Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức

Giáo án công dân 7 học kì 2 bộ sách kết nối tri thức. Giáo án là bản word, dễ dàng chỉnh sửa. KHBD kì 2 công dân 7 kết nối tri thức. Bản tài liệu này được soạn chi tiết, cẩn thận. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: QUẢN LÍ TIỀN

(3 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
  • Kể được một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
  • Năng lực giáo dục công dân:
  • Năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội, bước đầu biết quản lí tiền và tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: biết quản lí tiền hiệu quả.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Giấy A4, phiếu học tập.
  • Tranh, ảnh, video và các câu chuyện quản lí tiền.
  • Đồ dùng để sắm vai đơn giản.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Đọc trước Bài 8 trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề bài học, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS về chủ đề bài học mới.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi”; HS đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này.
  4. Sản phẩm học tập: Phương án chi tiêu của HS với số tiền 200.000 đồng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS trong lớp chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi”: Giả định em đang có 200 000 đồng, hãy đưa ra phương án chỉ tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy.

- GV mời 3 - 5 HS lên trình bày phương án chi tiêu của mình với điều kiện không trùng lặp với phương án của bạn chơi trước.

- GV nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về ý nghĩa của việc chỉ tiêu tiên hiệu quả?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu yêu cầu và trả lời câu h

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ kế hoạch chi tiêu của mình.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài học: Trong cuộc sống, tiền là phương tiện để mua sắm mọi thứ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Làm ra tiền đã khó nhưng quản lí chi tiêu, thực hành tiết kiệm còn khó hơn. Bởi vậy, mỗi chúng ta phải biết cách quản lí tiền để tự chủ trong cuộc sống và có nhiều cơ hội phát triển. Để nắm rõ hơn về ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả và kể được một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 8: Quản lí tiền.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc trường hợp SGK tr.44 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc trước lớp to, rõ ràng câu chuyện SGK tr.44.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thúy?

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp SGK tr.44 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu ý nghĩa của quản lí tiền hiệu quả

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

- Thuý được mẹ tin tưởng giao cho một số tiền đề chi tiêu khi cần thiết. Bạn đã nhận thức được bố mẹ rất vất vả để kiếm tiền nên tự nhủ phải có trách nhiệm quản lí số tiền được cho một cách hiệu quả.

- Nội dung quản lí tiền của bạn Thuý bao gồm:

+ Giữ tiền cẩn thận.

+ Luôn chỉ tiêu có kế hoạch, chỉ mua những thứ thật cần thiết.

+ Nghĩ cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh.

Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả

- Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí.

- Biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng, sức lực của mình để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS kể được một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin, trường hợp, quan sát hình ảnh SGK tr.45 và trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời và ghi được vào vở một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1-11 SGK tr.45, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Trong các sản phẩm trên, đâu là những sản phẩm em muốn có, trong đó đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn, không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao?

+ Nếu chi tiêu tuỳ tiện vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức?

* Chỉ vay tiền khi thật sự cần thiết và phải trả đúng hạn

- GV mời 1 HS đọc to, rõ ràng trước lớp trường hợp SGK tr.45.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp?

+ Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao?

 

 

 

 

 

 

* Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền

- GV tổ chức cho các nhóm chơi đóng vai thực hiện đoạn hội thoại SGK tr.46 và mời một nhóm lên thẻ hiện trước lớp.

- GV đặt câu hỏi và mời đại điện các nhóm trả lời:

+ Chị Hà đặt ra mục tiêu tiết kiệm và đã thực hiện mục tiêu này như thế nào?

+ Em đã bao giờ đặt mục tiêu tiết kiệm chưa? Nếu có, em đã thực hiện mục tiêu đó như thế nào?

+ Em hãy nêu lợi ích của việc đặt mục tiêu tiết kiệm tiên.

- GV kết luận: Việc đặt mục tiêu tiết kiệm trước chi tiêu thể hiện em có chủ đích thực hiện tiết kiệm khi đang có một khoản tiên nhất định. Nhờ có mục tiêu tiết kiệm, em sẽ chủ động tìm cách thực hiện được mục tiêu đó. Kết quả là em sẽ tiết kiệm được một khoản tiên nhỏ cho riêng mình đề có thể thực hiện những khoản chỉ tiêu khác khi cần thiết và có ý nghĩa mà không cần sự trợ cấp của bố mẹ.

* Không lãng phí thức ăn, điện, nước

- GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1-3 SGK tr.46 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiên? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm điện, nước, thức ăn.... trong cuộc sống.

- GV hướng dẫn HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi:  Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước mà em biết. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Kiếm tiền bằng việc tái chế

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc tình huống SGK tr.47 và trả lời câu hỏi:

+ Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì?

+ Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế.

* Làm đồ thủ công để bán

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.47 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên.

+ Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán.

 

* Làm phụ giúp bố mẹ

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.47 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân?

+ Em hãy kể thêm những việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền.

* Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi

- GV hướng dẫn HS quan sát Hình 1, 2 SGK tr.48 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, trường hợp, quan sát hình ảnh SGK tr.45 và trả lời câu hỏi. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Tìm hiểu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả

Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả

- Sản phẩm em thực sự cần là những thứ thật cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt. Những thứ em muốn có thể là những thứ rất hay, rất đẹp nhưng cũng thường rất đắt tiền nếu không có cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống.

- Với một khoản tiền có hạn, cần phải có nguyên tắc trong chi tiêu:

+ Chỉ mua những thứ thật cần thiết như: sách, vở, dép có quai. Không nhất thiết phải mua như: điện thoại, ván trượt pa-tanh, bánh pizza,...

+ Phải ưu tiên cho những nhu cầu cần thiết trước. Nếu chi tiêu vượt quá số tiền mình có sẽ dẫn đến việc phải vay mượn, nợ nần.

 

- Các bạn trong lớp không cho H vay mượn tiền vì các bạn không tin tưởng H nữa. Nguyên nhân là do trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng không trả tiền đúng hẹn, vì vậy không có được niềm tin của các bạn.

- Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta cần phải chi tiêu cho một việc nào đó rất cần thiết nhưng không có đủ tiên nên phải vay mượn người khác. Người cho ta vay tiền vì muốn giúp đỡ đồng thời cũng tin tưởng là sẽ được hoàn trả đúng thời hạn. Vì thế, sau khi vay, em cần phải trả tiền đúng thời hạn và đừng quên cảm ơn người đã cho mình vay tiên. Nếu không thực hiện đúng nguyên tắc vay phải trả này, thì những lần vay sau sẽ rất khó khăn.

Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả

- Trong đoạn hội thoại:

+ Chị Hà đã xác định được thứ mà chị muốn mua (chiếc áo len để tặng bà) => Chị Hà đã lên kế hoạch tiết kiệm từ trước đó mấy tháng.

+ Chị đã tiết kiệm từ số tiền tiêu vặt mà mẹ cho, chị sử dụng những quyển vở từ năm trước và tự mang bình nước từ nhà đi => Mỗi tháng chị đều có một khoản tiền nhỏ để cho vào hũ tiết kiệm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thức ăn, điện, nước,... là những thứ thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phải tiêu dùng hằng ngày và đa phần là những thứ phải mua bằng tiền. Vì thế, tiết kiệm chúng trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thế còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm.

 

 

 

 

- Cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước mà em biết. 

+ Tiết kiệm thức ăn:

·        Chỉ mua lượng thức ăn vừa đủ ăn.

·        Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn.

·        Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm.

+ Tiết kiệm điện:

·        Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng.

·        Chỉ bật bình nóng lạnh 15 phút trước khi sử dụng và tắt đi trong khi sử dụng, vừa để tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn cho bản thân.

+ Tiết kiệm nước:

·        Chỉ sử dụng nước khi cần thiết, không phí phạm nước sạch vào các mục đích để vui chơi, đùa nghịch

·        Có thể tiết kiệm nước đã qua sử dụng (nước rửa rau,...) dùng để rửa sân, rửa xe,...

Học cách kiếm tiền phù hợp

- Việc làm của Hằng vừa giúp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải; vừa giúp Hằng kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và giúp đỡ người khác.

- Vật có thể tái chế:

+ Quần áo cũ.

+ Bìa các-tông.

+ Giấy báo cũ.

+ Bao bì thực phẩm bằng nhựa, giấy.

+ Kim loại, thuỷ tinh, gỗ và nhựa.

 

- Các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên:

+ Hình 1: Bánh ngọt

+ Hình 2: Những đồ vặt được làm từ len.

- Một số mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán:

+ Tranh tự vẽ

+ Đồ ăn vặt (sữa chua, trà sữa, bánh mì...).

+ Thiệp thủ công

+ Vòng tay, vòng cổ.

 

 

- Cách các bạn trong tranh đã làm để có thêm thu nhập cá nhân:

+ Hình 1: Phụ giúp bố mẹ việc nhà bằng cách cho gà ăn.

+ Hình 2: Phụ giúp bố đánh máy tài liệu.

- Một số việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền:

+ Phụ giúp việc nhà: lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt phơi quần áo,...

+ Giúp mẹ đi chợ

+ Phụ giúp bố mẹ bán hàng.

 

 

- Ngân hàng là đơn vị trung gian nhận tiền nhàn rỗi của những người gửi và cho những người cần tiền vay để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư,...

- Khi tiết kiệm được một khoản tiền mà chưa có nhu cầu chi tiêu, em có thể nhờ bố mẹ gửi hộ tiền vào ngân hàng để được hưởng tiền lãi làm cho số tiền mình có tăng lên.

 

 

 

 

 

 

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã khám phá và thực hành xử lí một số tình huống cụ thể.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho phần Luyện tập SGK tr.48, 49.
  5. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm:

+ Nhóm 1: Làm bài tập 1 SGK tr.48.

+ Nhóm 2: Làm bài tập 2 SGK tr.49.

+ Nhóm 3: Làm bài tập 3 SGK tr.49.

+ Nhóm 4: Làm bài tập 4 SGK tr.49.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế và thực hiện nhiệm vụ.

 - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả làm việc nhóm:

Bài tập 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Ý kiến không đúng.

à Quản lí chỉ tiêu luôn là bài toán với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chỉ tiêu nên HS cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.

  1. b) Ý kiến không đúng.

à Trong thực tế, mỗi HS sẽ có lúc cần có tiền để chỉ cho những việc cần thiết. Vì thế, mỗi người cần có một số tiền nhất định dự phòng trong người. Trong thực tế, nhiều bạn HS còn thiếu kĩ năng trong việc quản lí tiền, khi có tiền thì không biết giữ gìn cẩn thận hoặc khi chi tiêu thì không hợp lí. Vì thế, HS cần phải rèn luyện kĩ năng tài chính.

  1. c) Tiết kiệm tiền không chỉ dành cho người thường chỉ tiêu quá nhiều tiền mà còn rất cần với người chi tiêu ít vì người chi tiêu ít có thể là vì họ có thu nhập thấp, không có nhiều tiền. Trong trường hợp này, càng cần phải biết tiết kiệm tiền, biết cân nhắc nên mua thứ gì thật cần thiết.
  2. d) Ý kiến cho thấy ý nghĩa của việc quản lí tiền. Một người biết quản lí tiền sẽ chi tiêu hợp lí, không lãng phí, biết tiết kiệm thì sẽ luôn có điều kiện để cải thiện chất lượng cuộc sống, sẽ có một cuộc sống đủ đầy.

Bài tập 2: Nhận xét hành vi

  1. a) Mục đích nhịn ăn sáng của bạn K là để tiết kiệm tiền mua truyện nhưng việc làm đó chưa hợp lí vì phải lựa chọn giữa ăn sáng và mua truyện thì ăn sáng cần thiết hơn, nếu ngày nào cũng nhịn ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, không thể học tốt được. Cần nhần mạnh nguyên tắc: chỉ tiết kiệm đối với khoản chi không thật cần thiết.
  2. b) Đây là một biểu hiện của việc chỉ tiêu không có kế hoạch. Mới chỉ một tuần H đã dùng hết tiền chi tiêu cho cả tháng thì những ngày còn lại sẽ rất khó khăn với bạn, chẳng hạn sẽ không có tiền ăn sáng, không có tiền mua nước, lỡ hỏng xe dọc đường không có tiền để sửa,... Vì thế, cần phải lập ra một kề hoạch chi tiêu: chia ra định mức, mỗi tuần được chi bao nhiêu, cách để thực hiện đúng định mức đó theo nguyên tắc chỉ mua những thứ thật cần thiết và không vượt quá định mức. Trong trường hợp gặp vấn đề cần kíp phải chí tiêu vượt định mức thì ngay sau đó phải có kế hoạch tiết kiệm đề bù lại phân đã chỉ vượt mức.

 

  1. c) Đây là một thói quen tốt trong quản lí tiền. Việc chủ động đặt ra mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp em có động lực và có kế hoạch thực hiện mục tiêu này.
  2. d) Đây là một thói quen tốt vì ghi ra giấy những thứ cần mua giúp em tránh mua tuỳ hứng, không đúng mục đích dẫn đến sai kế hoạch, lãng phí trong chỉ tiêu. Ngoài ra, thói quen này giúp em đỡ tồn thời gian khi đi chợ và luôn mua được đủ những thứ mình cần.
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án kì 2 công dân 7 kết nối tri thức, Giáo án công dân 7 kết nối tri thức tập 2, Giáo án công dân 7 kì 2 sách kết nối tri thức đầy đủ

Giáo án word đủ các môn 

Soạn giáo án Toán 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Ngữ văn 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Tin học 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất
Soạn giáo án Công nghệ 7 kết nối tri thức theo công văn mới nhất

 

Giáo án điện tử đủ các môn

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay