Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn

Giáo án giảng dạy theo sách Chuyên đề học tập Vật lí 10 bộ sách chân trời sáng tạo Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghề nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THIÊN VĂN (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức
  • Quan sát và giải thích sơ lược nguyên nhân gây ra hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho các nhóm, tích cực suy luận để đưa ra các câu trả lời trong quá trình GV định hướng nội dung học tập.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực đóng góp ý kiến trong quá trình thảo luận, biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với loại phương tiện phi ngôn ngữ đa dạng để trình bày các kết quả thảo luận nhóm về một số đặc điểm cơ bản các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập, hình thành và kết nối các ý tưởng để giải quyết các vấn đề như thiết kế sơ đồ tư duy, mô hình sản phẩm minh hoạ cơ chế xảy ra hiện tượng nhật thực.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức vật lí: Nêu được một số đặc điểm cơ bản của các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Giải thích được một cách sơ lược và định tính các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều.
  1. Phẩm chất
  • Có sự hiểu biết, yêu thích và hứng thú với vật lí học.
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong việc tìm hiểu các vấn đề về một số đặc điểm cơ bản của các hiện tượng: nhật thực, nguyệt thực, thuỷ triều
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Các đoạn video, hình ảnh liên quan đến nội dung bài học
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Vật lí 10, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú, khơi gợi sự kích thích, tò mò của HS.
  3. Nội dung: HS đọc tình huống mở đầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được câu hỏi mở đầu.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu: Thời xa xưa, hiện tượng Mặt Trời hoặc Mặt Trăng đột ngột bị che khuất hoàn toàn bởi một tác nhân vô hình trong một khoảng thời gian luôn gây ra cho con người sự kinh hoàng, bởi con người thời đó lo sợ sự biến mất vĩnh viễn của Mặt Trời hoặc Mặt Trăng. Ngoài ra, sự thay đổi của mực nước sông, biển đã được ông cha ta vận dụng nhằm che giấu các bãi cọc cắm dưới lòng sông để đánh thắng quân thù. Những hiện tượng đó có thể được giải thích như thế nào?

     

Nhật thực

Nguyệt thực

Bãi cọc trên sông

Bạch Đằng

GV đặt câu hỏi: Bạn đã nhìn thấy nhật thực hay nguyệt thực bao giờ chưa? Bạn có biết mực nước biển ở ven bờ lên xuống có quy luật không?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Bài 6: Một số hiện tượng thiên văn  

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm và giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều  

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được đặc điểm và giải thích được cơ chế xảy ra của hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều
  2. Nội dung: GV dùng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật “ Dạy học theo trạm: để dẫn dắt HS tìm hiểu về đặc điểm của các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều và các cơ chế để xảy ra các hiện tượng đó,
  3. Sản phẩm học tập:

- HS làm việc nhóm, thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1, 2, 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Họ và tên :

Lớp :

Nhóm :

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Hiện tượng nhật thực

• Mục tiêu 

 Nêu được một số đặc điểm của hiện tượng nhật thực, đồng thời nêu được cơ chế xảy ra hiện tượng đó.

• Nhiệm vụ

1. Dựa vào SCĐ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới.

2. Thời gian: 20 phút.

• Nội dung thảo luận

Câu 1. Hiện tượng nhật thực là gì? Thế nào là nhật thực toàn phần? Thế nào là nhật thực một phần?

Câu 2. (TL2 – tr48) Quan sát Hình 6.4 trong SCĐ, cho biết: hình nào ứng với nhật thực một phần, hình nào ứng vớt nhật thực toàn phần. Mô tả quá trình diễn ra nhật thực.

Câu 3. (TL3 – tr48) Việc dùng mắt để quan sát trực tiếp nhật thực có an toàn không? Giải thích và trình bày một số phương pháp để quan sát nhật thực.

Câu 4. (TL4 – tr49) Thông qua tìm hiểu thông tin trên sách, báo và internet, hãy cho biết nhật thực có thể xảy ra tối đa bao nhiêu lần trong năm và vào những thời điểm nào.

Câu 5. (LT – tr49) Vào năm 2019, tại Malaysia đã xảy ra hiện tượng nhật thực và được chụp lại (Hình 6.6 trong SCĐ). Em hãy cho biết hình ảnh này thuộc kiểu nhật thực nào? Tại sao?

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Họ và tên :

Lớp :

Nhóm :

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Hiện tượng nguyệt thực

• Mục tiêu 

Nêu được một số đặc điểm của hiện tượng nguyệt thực, đồng thời nêu được cơ chế xảy ra hiện tượng đó.

• Nhiệm vụ

1. Dựa vào SCĐ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới.

2. Thời gian: 20 phút.

• Nội dung thảo luận

Câu 1. Hiện tượng nguyệt thực là gì? Thế nào là nguyệt thực toàn phần? Thế nào là nguyệt thực một phần?

Câu 2. (TL5 – tr51) Quan sát Hình 6.9 trong SCĐ, mô tả quá trình diễn ra nguyệt thực.

Câu 3. (TL6 – tr51)Trình bày điều kiện về vị trí của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời để có thể xảy hiện tượng nguyệt thực toàn phần và nguyệt thực một phần.

Câu 4. (TL7 – tr51)Tại sao hiện tượng nhật thực chỉ có thể quan sát thấy trong vài phút trong khi hiện tượng nguyệt thực có thể diễn tra trong khoảng vài giờ?

Câu 5. (TL8 – tr51)Giải thích tại sao hiện tượng nguyệt thực hiếm khi xảy ra.

 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Họ và tên :

Lớp :

Nhóm :

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Hiện tượng thủy triều 

• Mục tiêu 

Nêu được một số đặc điểm của hiện tượng thuỷ triều, đồng thời nêu được cơ chế xảy ra hiện tượng đó.

• Nhiệm vụ

1. Dựa vào SCĐ, HS thảo luận nhóm để hoàn thành nội dung thảo luận bên dưới.

2. Thời gian: 20 phút.

• Nội dung thảo luận

Câu 1. Hiện tượng thuỷ triều là gì? Có những dạng nào?

Câu 2. (TL9 – tr52) Nêu ví dụ về hiện tượng thuỷ triều mà các em quan sát thấy trong đời sống hằng ngày.

Câu 3. Nêu nguyên nhân gây ra hiện tượng thuỷ triều.

Câu 4. (TL10 – tr52)Giải thích tại sao Mặt Trăng lại gây hiện tượng thuỷ triều mạnh hơn so với Mặt Trời mặc dù khối lượng Mặt Trăng nhỏ hơn Mặt Trời rất nhiều.

Câu 5. (TL11 – tr52)Theo em, hiện tượng thuỷ triều Có phải là nguyên nhân chính làm cho mực nước trên các đại dương ngày càng dâng cao hay không?

Câu 6. (LT – tr53) Phân tích những lợi ích và tác động tiêu cực mà thuỷ triều mang lại. Cho ví dụ về những ảnh hưởng nổi bật của thuỷ triều trong lịch sử Việt Nam.

 

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS trình bày nội dung tìm hiểu về cách người cổ đại quan niệm về hiện tượng nhật thực và phản ứng của họ với hiện tượng này (đã được giao ở tiết học trước).

à Các HS khác lắng nghe, nhận xét và góp ý

- GV sử dụng phương pháp dạy học hợp tác kết hợp với kĩ thuật : “Dạy học theo trạm” dẫn dắt HS tìm hiểu về đặc điểm của các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, thủy triều.

- GV sử dụng kĩ thuật chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS (tuỳ theo tình hình thực tế của lớp học) với 3 chủ đề gồm: Hiện tượng nhật thực, hiện tượng nguyệt thực, hiện tượng thuỷ triều

- GV chia lớp thành 2 nửa, mỗi bên là một cụm trạm cùng tìm hiểu 3 chủ đề. (Nhóm 1; 2; 3 là một cụm và nhóm 4; 5; 6 là một cụm)

+ Trạm 1 và 4 chủ đề hiện tượng nhật thực, + Trạm 2 và 5 chủ đề hiện tượng nguyệt thực

+ Trạm 3 và 6 chủ đề thuỷ triều.

- HS làm việc theo nhóm, tìm hiểu SCĐ, tài liệu internet,... thảo luận và trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập, sau đó di chuyển qua trạm tiếp theo khi đã hết thời gian quy định. Các nhóm hoàn thành khi đã đi đủ 3 trạm.

- GV yêu cầu cứ 2 nhóm bất kì trình bày kết quả thảo luận của một chủ đề trên bảng phụ (ví dụ nhóm 1 và 4 trình bày chủ đề hiện tượng nhất thực,...) trong vòng 10 phút và sau đó trình bày trước lớp.

à Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và đánh giá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS, thảo luận, nghiên cứu thông tin, và trả lời câu hỏi trong PHT ở mỗi trạm

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đại diện một số nhóm trả lời câu hỏi thảo luận.

- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Nhật thực

Câu 1.

- Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng và Mặt trăng nằm giữa Trái đất và Mặt trời.

- Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời

- Nhật thực toàn một phần xảy ra khi Mặt Trăng che khuất một phần của Mặt Trời

Câu 2. (TL2 – tr48)

- Hình 6.4a: Tại A là nhật thực toàn phần, tại B và C là nhật thực một phần.

- Hình 6.4 b: Tại A là nhật thực hình khuyên, tại B và C là nhật thực một phần.

- Mô tả quá trình diễn ra nhật thực:

Đầu tiên, đĩa tối Mặt Trăng bắt đầu tiến vào và che khuất bờ bên phải của Mặt Trời. Sau đó, đĩa tối Mặt Trăng tiếp tục tiến dần và che khuất tâm của Mặt Trời. Đến pha cực đại, nếu người quan sát ở vị trí vùng bóng tối của Mặt Trăng thì sẽ quan sát được nhật thực trung tâm. Tùy vào vị trí của ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất mà ta có thể quan sát thấy hai kiểu nhật thực trung tâm khác nhau.

+ Khi ở trong vùng bóng tối của Mặt Trăng (vị trí A trong Hình 6.4.a), người quan sát sẽ thấy Mặt Trời bị đĩa tối Mặt Trăng che khuất hoàn toàn. Đây là nhật thực toàn phần.

+ Nếu trong vùng bóng tối của Mặt Trăng không chạm đến Trái Đất và xét ở vị trí A như Hình 6.4.b, người quan sát sẽ thấy một vành sáng xung quanh đĩa tối của Mặt Trăng. Đây là nhật thực hình khuyên.

Sau pha cực đại, Mặt Trăng dần di chuyển ra khỏi vùng ánh sáng do Mặt Trời chiếu lên Trái Đất, đĩa tối do Mặt Trăng in lên Mặt Trời nhỏ dần. Khi đĩa tối của Mặt Trăng ra khỏi Mặt Trời thì nhật thực kết thúc. Ở vùng bóng mờ (vị trí B hoặc C trong Hình 6.4.a và 6.4.b) ta chỉ quan sát được nhật thực một phần.

Câu 3. (TL3 – tr48)

Dùng mắt để quan sát trực tiếp nhật thực là không an toàn. Nhìn lâu vào Mặt Trời hoặc các nguồn sáng mạnh bất cứ lúc nào đều không tốt cho mắt của con người. Khi nhìn trực tiếp vào Mặt Trời mắt sẽ bị tổn thương có thể dẫn đến bỏng màng lưới. Ngoài ra, các tia cực tím chiếu lâu vào mắt có thể gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Để quan sát nhật thực an toàn chúng ta có thể sử dụng kính chuyên dụng hoặc quan sát ảnh nhật thực qua kính thiên văn chiếu lên tấm bìa

Câu 4. (TL4 – tr49)

- Nhật thực có thể xảy ra 2 đến 5 lần trong một năm.

- Lần nhật thực đầu vào tháng giêng. Lần 2 vào kì không Trăng của Tuần Trăng tiếp theo. Lần 3 sau 6 Tuần Trăng. Lần 4 xảy ra vào Tuần Trăng tiếp theo, lần 5 xảy ra sau kì đầu 12 Tuần Trăng.

Câu 5. (LT – tr49)

Hình ảnh này thuộc kiểu nhật thực một phần hay nhật thực hình khuyên. Vì có một vòng sáng xung quanh đĩa tối của Mặt Trăng.

 

2. Hiện tượng nguyệt thực

Câu 1.

- Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng khi Mặt Trăng không còn nhận được Mặt Trời chiếu sáng nữa

- Nguyệt thực toàn phần: xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này, Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm, thường được gọi là Trăng máu.

- Nguyệt thực một phần: xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng bóng mờ của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng sẽ mờ đi và không còn sáng rõ nét như thông thường.

Câu 2. (TL5 – tr51)

Quá trình diễn ra hiện tượng nguyệt thực: Như mô tả trong Hình 6.9 Trái Đất nằm ở giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, do đó đã chắn hết ánh sáng của Mặt Trời. Mặt Trăng từ vị trí A dần tiến vào vùng bóng mờ của Trái Đất, khi đó tại B ta quan sát thấy nguyệt thực một phần. Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất tại C, ta quan sát thấy nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực toàn phần có thể diễn ra trong khoảng 2 giờ. Sau đó Mặt Trăng dần di chuyển ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất. Ta quan sát thấy nguyệt thực một phần tại pha D khi Mặt Trăng di chuyển vào vùng bóng mờ của Trái Đất. Hiện tượng nguyệt thực kết thúc khi Mặt Trăng di chuyển hoàn toàn ra khỏi vùng bóng mờ của Trái Đất tại pha E.

Câu 3. (TL6 – tr51)

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng. Khi đó, Trái Đất che khuất một phần hay toàn bộ ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Mặt Trăng.  Mặt Trăng không còn nhận được ánh sáng từ Mặt Trời nên không phản xạ lại đến mắt chúng ta để nhìn thấy.

Câu 4. (TL7 – tr51)

Hiện tượng nhật thực chỉ có thể quan sát thấy trong vài phút trong khi hiện tượng nguyệt thực có thể diễn ra trong khoảng vài giờ vì Trái Đất có kích thước lớn hơn đáng kể so với Mặt Trăng. Do đó, Mặt Trăng mất thời gian lâu hơn cho cả quá trình di chuyển vào và di chuyển ra khỏi vùng bóng tối của Trái Đất.

Câu 5. (TL8 – tr51)

Hiện tượng nhật thực và nguyệt thực hiếm khi xảy ra: Nếu bạch đạo trùng với hoàng đạo thì 3 thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất luôn thẳng hàng khi giao hội và xung đối. Nhưng vì hai mặt phẳng bạch đạo và hoàng đạo không trùng nhau nên vào những kì trên 3 thiên thể này có khi không thẳng hàng.

3. Thủy triều

PHT số 3

Câu 1.

- Hiện tượng mực nước dâng lên cao hoặc hạ xuống thấp có chu kì được gọi là hiện tượng thủy triều

- Có 2 dạng thủy triền: thủy triều cao và thủy triều thấp.

Câu 2. (TL9 – tr52)

VD: Thủy triều làm mực nước sông xuống thấp

Câu 3.

- Hiện tượng thủy triều xảy ra chủ yếu là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất và lớp nước bao xung quanh.

- Phần nước gần Mặt Trăng nhất sẽ chịu lực hấp dẫn lớp và bị dâng lên. Tại vị trí xa Mặt Trăng nhất trên Trái Đất, phần nước bên đó cũng sẽ dâng lên.

Câu 4. (TL10 – tr52)

Ta đã biết lực hấp dẫn giữa các thiên thể phụ thuộc vào khối lượng và khoảng cách giữa các thiên thể. Các thiên thể cách nhau càng xa, lực hấp dẫn giữa chúng càng nhỏ. Mặc dù Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều so với Mặt Trời nhưng khoảng cách từ Mặt Trăng đến Trái Đất lại gần hơn rất nhiều so với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời (nhỏ hơn khoảng 389 lần). Do đó, lực hấp dẫn giữa Mặt Trăng tác dụng lên lớp nước trên bề mặt Trái Đất mạnh hơn đáng kể so với lực hấp dẫn giữa Mặt Trời tác dụng lên lớp nước trên bề mặt Trái Đất. Vì vậy, Mặt Trăng gây ra hiện tượng thủy triều mạnh hơn Mặt Trời.

Câu 5. (TL11 – tr52)

Theo em, hiện tượng thủy triều không phải là nguyên nhân chính làm cho mực nước dâng cao trên các đại dương vì

- Hiện tượng thủy triều chỉ làm cho mực nước ở một nơi dâng lên tối đa 2 lần 1 ngày.

- Dưới tác dụng lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời chỉ làm cho lớp nước bị kéo dẹt ra và thể tích lớp nước không bị thay đổi.

- Hiện tượng mực nước trên các đại dương ngày càng dâng cao là do sự nóng lên toàn cầu làm băng tan ở hai cực góp phần làm tăng thể tích nước ở các đại dương. Bên cạnh đó hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng làm nhiệt độ nước ở các đại dương tăng lên kéo theo thể tích nước ở các đại dương cũng tăng do sự dãn nở vì nhiệt.

Câu 6. (LT – tr53)

Sự giống và khác nhau giữa hiện tượng nhật thực và nguyệt thực:

- Giống nhau: Nhật thực và nguyệt thực là hai hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cùng nằm trên một mặt phẳng và thẳng hàng nhau.

- Khác nhau:

Nhật thực

Nguyệt thực

- Quan sát được vào ban ngày.

- Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời, do đó Mặt Trăng sẽ che khuất toàn bộ hoặc một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu lên Trái Đất.

- Dùng dụng cụ để quan sát.

- Quan sát được vào ban đêm.

- Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, do đó Trái Đất sẽ che khuất toàn bộ hoặc một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu lên Mặt Trăng.

- Có thể quan sát bằng mắt thường.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức đã học.
  3. b) Nội dung: HS vận dụng các kiến thức của bài học và kiến thức hiểu biết SGK, kiến thức tìm hiểu trên báo chí và internet.
  4. c) Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi GV đưa ra dựa trên kiến thức đã được tìm hiểu.
  5. d) Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều được soạn theo mẫu ở trên

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 250k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án chuyên đề Vật lí 10 chân trời sáng tạo đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1: VẬT LÍ TRONG MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3: VẬT LÍ VỚI GIÁO DỤC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay