩn, ta có thể kết hợp thêm các cảm biến điện tử kết nối máy tính để ghi nhận chuyển động của vật nặng m.

- Các kiến thức vật lí về cơ học chất lưu, địa vật lí cũng được sử dụng để xây dựng các mô hình dự đoán và vật lí tính toán giúp giải chính xác các mô hình này từ đó đưa ra những đánh giá kịp thời về nguy cơ xảy ra sóng thần hay động đất để người dân có thể kịp sơ tán đến nơi an toàn.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong nông, lâm nghiệp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong nông,  lâm nghiệp tại địa phương cũng như trên thế giới.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp.
  2. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong nông nghiệp, lâm nghiệp thông qua tìm hiểu sgk và các phương tiện truyền thông khác.
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi:

Câu 4: Mô tả một số ví dụ thực tế cho thấy việc sử dụng kiến thức vật lí trong nông, lâm nghiệp.

- GV đưa ra câu hỏi luyện tập:

Tìm hiểu những ứng dụng khác của vật lí trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp

Trả lời câu hỏi 4 :

- Ứng dụng của vật lí trong nông, lâm nghiệp:

+ Chuyển đổi canh tác truyền thống thành các phương pháp hiện đại với năng suất vượt trội.

+ Bức xạ ion hóa gây đột biến và tạo ra các giống có đặc tính mới.

+ Năng suất cao, chất lượng dinh dưỡng tốt, chịu hạn tốt, đề kháng sâu bệnh và dễ thu hoạch như giống “siêu lúa” NPT5.

+ Bức xạ ion hóa giúp tiêu diệt tế bào vi sinh vật, côn trùng gây hại cho cây trồng, lương thực thực phẩm.

+ Hệ thống cảm biến không dây được sử dụng trong các hệ thống cảnh báo sớm và giám sát rừng, bảo vệ nguồn oxygen cho Trái Đất.

+ Máy bay không người lái: chụp ảnh phân giải cao phát hiện tình trạng sâu bệnh và mức độ phát triển của cây trồng.

+ Hệ thống tưới tự động sử dụng cảm biến độ ẩm.

+ Hệ thống phun thuốc trừ sâu tự động không gây hại cho sức khỏe con người.

+ Máy móc cơ khí giúp cho quá trình nuôi trồng, thu hoạch thuận tiện hơn.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

Những ứng dụng khác của vật lí trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp:

- Sử dụng bức xạ ion hóa để chiếu xạ, làm phá hủy cấu trúc DNA giúp nông sản được bảo quản lâu hơn ở điều kiện bình thường, góp phần hỗ trợ việc xuất khẩu nông sản.

- Kiến thức về nhiệt động lực học được sử dụng để sản suất máy kéo, máy gặt, máy gieo hạt,... giúp giảm thiểu sức người trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.

- Chế tạo nhà kính để hạn chế tác hại của sâu bệnh lên cây trồng, kiểm soát các thông số môi trường, tưới tiêu tự động giúp tăng sản lượng các sản phẩm nông nghiệp.

- Các kiến thức vật lí phức hợp cũng được vận dụng trong các máy móc cơ khí để khai thác rừng. Công nghệ khắc CNC giúp xử lí và tạo ra những sản phẩm có tính chính xác và thẩm mĩ cao từ gỗ.

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong điện tử

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS hiểu được vai trò của vật lí trong điện tử

- Kể tên được một số linh kiện điện tử

- Nhận biết được một số linh kiện điện tử trên các bản mạch điện tử.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu định nghĩa kĩ thuật điện tử và các linh kiện điện tử như: điot, bán dẫn, điện trở...
  2. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về những vấn đề:

- Định nghĩa kĩ thuật điện tử

- Các linh kiện điện tử được sưu tầm

- Tìm kiếm và so sánh các loại chíp khác nhau.

  1. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu về lịch sử nghiên cứu điện tử học và một số ứng dụng của vật lí trong điện tử.

- GV đưa ra câu hỏi:

Câu 5: Vật lí đóng vai trò như thế nào trong sản xuất các vi xử lí của máy tính và các thiết bị di động.

- GV đưa ra câu hỏi luyện tập:

Liệt kê các thiết bị điện tử mà em thường sử dụng trong đời sống hằng ngày.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

4. Ứng dụng của vật lí trong điện tử

- Năm 1745, Ewald Georg von Kleist và Piêtr van Musschenbrock đã độc lập phát minh ra thiết bị tích trữ tĩnh điện có tên gọi là chai Layden .

Phát minh đã đặt nền móng cơ bản cho sự phát triển của điện tử học.

- Các linh kiện điện tử rời rạc như tụ điện, điện trở, transistor, diode,... các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra mạch tích hợp IC điều khiển các thiết bị điện tử, mạch FPGA.

- Sử dụng pin năng lượng mặt trời cải tiến năng cao hiệu suất , sử dụng cho thiết bị thăm dò trên Hỏa tinh bởi NASA năm 2021.

Trả lời câu hỏi 5:

- Công nghệ quang khắc: Sử dụng tia siêu cực tím để khắc các mạnh điện lên bộ vi xử lí. Công nghệ khắc tốt tạo ra các transitor có kích thước nhỏ, giúp tối ưu hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm thiểu nhiệt lượng tỏa ra, tăng số lượng tỏa ra, tăng số lượng các nhân tính toán, nhân đồ họa trên các bộ vi xử lí, từ đó giúp máy tính và các thiết bị di động có hiệu năng cao, kéo dài thời gian sử dụng thiết bị, đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Ngoài ra, công nghệ quang khắc tốt giúp tăng hiệu suất sản xuất các bộ vi xử lí, giúp giảm giá thành của các thiết bị, người dùng dễ dàng tiếp cận với công nghệ mới.

- Chất bán dẫn sử dụng để sản xuất các bộ vi xử lí.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

Các thiết bị điện tử mà em thường xử dụng trong đời sống hằng ngày: Điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn, máy tính bỏ túi, TV, tủ lạnh,...

Hoạt động 5: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa và những ưu điểm, nhược điểm của chúng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong cơ khí, tự động hóa .
  3. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong cơ khí, tự động hóa.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu về ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa.

- GV đưa ra câu hỏi:

Câu 6: Trình bày vai trò của Vật lí trong việc phát triển công nghệ tự động hóa.

- GV đưa ra câu hỏi luyện tập:

Mô tả và phân tích những ví dụ cho thấy kiến thức vật lí được sử dụng trong công nghệ ô tô tự lái.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

5. Ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa

- Một số ứng dụng của Vật lí trong cơ khí, tự động hóa.

+ Đồng hồ bấm giờ, máy hơi nước.

+ Dây truyền sản xuất tự động ô tô

+ Dây truyền sản xuất tự động cơm hộp

 + Hệ thống tự lái của ô tô

+ Robot trí tuệ nhân tạo thay thế con người sửa chữa các trạm vũ trụ và khám phá không gian vũ trụ.

Trả lời câu hỏi 6 : Vai trò của Vật lí trong việc phát triển công nghệ tự động hóa:

- Lí thuyết chuyển động cơ học giúp điều khiển các chuyển động của các cánh tay robot một cách chính xác.

- Lí thuyết về điện – điện tử giúp thiết kế các mạch điều khiển tự động hóa.

- Sợi quang học và laser góp phần tăng tốc độ và băng thông truyền tín hiệu từ các bộ điều khiển trung tâm đếm các thiết bị, từ đó giúp giảm thiểu độ trễ ở mức tối thiểu và tăng độ chính xác của các dây chuyền tự động hóa.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

Nguyên lý hoạt động của xe ô tô tự lái: hoạt động dựa trên các cảm biến, bộ truyền động, thuật toán phức tạp, hệ thống học máy (Machine Learning) và bộ xử lý mạnh mẽ để thực thi phần mềm.

Đầu tiên, xe sẽ tạo và duy trì bản đồ môi trường xung quanh bằng hệ thống định vị GPS và nhiều loại cảm biến nằm ở các bộ phận khác nhau của xe.

- Cảm biến RADAR giám sát vị trí của các phương tiện gần đó.

Có 2 loại RADAR được sử dụng:

+ Cảm biến RADAR tầm dài (Long-Range RADAR): Điều khiển hành trình thích ứng.

+ Cảm biến RADAR tấm ngắn (Short-Medium Range RADAR): Giúp phát hiện điểm mù, cảnh báo va chạm.

- Cảm biến LIDAR (Light + RADAR) phản xạ xung ánh sáng từ môi trường xung quanh ô tô, giám sát khoảng cách của những người đi bộ và bất kỳ phương tiện nào khác phía trước nó. Từ đó, ra lệnh phanh giảm tốc độ hoặc dừng khẩn cấp.

- Cảm biến siêu âm (Ultrasonic Sensor) sử dụng sự truyền âm thanh để phát hiện vật thể. Theo dõi các chuyển động của xe, phát hiện lề đường và các phương tiện khác khi đỗ xe. Thông thường, cảm biến này được kích hoạt khi xe chuyển động ngược chiều.

- Camera sẽ phát hiện đèn giao thông, đọc biển báo đường bộ, cảnh báo chệch làn đường, nhận dạng, theo dõi người đi bộ và các phương tiện khác.

Sau đó, phần mềm sẽ xử lý tất cả đầu vào của những cảm biến này và thông qua những thuật toán, phần mềm sẽ vạch ra các cách vận hành và gửi hướng dẫn đến bộ truyền động của ô tô, nơi có nhiệm vụ điều khiển tốc độ, phanhvà hệ thống lái.

Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong thông tin truyền thông

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu về ứng dụng của vật lí trong thông tin truyền thông và những ưu điểm, nhược điểm của chúng.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để tìm hiểu và mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong thông tin truyền thông.
  3. Sản phẩm học tập: HS mô tả các ứng dụng vật lí trong thông tin, truyền thông.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra các câu hỏi:

Câu 1: Mô tả một vài ví dụ về sự ứng dụng của vật lí trong thông tin truyền thông.

- GV đưa ra câu hỏi luyện tập:

Liệt kê một số ứng dụng của công nghệ truyền dữ liệu không dây trong thực tiễn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

6. Ứng dụng của vật lí trong thông tin truyền thông

Trả lời câu hỏi 7:

- Mạch điện, điện tử (tụ điện, diode, transitor, LED, nam châm ,…) ứng dụng chế tạo các phần cứng máy tính, điện thoại;

- Công nghệ vật liệu, vật liệu bán dẫn được ứng dụng để phát triển chip vi xử lí cho máy tính, điện thoại;

- Từ tính, quang học ứng dụng trong một số bộ phận liên quan như ổ cứng, thẻ nhớ, đầu đĩa DVD.

- Quang học trong hệ thống cáp quang cũng đã tạo ra một phương pháp mới trong việc truyền tải thông tin giúp cho truyền hình kỹ thuật số có những phát triển vượt bậc.

- Dữ liệu không dây phát triển mạnh mẽ nhờ vào sự phát triển của công nghệ chế tạo và phóng vệ tinh nhân tạo.

Trả lời câu hỏi luyện tập:

Một số ứng dụng củ công nghệ truyền dữ liệu không dây trong thực tiễn:

- Công nghệ mạng dữ liệu di động 4G, 5G, wifi, bluetooth.

- Điện thoại vệ tinh

- Cảm biến không dây đang ngày càng được sử dụng rộng dãi trong nhiều ngành nghề của cuộc sống.

Hoạt động 7: Tìm hiểu ứng dụng của vật lí trong các ngành khoa học khác

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS phát triển khả năng tự tìm hiểu về việc sử dụng các kiến thức vật lí trong các ngành khoa học

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS mô tả được các ví dụ thực tế về việc sử dụng kiến thức vật lí trong các ngành khoa học.
  2. Sản phẩm học tập: HS dựa trên những ứng dụng có thể đưa ra các đánh giá về triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống
  3. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra câu hỏi:

Câu hỏi 8: Liệt kê những ứng dụng của Vật lí trong việc phát triển những ngành khoa học khác.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS một lên trình bày

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

7. Ứng dụng của vật lí trong các ngành khoa học khác

Trả lời câu hỏi 8:

-  Sự phát triển của bộ xử lí đồ họa (GPU) đã tạo điều kiện cho các nhà khoa học thực hiện những mô phỏng động lực học phân tử (MD – Molecular Dynamics). Mô phỏng MD đang được sử dụng để nghiên cứu những tính chất vật lí của các phân tử, đại phân tử, từ đó có rất nhiều ứng dụng trong việc nghiên cứu DNA, bào chế thuốc, chế tạo vật liệu mới,…

- Các phương pháp nhiễu xạ tinh thể, phát xạ hồng ngoại, quang phổ huỳnh quang, quang phổ tử ngoại - khả kiến (UV –VIS) cũng được áp dụng rộng rãi trong hóa học, sinh học để nghiên cứu các tính chất hóa lí của các chất.

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học và kiến thức hiểu biết SGK, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra dựa trên kiến thức đã được tìm hiểu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Nêu một số ứng dụng của Vật lí trong lĩnh vực nghệ thuật và thể thao.

Câu 2. Kể tên những ứng dụng của vật lí trong lĩnh vực xây dựng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.

- GV quan sát và hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài trên bảng.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các học sinh, ghi nhận và tuyên dương.

Kết quả:

Câu 1:

 Ứng dụng của Vật lí trong nghệ thuật:

+ Các kiến thức về đường truyền của ánh sáng được ứng dụng để chế tạo máy chụp hình, quay phim.

+ Các kiến thức về sóng điện từ được ứng dụng trong truyền thanh, truyền hình.

+ Các kiến thức về điện – điện tử được ứng dụng trong các thiết bị giải trí như loa, tivi, đèn LED nghệ thuật, …

- Ứng dụng của Vật lí trong thể thao

+ Các kiến thức về cơ học được ứng dụng trong môn trượt băng nghệ thuật, việc thay hình dạng cơ thể giúp vận động viên thay đổi tốc độ góc trong các kĩ thuật xoay người để ghi điểm cao.

+ Trong bộ môn nhảy sào, việc nghiên cứu chuyển động của trọng tâm cơ thể, sức bật của chân giúp các vận động viên cải thiện thành tích.

+ Các kiến thức về khí động học và cơ học chất lưu được áp dụng để tối ưu hóa xe đua.

Câu 2:

Một số ứng dụng của Vật lí trong lĩnh vực xây dựng:

- Các nghiên cứu về kết cấu, sự biến dạng và sức bền vật liệu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng khi đảm bảo tính ổn định, chắc chắn và bền vững của các công trình.

- Kiến thức cơ học ứng dụng và hệ thống tời, ròng rọc giúp vận chuyển các vật liệu xây dựng lên cao một cách hiệu quả.

- Các thiết bị cơ giới trong xây dựng như máy kéo, máy trộn bê tông, máy khoan, … đều được vận hành trên các cơ sử của vật lí như cơ học, điện – điện tử giúp tăng hiệu quả làm việc của công nhân xây dựng.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. a) Mục tiêu:

- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.

  1. b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet để trả lời câu hỏi.
  2. c) Sản phẩm: HS nghiên cứu thông tin, trả lời được các câu hỏi GV giao nhiệm vụ.
  3. d) Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đưa ra các câu hỏi vận dụng, yêu cầu HS về nhà làm

Câu hỏi vận dụng 1: Phân tích vai trò của các thiết bị điện tử trong một số ngành nghề khác.

Câu hỏi vận dụng 2: Chọn một ngành nghề mà em thích và liệt kê một số kiến thức vật lí có liên quan đến ngành nghề đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận, chọn đề tài để tìm hiểu và viết luận.

- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS nghiên cứu đề tài, trình bày ý tưởng của HS về nội dung sẽ thực hiện viết bài luận.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, cho gợi ý về các ý tưởng của HS.

Gợi ý:

Câu 1:

- Khi nghe đến thiết bị điện tử thường người ta sẽ nghĩ đến các thiết bị dùng trong khoa học công nghệ. Thực chất, các thiết bị điện tử là những thiết bị mà chúng ta dùng trong đời sống thường ngày. Những thiết bị này giúp làm thay hoạt động của con người như nấu cơm, đun nước, quạt tay,…

- Trước khi thiết bị điện tử ra đời để thay thế sức lực cho con người thì người ta phải dùng sức rất nhiều và mất nhiều thời gian cho những việc thường ngày. Hiệu quả công việc đó có khi không được cao.

- Việc máy vi tính ra đời để giúp cho con người đỡ tốn thời gian, mực của bút, giấy và các dị tật do cầm bút gây ra. Nếu như viết tay một tài liệu mấy chục trang trong một ngày thì khả năng công việc lại không hiệu quả. 

- Sự ra đời của máy chụp X - quang là tốt cho quá trình chẩn đoán bệnh và những thiết bị điện tử dùng trong ngành Y tế là những đột phá mới cho sự khám chữa bệnh ở người thay vì bắt mạch, châm cứu, cạo gió,…

Câu 2:

Một ngành nghề mà em thích là ngành điện tử, công nghệ viễn thông.

- Kiến thức về Vật lí lý thuyết, Vật lí chất rắn, Vật lí quang phổ, Vật lí điện tử, vi mạch và xử lí tín hiệu số, Vật lí nano…

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:

  • Ghi nhớ kiến thức trong bài.
  • Hoàn thành các bài tập được giao.
  • Chuẩn bị bài mới “Bài 4: Xác định phương hướng”

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm

Phí tài liệu:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay