Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Công dân 7 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7

CHỦ ĐỀ 7: ỨNG PHÓ VỚI TÂM LÍ CĂNG THẲNG

  

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. CÁC TÌNH HUỐNG GÂY CĂNG THẲNG VÀ BIỂU HIỆN CỦA CƠ THỂ KHI BỊ CĂNG THẲNG

  1. Các khái niệm

- Căng thẳng tâm lí là tình trạng mà con người cảm thấy khi phải chịu áp lực về tinh thần, thể chất. Những người trải qua mức độ căng thẳng tâm lí cao hoặc căng thẳng trong một thời gian dài có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tinh thần và thể chất.

- Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực.

- Cơ chế đối phó là những chiến thuật giúp chúng ta đối mặt với căng thẳng hoặc tổn thương tâm lý nhằm kiểm soát những cảm xúc tiêu cực tốt hơn và giữ được sự ổn định về mặt tâm lý.

  1. Các tình huống gây căng thẳng

- Một số tình huống gây căng thẳng thường gặp:

+ Kết quả học tập, thi cử không mong muốn.

+ Bị bạn bè xa lánh.

+ Bị bố mẹ áp đặt, ngăn cấm.

+ Bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn.

+ Tranh cãi với bạn bè.

  1. Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Một số biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng: mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng,...

  1. Các bước ứng phó với căng thẳng

- Trình tự các bước ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng như sau:

+ Xác định nguyên nhân gây căng thẳng.

+ Đề ra các biện pháp giải quyết chọn lọc các giải pháp khả thi.

+ Thực hiện các giải pháp khả thi; đánh giá kết quả đạt được.

 

II. NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM LÍ CĂNG THẲNG

  1. Nguyên nhân gây tâm lí căng thẳng

- Nguyên nhân khách quan:

+ Áp lực trong học tập và công việc lớn hơn khả năng của bản thân.

+ Sự kì vọng quá lớn của mọi người so với khả năng của bản thân.

+ Gặp khó khăn, thất bại, biến cố trong đời sống.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Tâm lí không ổn định, thể chất yếu đuối.

+ Luôn mặc cảm hoặc dồn ép bản thân về một vấn đề.

+ Tự đánh giá bản thân quá thấp hoặc quá cao.

  1. Ảnh hưởng của tâm lí căng thẳng

Khi những căng thẳng vượt qua ngưỡng chịu đựng của con người thì sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực khiến con người rơi vào trạng thái mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần, mất niềm tin và phương pháp trong cuộc sống.

- Ảnh hưởng về thể chất: mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, tim đập nhanh, đau ngực, chán ăn,...

- Ảnh hưởng về tinh thần: giảm tập trung và trí nhớ, thiếu quyết đoán, lơ đễnh, lú lẫn, không muốn chia sẻ, chán nản, uể oải,...

- Ảnh hưởng đến hành vi: khóc la hét, đổ lỗi, cáu kỉnh, gây gổ, đập phá ném đồ vật, hút thuốc lá, có ý định tự làm tổn thương bản thân,...

- Ảnh hưởng đến cảm xúc: lo âu căng thẳng, trầm cảm, thất vọng, khó chịu, nóng tính,...

 

II. CÁCH ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG

- Thư giãn và giải trí: luyện tập thể thao, làm những việc yêu thích, hít thở sâu,…

- Thường xuyên gần gũi, hòa mình với thiên nhiên.

- Chia sẻ tâm sự và tìm kiếm sự trợ giúp từ những người thân, người xung quanh.

- Suy nghĩ tích cực.

- Viết nhật kí.

- Lập kế hoạch một cách khoa học và vừa sức.

- Ăn uống, nghỉ ngơi, học tập điều độ, hợp lí.

- Tìm sự trợ giúp của chuyên gia tư vấn tâm lí, bác sĩ tâm lí.

 

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Cho tình huống sau: G là học sinh giỏi của lớp, L là một học sinh trung bình, lại thường quậy phá, trốn học. Kì thi gần tới, L cùng nhóm bạn xấu đã lập hội đe doạ, muốn G phải cho mình chép bài và chuyển đáp án cho cả nhóm. G cảm thấy rất căng thẳng. Bạn không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị đổ mồ hôi tay và trán. Cuối cùng, G đã tìm đến phòng tư vấn tâm lí học đường của trường để được hỗ trợ giải toả tâm lí và tìm ra giải pháp phù hợp, an toàn nhất. Hãy nêu những biểu hiện của H và G khi bị căng thẳng.

Trả lời:

- Biểu hiện của H khi bị căng thẳng thấy mệt mỏi, chóng mặt, và còn cáu gắt, không muốn gặp gỡ, nói chuyện với ai.

- Biểu hiện của G khi bị căng thẳng không thể tập trung học được, thường giật mình lúc ngủ, mỗi khi đến trường lại bị ra mồ hôi tay và trán.

 

Câu 2: Tại sao cần phải có kỹ năng ứng phó với căng thẳng?

Trả lời:

- Ứng phó với căng thẳng chính là các kỹ năng được xây dựng giúp dễ dàng đối mặt và giữ được sự bình tĩnh khi phải đối diện với các tình huống cản trở, khó khăn trong công việc, học tập.

- Nếu không biết cách kiểm soát cảm xúc, ứng phó tốt với căng thẳng sẽ dễ khiến tâm trạng bị xuống dốc, suy nghĩ dần trở nên tiêu cực. Vì thế, việc rèn luyện cho bản thân các kỹ năng ứng phó là vô cùng cần thiết để tránh khỏi những hệ lụy nguy hiểm mà stress gây ra.

- Những người có được kỹ năng ứng phó tốt với các tình huống gây căng thẳng sẽ có chất lượng cuộc sống cao hơn, họ dễ dàng điều chỉnh và cân bằng trạng thái tâm lý của bản thân.

------------Còn tiếp -----------------

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Công dân 7

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay