Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam (P1)
Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM (4 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức
- Thực trạng sử dụng năng lượng ở Việt Nam và các tác động của nó đối với môi trường.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được đặt ra cho các nhóm.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm..
- Năng lực riêng:
- Nhận thức vật lí: Trình bày được tác động của việc sử dụng năng lượng đối với môi trường tại Việt Nam.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
+ Nêu được giải pháp hạn chế phát thải khí nhà kính từ sản xuất năng lượng hoá thạch.
+ Nêu được giải pháp và thực hiện được giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong đời sống- hằng ngày.
- Phẩm chất
- Trách nhiệm: Đấu tranh ngăn chặn hành vi sử dụng bừa bãi, lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Tích cực vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ thiên nhiên.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Đối với giáo viên
- SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
- Các đoạn video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
- Nội dung: GV cho tổ chức cho HS chơi trò đoán về các nguồn năng lượng được sử dụng ở Việt Nam và tác động của nó đến môi trường và kinh tế nước ta
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các nguồn năng lượng được sử dụng ở Việt Nam và tác động của nó.
- Tổ chức thực hiện:
- GV chiếu một số hình ảnh liên quan đến than đá, dầu khí, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng sinh khối và một số hình ảnh ô nhiễm môi trường do các tác động của chúng.
- GV lần lượt mời một HS diễn tả hình ảnh quan sát được bằng hành động hoặc lời nói để cả lớp đoán
Than đá |
Năng lượng gió |
Năng lượng mặt trời |
Năng lượng sinh khối |
Ô nhiễm không khí do dùng bếp than |
Rác thải công nghệ |
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tham gia trò chơi tìm hiểu về các nguồn năng lượng được sử dụng ở Việt Nam và tác động của nó.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra đáp án đoán về các nguồn năng lượng được sử dụng ở Việt Nam và tác động của nó dựa theo mô tả bằng lời/ hành động
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi với đường bờ biển dài khoảng 3 260 km và nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, là những điểm mạnh để phát triển ngành công nghiệp năng lượng. Trong quá trình phát triển kinh tế nước nhà, sự phụ thuộc vào kinh tế và sử dụng năng lượng hoá thạch đóng vai trò quan trọng nhưng để lại hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Trong khi đó, ngành công nghệ năng lượng tái tạo Còn non trẻ và chưa thể thay thế vị trí trụ cột của năng lượng hoá thạch cho đến thời điểm hiện nay. Trong bài học này, chúng ta cùng tìm hiểu các nguồn năng lượng được sử dụng ở Việt Nam và tác động của nó đến môi trường và kinh tế nước ta. Bài 9: Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập
- Nội dung: GV chia HS thành 6 nhóm, phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm tìm hiểu thực trạng sử dụng và tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam
- Sản phẩm học tập:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập theo nhóm
- Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 nhóm học sinh - GV phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm: Tìm hiểu thực trạng sử dụng năng lượng tại Việt Nam và tác động của nó đối với môi trường + Nhóm 1, 2: Năng lượng từ than đá và năng lượng từ dầu khí + Nhóm 3, 4: Năng lượng nước và năng lượng gió + Nhóm 5, 6: Năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. - GV hướng dẫn HS khung thời gian chi tiết thực hiện nhiệm vụ học tập: • HS tiến hành chia nhóm, tiếp nhận nhiệm vụ học tập, đặt câu hỏi về nhiệm vụ học tập (nếu có) (Thực hiện tại lớp, 10 phút). • Nghiên cứu tài liệu, thảo luận theo nhóm để chuẩn bị nội dung, hình ảnh, tư liệu cho bài thuyết trình (Thực hiện tại lớp, 35 phút). • Chuẩn bị phần thuyết trình cho nhiệm vụ học tập được giao (Thực hiện tại lớp trong tiết 2 tiếp theo hoặc tại nhà). • HS thuyết trình về nhiệm vụ được giao vào 2 tiết cuối của bài. Mỗi bài thuyết trình có thời lượng từ 15 – 20 phút. Các nhóm tiếp nhận thông tin, nhận xét và đặt câu hỏi. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập, tiến hành chia nhóm và di chuyển về vị trí ngồi theo hướng dẫn của GV. - HS đặt câu hỏi về nhiệm vụ học tập (nếu có). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm ghi lại nhiệm vụ cần thực hiện của bài học Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
* Nhiệm vụ học tập của các nhóm + Nhóm 1, 2: Năng lượng từ than đá và năng lượng từ dầu khí + Nhóm 3, 4: Năng lượng nước và năng lượng gió + Nhóm 5, 6: Năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối.
|
Hoạt động 2: Xây dựng nội dung cho bài thuyết trình
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động,
- HS HS xây dựng nội dung bài thuyết trình theo nhiệm vụ được giao
- Nội dung: GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác, tổ chức cho HS thảo luận xây dựng nội dung cho bài thuyết trình, trả lời câu hỏi
- Sản phẩm học tập: HS xây dựng được nội dung bài thuyết trình theo các nội dung gợi ý của GV và trong SCĐ, câu trả lời cho các câu thảo luận và luyện tập
- Tổ chức hoạt động :
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 10 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ cả năm
Phí tài liệu:
- Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
- Giáo án powepoint: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm
Cách tải:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm