Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Công dân 7 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 4: GIỮ GÌN CHỮ TÍN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bình đã nhiều lần vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học. Mặc dù Bình đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Bình cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào số đầu bài. Việc làm đó của Bình thể hiện điều gì ?

  1. Bình là người tôn trọng người khác.
  2. Bình là người không giữ chữ tín.
  3. Bình là người giữ chữ tín.
  4. Bình là người không tôn trọng người khác.

Câu 2: Hành động nào sau đây là đúng đối với người biết giữ chữ tín?

  1. Kí cam kết với nhà trường và thực hiện đúng cam kết
  2. Có thói quen vay tiền, mượn đồ của bạn rồi “ quên " không trả
  3. Thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  4. Hay đi làm trễ.

Câu 3: Huỳnh hẹn đi xem xiếc cùng Phong nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được. Huỳnh gọi điện xin lỗi Phong và hẹn hôm khác sẽ đi. Huỳnh là người như thế nào?

  1. Huỳnh là người không giữ chữ tín vì Huỳnh đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được.
  2. Huỳnh là người chịu thương, chịu khó
  3. Huỳnh là người không giữ chữ tín.
  4. Huỳnh là người giữ chữ tín vì Huỳnh đã gọi điện xin lỗi Phong và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với Phong.

Câu 4: Câu tục ngữ “ Một lần thất tín,  vạn lần chẳng tin ” nói lên phẩm chất đạo đức nào dưới đây?

  1. Bao dung.
  2. Liêm khiết.
  3. Tôn trọng lẽ phải
  4. Giữ chữ tín.

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng khi bàn về giữ chữ tín?

  1. Thất tín dù chỉ một lần cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác .
  2. Làm tốt công việc như đã cam kết chính là giữ chữ tín.
  3. Chỉ người lớn mới cần giữ chữ tín, trẻ con chưa cần giữ chữ tín.
  4. Người thất tín có thể được lợi trước mắt nhưng chịu thiệt hại lâu dài.

Câu 6: Bố mẹ hứa sẽ mua đàn cho Mận nếu bạn đạt danh hiệu Học sinh Giỏi. Mận đã cố gắng học và đã đạt được danh hiệu đó nhưng do ảnh hưởng của dịch

bệnh,  công việc khó khăn,  thu nhập giảm nên bố mẹ vẫn chưa mua đàn cho Mận. Nếu là Mận em sẽ làm gì?

  1. Không bao giờ tin tưởng bố mẹ nữa vì họ đã thất hứa
  2. Yêu cầu bố mẹ mua đàn theo như lời hứa
  3. Yêu cầu bố mẹ phải đền tiền do không thực hiện đúng theo lời hứa
  4. Thông cảm với bố mẹ và xin bố mẹ mua một món quà có giá trị vật chất nhỏ hơn để phù hợp với thu nhập, điều kiện kinh tế của gia đình.

Câu 7: Điền vào chỗ trống: “Giữ chữ tín là một phẩm chất cao quý của con người. Niềm tin của mọi người bắt nguồn từ việc biết...”

  1. Giữ chữ tín , giữ lời hứa.
  2. Giữ niềm tín
  3. Giữ chữ hiếu.
  4. Giữ đạo đức.

Câu 8: Người biết giữ chữ tín sẽ có những hành động nào sau đây?

  1. Hứa trước quên sau.
  2. Không hứa hẹn với ai điều gì.
  3. Né tránh, phớt lờ khi có người nhờ giúp đỡ.
  4. Luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Câu 9: Học sinh có thể rèn luyện việc giữ chữ tín qua những hành động sau đây?

  1. Yêu thương, sống hòa hợp, đối xử công bằng với bạn bè trong lớp.
  2. Giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè.
  3. Không tiếp xúc với những người không tôn trọng chữ tín, không biết giữ chữ tín.
  4. Quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Câu 10: Phương án nào sau đây là sai khi bàn về đức tính giữ chữ tín?

  1. Chúng ta không cần thiết phải giữ chữ tín đối với người thân, gia đình.
  2. Biểu hiện của việc giữ chữ tín là biết giữ lời hứa, đúng hẹn, trung thực, hoàn thành nhiệm vụ.
  3. Để rèn luyện việc giữ chữ tín, chúng ta phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
  4. Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

D

B

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ngày thứ Bảy,  Yến giúp mẹ bán rau,  có khách đến mua rau,  họ đã trả tiền và nhờ Yến nhặt rau giúp nhưng đã cuối ngày mà không thấy người khách quay lại. Nếu em là bạn của Yến, em có lời khuyên nào dành cho Yến trong tình huống trên?

  1. Khuyên Yến đợi khách thêm một chút thời gian. Nếu hôm nay khách quên không đến lấy rau thì em sẽ nói với mẹ để trả lại tiền cho khách.
  2. Khuyên Yến đợi khách thêm một chút thời gian. Nếu hôm nay khách quên không đến lấy rau thì em sẽ giữ lại số tiền đó
  3. Khuyên Yến giữ lại số tiền vì khách hàng đã thất hứa.
  4. Khuyên Yến giữ lại số tiền vì không phải lỗi của Yến.

Câu 2: Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín,  học sinh cần phải làm gì?

  1. Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý
  2. Tôn trọng mọi người.
  3. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
  4. D. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm

Câu 3: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về người biết giữ chữ tín?

  1. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng thái độ của mọi người đối vớimình, biết trọng tình cảm và tin tưởng nhau.
  2. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.
  3. Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng sự tôn trọng của mọi người đối vớimình, biết trọng lời hứa và tin tưởng nhau.

Câu 4: Bà Phương có mở một cửa hàng bán rau sạch. Bà luôn quan niệm rằng mặc dù lãi ít nhưng bà thấy vui vì cung cấp rau sạch là đem đến niềm vui và bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Nhiều lần bà Canh ngõ lời bảo bà Phương sử dụng thuốc tăng trưởng cho rau nhanh phát triển, vừa rẻ, rau xanh mơn mởn lại còn nhanh thu lợi nhuận cao nhưng bà nhất quyết không đồng ý. Việc làm đó của bà Phương thể hiện điều gì ?

  1. Bà Phương là người tốt bụng.
  2. Bà Phương là người thật thà, chất phác.
  3. Bà Phương là người giữ chữ tín.
  4. Bà Phương là người kiên định.

Câu 5: Trong các trường hợp dưới đây, nhân vật nào chưa biết giữ chữ tín?

  1. Vy hứa sẽ giúp Duy học tốt môn Tiếng Anh. Tuy bận rộn nhưng Vy vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn Duy. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của Duy đã tiến bộ.
  2. Quách hứa vào ngày Chủ nhật sẽ sang nhà Vũ để giúp bạn học Toán. Sáng

Chủ nhật,  mặc dù trời nắng to nhưng Quách vẫn sang nhà bạn như đã hứa.

  1. Để đàn lợn nhanh xuất chuồng, T đã cho lợn ăn thật nhiều cám tăng trọng để bán lấy lời mà không màng đến uy tín buôn bán lâu nay của trang trại.
  2. H hứa với bố mẹ sẽ chăm chỉ học tập. Cuối năm học, kết quả học tập của H đã tiến bộ. H được cô giáo khen khiến bố mẹ rất vui.

Câu 6: Ý nghĩa của việc giữ chữ tín là gì?

  1. Người giữ chữ tín sẽ khó hợp tác và thành công trong công việc.
  2. Khi giữ chữ tín luôn chịu thiệt thòi hơn khi hợp tác kinh doanh với người khác.
  3. Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng.
  4. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

Câu 7: Bình đã nhiều lần vi phạm lỗi nói chuyện trong giờ học. Mặc dù Bình đã nhiều lần hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng trên thực tế giờ học nào bạn Bình cũng nói chuyện trong giờ và bị ghi vào số đầu bài. Việc làm đó của Bình thể hiện điều gì ?

  1. Bình là người tôn trọng người khác.
  2. Bình là người không giữ chữ tín.
  3. Bình là người giữ chữ tín.
  4. Bình là người không tôn trọng người khác.

Câu 8: Hành động nào sau đây là đúng khi nói về người giữ chữ tín?

  1. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.
  2. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.
  3. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.
  4. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.

Câu 9: Biểu hiện không có chữ tín là gì ?

  1. Nói một đằng làm một nẻo.
  2. Biết trọng lời hứa, đúng hẹn.
  3. Trung thực.
  4. Thống nhất giữa lời nói và việc làm.

Câu 10: Ý kiến nào sau đây không phải là ý nghĩa của việc giữ chữ tín?

  1. Người giữ chữ tín sẽ có được niềm tin từ người khác.
  2. Việc giữ chữ tín sẽ xây dựng được tinh thần đoàn kết với mọi người.
  3. Khi giữ chữ tín sẽ nhận được sự hợp tác tích cực từ người khác.
  4. Giữ chữ tín sẽ làm cuộc sống bị bó buộc theo khuôn mẫu.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

D

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

B

A

A

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Giữ chữ tín là gì? Trình bày ý nghĩa của việc giữ chữ tín.

Câu 2 (4 điểm). Vì sao chúng ta cần giữ chữ tín?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

KHÁI NIỆM

- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

- Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.

- Giữ chữ tín là giữ niềm tin, nhân phẩm đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau

Ý NGHĨA

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tin tưởng, tôn trọng, hợp tác, dễ thành công hơn trong công việc, cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- Người biết giữ chữ tín sẽ được mọi người tín nhiệm, yêu quý, trân trọng

6 điểm

 

Câu 2

(4 điểm)

Chúng ta cần giữ chữ tín để nhận được sự tin tưởng, tôn trọng, hợp tác dễ thành công hơn trong cuộc sống và góp phần làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp hơn

4 điểm

 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Giữ chữ tín là gì? Nêu biểu hiện của việc giữ chữ tín

Câu 2 (4 điểm). A đến nhà B giảng lại bài cho B hiểu nhưng vì mẹ A đột nhiên bị ốm nên A không đến được. Theo em, A như vậy có phải là không giữ chữ tín không? Vì sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

KHÁI NIỆM

- Chữ tín là niềm tin của con người đối với nhau.

- Giữ chữ tín là coi trọng, giữ gìn niềm tin của mọi người đối với mình.

- Giữ chữ tín là giữ niềm tin, nhân phẩm đạo đức cao quý, là sợi dây bền chặt liên kết con người với nhau.

BIỂU HIỆN

- Biết trân trọng lời hứa, đúng hẹn.

- Nói đi đôi với làm.

- Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

- Biết thực hiện những lời đã hứa.

6 điểm

 

Câu 2

(4 điểm)

Trong tình huống này A là người giữ chữ tín vì A đã giữ lời hứa là đến nhà B để giảng lại bài,nhưng vì mẹ A bị sốt và bạn phải chăm sóc mẹ bạn, chứ không phải bạn không muốn đến nhà B.

4 điểm

 

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Người biết giữ chữ tín sẽ như thế nào?

  1. Không được tin tưởng
  2. Bị xem thường
  3. Bị lợi dụng
  4. Được mọi người tin tưởng

Câu 2. Muốn trở thành một người biết giữ chữ tín, học sinh phải :

  1. Phải giữ lời hứa với người thân, thầy cô, bạn bè và người khác một cách có trách nhiệm.
  2. Tôn trọng mọi người.
  3. Chăm chỉ làm việc giúp đỡ ông bà, bố mẹ.
  4. Phân biệt được hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

Câu 3. Phương án nào dưới đây là biểu hiện của người biết giữ chữ tín?

  1. Không thực hiện được những điều đã cam kết trước đó.
  2. Luôn có trách nhiệm với mỗi lời nói và việc làm của bản thân.
  3. Luôn muốn người khác tin mình nhưng lại không bao giờ tin những người xung quanh.
  4. Chỉ cần chú ý đúng hẹn với những người có địa vị xã hội.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây là biểu hiện của giữ chữ tín ?

  1. Đến trễ so với thời gian đã hẹn.
  2. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  3. Thực hiện đúng như lời hứa.
  4. Đổ lỗi cho người khác khi phạm sai lầm.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu biểu hiện của việc giữ chữ tín

Câu 2 (2 điểm): Bích đã vi phạm lỗi đi học muộn rất nhiều lần, mặc dù đã hứa trước cô giáo và cả lớp sẽ không tái phạm nữa nhưng Bích vẫn thường xuyên bị ghi tên trong sổ sao đỏ vì đi học muộn. Việc làm đó của Bích thể hiện điều gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Người biết giữ chữ tín có biểu hiện:

- Biết trân trọng lời hứa, đúng hẹn.

- Nói đi đôi với làm.

- Thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình.

- Biết thực hiện những lời đã hứa.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Bích là người không giữ chữ tín vì đã hứa trước cả lớp là sẽ không vi phạm nữa nhưng sau đó lại không giữ được lời hứa, vẫn liên tiếp đi học muộn

2 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Chữ tín là gì?

  1. Sự kì vọng vào người khác.
  2. Sự tự tin vào bản thân mình.
  3. Sự tin tưởng đặc biệt giữa những người bạn thân.
  4. Niềm tin của con người đối với nhau

Câu 2. Một người không giữ chữ tín:

  1. không nhận được sự tin tưởng của người khác.
  2. chịu nhiều thiệt thòi.
  3. làm việc gì cũng khó.
  4. sẽ giải quyết công việc một cách nhanh chóng.

Câu 3. Giữ chữ tín sẽ nhận được những điều gì?

  1. Giúp mọi người khó khăn hơn khi hợp tác với nhau.
  2. Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của mọi người.
  3. Làm cho các mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn
  4. Cả A, B, C. 

Câu 4. Khi biết giữ chữ tín, chúng ta sẽ :

  1. Mất thời gian, công sức để thực hiện lời hứa.
  2. Khó hợp tác với nhau trong công việc.
  3. Chịu nhiều thiệt thòi vì bị người khác lợi dụng.
  4. Nhận được sự tin tưởng của người khác.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Nêu những biểu hiện của việc không giữ chữ tín

Câu 2 (2 điểm): Hậu quả của việc không giữ chữ tín là gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

+ Nói dối, che dấu khuyết điểm của bản thân

+ Hứa nhưng không thực hiện

+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc hoàn thành nhưng làm một cách hời hợt; nhận việc nhưng không làm

+ Không tuân thủ quy định.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Người không giữ chữ tín sẽ gây mất niềm tin; không nhận được sự tin tưởng và tôn trọng của mọi người; đồng thời khó xây dựng mối quan hệ bền chặt với bạn bè/ người thân và đối tác

2 điểm

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án giáo dục công dân 7 kết nối tri thức (bản word)

Từ khóa: Đề kiểm tra công dân 7 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ công dân 7 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận giáo dục công dân 7 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản powrerpoint)
Giáo án lớp 7 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 7 sách cánh diều (bản word)

Chat hỗ trợ
Chat ngay