Giáo án công dân 7 kết nối tri thức

Có đủ cả năm giáo án Word + Powerpoint môn công dân 7 sách kết nối tri thức. Bản word và Powerpoint là đồng bộ với nhau. Giáo án có thể tải về để tham khảo. Thao tác tải đơn giản, dễ dàng. Hi vọng, bộ giáo án sẽ giúp thầy cô giảm tải công việc và nhẹ nhàng hơn khi bước vào năm học mới

Xem chi tiết hơn:

Xem mẫu Giáo án công dân 7 kết nối tri thức

Click vào hình ảnh dưới để xem rõ giáo án

Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)
Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

Về bộ sách công dân 7 kết nối:

Sách của nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

Tổng chủ biên: Nguyễn Thị Toan. Chủ biên: Trần Thị Mai Phương. Thành viên: Nguyễn Hà An, Nguyễn Thị Hoàng Anh, Phạm Thị Kim Dung, Nguyễn Thị Thọ.

Giáo án đầy đủ các bài trong chương trình:

1. Tự hào về truyển thống quê hương

2. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

3. Học tập tự giác, tích cực

4. Giữ chữ tín

5. Bảo tổn di sản văn hoá

6. Ứng phó với tâm lí căng thẳng

7. Phòng, chống bạo lực học đường

8. Quản lí tiền

9. Phòng, chống tệ nạn xã hội

10 Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Có đủ bài giáo án word kì 1, kì 2:

Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

(2 tiết)

I. MỤC TIÊU

  1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Giải thích được vì sao mọi người phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nhau.
  • Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
  • Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác; Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Năng lực riêng:
  • Điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân.
  • Thường xuyên có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
  1. Phẩm chất
  • Có phẩm chất nhân ái, thể hiện qua việc biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
  • Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, Sách Bài tập GDCD 7.
  • Tranh ảnh, video liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV

    => Đây là nội dung bài xem trước, còn có thêm nhiều bài soạn chi tiết công dân 7 kết nối tri thức đủ cả năm.

=> Giáo án word công dân 6 kết nối và giáo án điện tử công dân 6 kết nối đã được Kenhgiaovien biên soạn đầy đủ chi tiết tất cả các bài trong chương trình giảng dạy. Bộ giáo án tải về và chỉnh sửa được sẽ giúp thầy cô rút ngắn thời gian soạn. Kenhgiaovien soạn đầy đủ tất cả các môn của các bộ lớp 6 sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho HS; huy động những kinh nghiệm thực tế của HS về quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.

- GV hướng dẫn HS chơi trò chơi: Các thành viên của mỗi đội lần lượt nêu một câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Đội nào nêu được nhiều câu đúng hơn sẽ là đội chiến thắng.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Những câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đó có ý nghĩa gì?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ là để cuộc sống thêm tươi đẹp, con người hạnh phúc hơn, cần đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ buồn, vui của họ.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng bao dung,…sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm áp hơn. Bài học này sẽ giúp em thấu hiểu hơn ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, từ đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của lòng nhân ái tới cộng đồng. Chúng ta cùng vào Bài 2 – Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 1, 2, 3 và mời 1 HS đứng dậy đọc câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ SGK tr.10, 11.

- GV hướng dẫn HS kể chuyện phân vai.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ và những bức ảnh trên.

+ Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm (4-6 người) và trả lời câu hỏi: Em hãy kể thêm một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh và kể chuyện phân vai.

- HS thảo luận theo cặp đôi, theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 cặp đôi trả lời.

- GV mời cặp đôi khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ: 

+ Mẹ bé Su-ri nấu món thịt hầm cho cô Xmit khi cô đang rất buồn vì con gái cô mới qua đời., người mẹ và bé Su-ti muốn chăm sóc cho cô một thời gian.

+ Bé Su-ri nghĩ ra cách để giúp đỡ cô Xmit. Su-ri tặng cô một chiếc băng gạc vết thương cho trái tim tan vỡ, chiếc băng dùng để băng trái tim của cô Xmit.

- Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong tranh 1, 2, 3 là :

+ Động viên, an ủi bạn qua lời nói

+ Ủng hộ sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt.

+ Thăm hỏi, quan tâm khi bạn bị ốm.

-  Trong các bức tranh trên, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là hành động không muốn đi thăm bạn Lan ốm (tranh 3). Đây là hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích kỉ trước sự đau ốm của người khác.

- Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

+ Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.

+ Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

+ Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Phê phán thỏi ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 

 

 

 

 

=> Giáo viên có thể xem bất kì bài giáo án công dân 7 trong chương trình: giáo án word công dân 7 kết nối và giáo án điện tử công dân 7 kết nối tri thức . Hệ thống có đầy đủ tất cả các bài soạn  giáo viên củng cố kiến thức thêm cho học sinh

Có giáo án điện tử

Hoạt động 2: Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được vì sao cần quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc 3 tình huống SGK tr.11, 12.

- GV chia HS thành các nhóm, đọc thầm lại một lần nữa 3 tình huống SGK đưa ra, thảo luận và trả lời câu hỏi:

+ Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?

+ Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

- GV chốt lại và trình chiếu nội dung kiến thức đã học:

+ Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.

+ Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác như:

·        Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.

·        Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

·        Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

·        Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác. 

+ Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, bền vững hơn.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm và thực hiện yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy để chốt lại kiến thức của bài học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo theo nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 2-3 nhóm trả lời.

- GV mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cuộc cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

 

=> Bắt đầu từ năm học 2023 -2024. Chương trình công dân lớp 8 thay đổi chương trình mới. Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đã được soạn chi tiết: Giáo án word và giáo án PowerpointNgoài ra, kenhgiaovien có đủ giáo án của các môn của 3 bộ sách: Kết nối, Chân trời, Cánh diều

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  2. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  3. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  4. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2, 3, 4 phần Luyện tập SGK tr.12, 13.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

 

Câu 1:

  1. Không tán thành vì ai cũng cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người khó khăn sẽ cần nhiều hơn.
  2. Không tán thành vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.
  3. Không tán thành vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chỉ ân cần.
  4. Tán thành vì đó là ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 2:

  1. Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện, hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, mang lại niềm vui cho ông bà.
  2. Việc làm của M thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hàng xóm láng giềng.
  3. Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.
  4. Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Câu 3:

- Tình huống 1:

+ Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công ban, ủy ban nhân dân xã, phường,...nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy cô giáo về việc vừa xảy ra.

+ Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bảo vệ và thầy cô giáo để có cách giúp em bé.

+ Gọi điện, tìm gặp người lớn thân quen để giúp đỡ em bé.

- Tình huống 2:

+ An ủi, động viên bạn và nói với thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn bè yên tâm hơn trong học tập.

+ Nói với lớp trưởng để có giải pháp giúp bạn.

- Tình huống 3: Nếu không có điều kiện vật chất để giúp đỡ bạn, em vẫn có thể giúp đỡ bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

Câu 4:

HS liên hệ bản thân, điền vào bảng mẫu và chia sẻ với các bạn những lời nói, việc làm của mình thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
=> Một số thầy cô còn dạy thêm cả công dân 6 bộ kết nối tri thức. Thì tham khảo trọn bộ giáo án word + Powerpoint công dân 6 bộ kết nối tri thức

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua trả lời câu hỏi.
  3. Ni dung: HS sử dụng SGK, kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, liên hệ bản thân, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp: Câu trả lời của HS.
  5. T chc thc hin:

- GV giao nhiêm vụ cho HS: Trả lời câu hỏi 1,2 phần Vận dụng SGK tr.13.

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:

Câu 1:

HS tự sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác và rút ra bài học.

 => Ngoài ra, Hệ thống có sãn trọn bộ đầy đủ cả năm của cả giáo án công dân word 9 , powepoint công dân 9. Bộ giáo án được soạn đầy đủ tất cả các bài sách giáo khoa và thêm nhiều bài tập củng cố kiến thức.

Câu 2:

HS tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ theo gợi ý sau:

KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ

BẠN CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN

Họ và tên bạn cần giúp đỡ

 

Những khó khăn của bạn

 

Những việc em có thể giúp

 

Thời gian thực hiện

 

  1. Kế hoạch đánh giá

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

Đánh giá thường xuyên (GV đánh giá HS,

HS đánh giá HS)

- Vấn đáp.

- Kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

- Các loại câu hỏi vấn đáp, bài tập.

 

Giáo án powerpoint công dân 7 kết nối tri thức

Bài 2: QUAN TÂM, CẢM THÔNG VÀ CHIA SẺ

 

MỞ ĐẦU

  • Chơi trò chơi: Tiếp sức
  • Nêu câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

KHÁM PHÁ

  1. Tìm hiểu những biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Đọc câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ , quan sát bức tranh dưới đây SGK tr.10, 11:

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

  1. Nêu các biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ và những bức ảnh trên.
  2. Trong các bức tranh trên, hành vi nào chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ? Em có suy nghĩ gì về hành vi đó?

Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ:

Mẹ bé Su-ri nấu món thịt hầm cho cô Xmit khi cô đang rất buồn vì con gái cô mới qua đời, người mẹ và bé Su-ti muốn chăm sóc cho cô một thời gian.

Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong câu chuyện Chiếc băng gạc cho trái tim tan vỡ:

Bé Su-ri nghĩ ra cách để giúp đỡ cô Xmit. Su-ri tặng cô một chiếc băng gạc vết thương cho trái tim tan vỡ, chiếc băng dùng để băng trái tim của cô Xmit.

Biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ trong các bức tranh:

Tranh 1:

Động viên, an ủi bạn qua lời nói

Tranh 2:

Ủng hộ sách vở cho đồng bào vùng bị lũ lụt.

Tranh 3:

Thăm hỏi, quan tâm khi bạn bị ốm.

  • Trong các bức tranh trên, hành vi chưa thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ: (tranh 3)
  • Hành động không muốn đi thăm bạn Lan ốm.
  • Hành vi thể hiện sự thờ ơ, ích kỉ trước sự đau ốm của người khác.

THẢO LUẬN NHÓM

  1. Em hãy kể thêm một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

- Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

Lắng nghe, động viên, an ủi , nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.

Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

- Một số biểu hiện khác của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ:

Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.

Phê phán thỏi ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

  1. Ý nghĩa của quan tâm, cảm thông và chia sẻ

THẢO LUẬN NHÓM

Đọc ba tình huống SGK tr.11, 12. và trả lời câu hỏi:

Trong các trường hợp trên, sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã mang lại điều gì?

Theo em, vì sao phải quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đã giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách để cuộc cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc hơn; các mối quan hệ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Chúng ta cần có những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác như:

  • Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm nhau.
  • Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.
  • Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.
  • Nhận được sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, mỗi người sẽ có động lực vượt qua khó khăn, thử thách.
  • Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó, cuộc sống sẽ tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp, bền vững hơn.

Có Powerpoint sinh động

LUYỆN TẬP

  1. Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
  2. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần tới sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  3. Khi ai đó có lời đề nghị thì mình mới cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  4. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, chỉ cần tặng quà là đủ.
  5. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và yêu thương nhau hơn.

Trả lời

  1. Không tán thành vì ai cũng cần quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Tuy nhiên, những người khó khăn sẽ cần nhiều hơn.
  2. Không tán thành vì dù họ không đề nghị (có thể vì ngại ngần) thì mình vẫn cần thể hiện sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông. Bên cạnh đó, nếu mình cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì cũng nên có lời đề nghị người khác giúp đỡ.
  3. Không tán thành vì tặng quà (vật chất) chỉ là một biểu hiện của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ. Thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ còn cần cả những lời nói, cử chỉ ân cần.
  4. Tán thành vì đó là ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.
  5. Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:
  6. Mặc dù rất yêu quý ông bà nhưng H ít khi gọi điện hỏi thăm vì cho rằng như thế là không cần thiết.
  7. Thấy hoàn cảnh bác hàng xóm khó khăn, M xin mẹ rau và gạo mang sang biếu bác.
  8. Thỉnh thoảng, K lại mượn V mấy thứ lặt vặt như: cục tẩy, bút chì,..Thấy vậy, C ngạc nhiên hỏi: “Cậu cũng có những thứ đó, sao phải mượn của V làm gì?”. K đáp: “Nhà V ở cạnh nhà mình, V rất mặc cảm về hoàn cảnh khó khăn của bản thân, nên tớ làm như vậy để bạn ấy có nhờ gì tớ thì cũng sẽ thấy thoải mái hơn”.
  9. Trên đường đi học về, thấy một bạn bị bắt nạt. T định dừng lại can ngăn nhưng A kéo tay bảo: “Thôi...”

Trả lời

  1. Suy nghĩ và việc làm của H không đúng, bạn cần thường xuyên gọi điện, hỏi thăm để thể hiện sự quan tâm với ông bà, mang lại niềm vui cho ông bà.
  2. Việc làm của M thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hàng xóm láng giềng.
  3. Việc làm của K thể hiện bạn không chỉ quan tâm, cảm thông và chia sẻ mà còn rất khéo léo khi thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ đó.
  4. Việc làm của A thể hiện bạn chưa biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  5. Em sẽ làm gì nếu ở trong các tình huống dưới đây?
  6. Khi đi học cùng bạn, em thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. Bạn em nói: ‘Sẽ có người khác giúp em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học”.
  7. Hoàn cảnh gia đình của H rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. H tâm sự với em và muốn em không nói với ai.
  8. Mặc dù rất muốn giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn nhưng em không có điều kiện vật chất.

Trả lời

- Tình huống 1:

  • Dỗ cho em bé nín khóc, dẫn em đến địa điểm gần nhất như trụ sở công ban, ủy ban nhân dân xã, phường,...nhờ giúp đỡ. Sau đó đến trường trình bày với thầy cô giáo về việc vừa xảy ra.
  • Dẫn em bé đến trường, gửi ở phòng bảo vệ, nói với bảo vệ và thầy cô giáo để có cách giúp em bé.
  • Gọi điện, tìm gặp người lớn thân quen để giúp đỡ em bé.

- Tình huống 2:

  • An ủi, động viên bạn và nói với thầy cô giáo để có biện pháp giúp đỡ bạn bè yên tâm hơn trong học tập.
  • Nói với lớp trưởng để có giải pháp giúp bạn.

- Tình huống 3:

  • Nếu không có điều kiện vật chất để giúp đỡ bạn, em vẫn có thể giúp đỡ bạn bằng cách động viên, an ủi, lắng nghe, chia sẻ buồn vui cùng bạn.
  1. Trong cuộc sống, em đã thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ như thế nào? Hãy chia sẻ theo gợi ý dưới đây:

Được hỗ trợ thêm phần trắc nghiệm công dân 7 kết nối tri thức + 1 số đề thi để hỗ trợ tốt giảng dạy

VẬN DỤNG

  1. Sưu tầm và kể về một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết. Em học được điều gì từ tấm gương đó?
  2. Em hãy tìm hiểu về một bạn có hoàn cảnh khó khăn và lập kế hoạch giúp đỡ bạn đó.

Họ và tên bạn cần giúp đỡ

 

Những khó khăn của bạn

 

Những việc em có thể giúp

 

Thời gian thực hiện

 

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

  • Ôn lại các kiến thức đã học trong bài 2.
  • Chuẩn bị bài 3 - Học tập tự giác, tích cực.

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint công dân 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 500k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Tài liệu quan tâm

Giáo án cần thiết khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay