Giáo án công dân 8 kết nối bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Giáo án Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân sách Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án công dân 8 kết nối bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CÁ NHÂN
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân; các loại mục tiêu cá nhân.
- Hiểu vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
- Nêu được cách xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Xây dựng được mục tiêu cá nhân của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
- Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
- Năng lực phát triển bản thân: tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân; xây dựng được mục tiêu của bản thân và kế hoạch hành động nhằm đạt mục tiêu đó.
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về xác định mục tiêu cá nhân; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, tình huống về xác định mục tiêu cá nhân; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết được một số vấn đề về xác định mục tiêu cá nhân trong đời sống thực tế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, luôn vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi.
- Có trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
- Câu chuyện, tấm gương, những ví dụ thực tế gắn liền với nội dung bài học.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Giáo dục công dân 8.
- Câu chuyện, tấm gương, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt HS vào bài học và giúp HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới.
- Nội dung:
- GV mời một số HS chia sẻ trải nghiệm về việc đặt mục tiêu cá nhân của mình.
- GV dẫn dắt HS vào bài học.
- Sản phẩm:
- Những chia sẻ trải nghiệm của HS về việc đặt mục tiêu cá nhân của mình.
- HS lắng nghe và hiểu định nghĩa về xác định mục tiêu cá nhân.
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chia sẻ trải nghiệm về việc đặt mục tiêu cá nhân của mình.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mục tiêu giống như chiếc la bàn định hướng cho cuộc sống. Khi nghĩ về những gì mình muốn đạt được và đặt mục tiêu hướng tới, ta sẽ trở nên tự chủ và tích cực hơn. Vì vậy, xác định mục tiêu cá nhân là một việc cần làm cần thiết để sống có mục đích, làm việc có kế hoạch, từ đó có khả năng thực hiện được ước mơ, đạt được thành công trong cuộc sống.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6 – Xác định mục tiêu cá nhân.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được thế nào là mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
- Nội dung:
- GV mời HS quan sát 4 bức tranh SHS tr.36.
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, quan sát 4 bức tranh SHS tr.36 và trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS rút ra kết luận về xác định mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân và chuẩn kiến thức của GV.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh SHS tr.36. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + Em hãy cho biết các bạn trong mỗi bức tranh có mong muốn gì. Các bạn có xác định khoảng thời gian để thực hiện mong muốn đó không? Từ đó, em hãy cho biết thế nào là mục tiêu cá nhân. + Em hãy phân loại các mục tiêu nói trên theo thời gian (ngắn hạn, dài hạn) và theo lĩnh vực: ● Phát triển bản thân ● Gia đình và bạn bè ● Tài chính cá nhân ● Sức khỏe ● Học tập và nghề nghiệp ● Trao tặng và cống hiến xã hội. - GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu khái niệm xác định mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, quan sát 4 bức tranh SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận và nêu khái niệm xác định mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi và tổng hợp ý kiến (bảng đính kèm phía dưới hoạt động). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu khái niệm xác định mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu khái niệm mục tiêu cá nhân và các loại mục tiêu cá nhân - Khái niệm: Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi người mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. - Phân loại mục tiêu cá nhân: + Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo lĩnh vực: phát triển bản thân, gia đình và bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính, trao tặng và cống hiến xã hội,... + Mục tiêu cá nhân có thể được phân loại theo thời gian: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. |
BÁO CÁO MỤC TIÊU CÁ NHÂN THEO THỜI GIAN
(NGẮN HẠN, DÀI HẠN)
Bức tranh | Mong muốn | Thời gian thực hiện | Phân loại mục tiêu theo thời gian | Phân loại mục tiêu theo lĩnh vực |
1 | Tham gia đội tuyển bóng đá của trường | Năm lớp 9/ 1 năm sau | Dài hạn | Phát triển bản thân |
2 | Dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ | 30 phút mỗi ngày | Ngắn hạn | Gia đình và bạn bè |
3 | Tiết kiệm được 500.000 đồng | Đến cuối năm/ dưới 1 năm | Ngắn hạn | Tài chính cá nhân |
4 | Tham gia hoạt động tình nguyện | Mỗi tháng ít nhất 1 lần | Ngắn hạn | Trao tặng và cống hiến xã hội |
5 | Chinh phục giải chạy 15km | 1 tháng | Ngắn hạn | Sức khỏe |
6 | Thuyết trình được bằng tiếng Anh | Hết THCS | Dài hạn | Học tập và nghề nghiệp |
Hoạt động 2. Tìm hiểu sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc 2 thông tin trong SHS tr.36, 37 và trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải xác định mục tiêu cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ). - GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1 và trả lời câu hỏi a: Em hãy cho biết việc có một mục tiêu rõ ràng đã mang lại kết quả như thế nào cho các bạn trong trường hợp trên. + Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 2 và trả lời câu hỏi a: Em hãy cho biết việc có một mục tiêu rõ ràng đã mang lại kết quả như thế nào cho các bạn trong trường hợp trên. + Nhóm 5, 6: Theo em, vì sao phải xác định mục tiêu cá nhân? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận sau khi đọc thông tin: + Câu hỏi a: Thông tin 1: Với Hùng, việc có mục tiêu “hè này biết bơi” và thực hiện hóa mục tiêu này bằng các hành động cụ thể như đăng kí học bơi, rủ thêm bạn học cùng đã giúp Hùng biết bơi và tự tin hơn mỗi khi đi biển. Thông tin 2: Với Bình, việc có mục tiêu là kết quả học tập đạt loại Tốt và từ đó, có kế hoạch học tập và các hành động cụ thể như tập trung nghe giảng, tích cực phát biểu,... cùng với quyết tâm thực hiện nên đến cuối năm Bình đã có kết quả học tập loại Tốt, tiến bộ hẳn so với năm học trước – khi Bình không có mục tiêu cụ thể nào. + Câu hỏi b: Cần phải xác định mục tiêu cá nhân vì có mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích tích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV kết luận về sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân. - GV chuyển sang nội dung mới. | 2. Tìm hiểu sự cần thiết của việc xác định mục tiêu cá nhân Việc xác định mục tiêu cá nhân sẽ giúp mỗi người có động lực hơn trong cuộc sống, hoàn thiện bản thân, hướng đến những mục đích cao đẹp và thực hiện được những ước mơ của mình. |
Hoạt động 3. Cách xác định mục tiêu và các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xác định mục tiêu cá nhân và các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc những nội dung trong bảng hướng dẫn cách xác định mục tiêu cá nhân và biểu đồ các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân trong SHS tr.37, 38 và trả lời câu hỏi.
- GV cùng HS rút ra kết luận về cách xác định mục tiêu và các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách xác định mục tiêu và các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: a) Em hãy viết lại những mục tiêu dưới đây theo nguyên tắc S.M.A.R.T: - Biết trượt pa-tanh. - Tự tin thuyết trình trước lớp. - Khám phá các di sản của địa phương nơi em sinh sống. b) Em hãy lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu vừa xác định theo 6 bước nêu trên và cho biết cần chú ý điều gì khi xây dựng kế hoạch đó. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập. - HS thảo luận theo nhóm đôi, đọc thông tin SHS tr.37, 38 và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trình bày kết quả thảo luận sau khi đọc thông tin SHS tr.37, 38: + Biết trượt pa-tanh: Thực hành được kĩ thuật trượt pa-tanh cơ bản sau 5 buổi học. + Tự tin thuyết trình trước lớp: Sau 1 tháng sẽ tự tin thuyết trình một chủ đề dài 15 phút trước tập thể lớp. + Khám phá các di sản của địa phương nơi em sinh sống: Trong vòng 2 năm, sẽ khám phá hết các di sản của địa phương nơi em sinh sống. - GV hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện các mục tiêu trên (bảng đính kèm phía dưới hoạt động). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. - GV kết luận về cách xác định mục tiêu và các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân. - GV chuyển sang nội dung mới. | 3. Cách xác định mục tiêu và các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân Một mục tiêu cá nhân cần phải cụ thể, đo lường được, có thể đạt được, có liên quan và có thời hạn xác định. - Các bước lập kế hoạch thực hiện mục tiêu cá nhân: + Liệt kê những việc cần làm để đạt được mục tiêu. + Ưu tiên công việc cần thực hiện trước. + Xác định thời gian và nguồn lực cần thiết. + Thường xuyên đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân. + Điều chỉnh cách thức thực hiện nếu hoàn cảnh thay đổi. + Cam kết thực hiện kế hoạch.
|
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU
- Thực hành được các kĩ thuật trượt pa-tanh cơ bản sau 5 buổi học:
Bước 1 | - Xin bố mẹ tiền học và mua giày trượt pa-tanh - Đăng kí khóa học trượt pa-tanh - Mua giày trượt pa-tanh - Rủ bạn học cùng - Sắp xếp thời gian để học và tập trượt pa-tanh - Xem clip hướng dẫn tập |
Bước 2 | Ba công việc cần ưu tiên làm trước: - Xin bố mẹ tiền học và mua giày trượt pa-tanh - Sắp xếp thời gian để học và tập trượt pa-tanh - Mua giày trượt pa-tanh |
Bước 3 | - Thời gian cần thiết: mỗi tuần học một buổi, mỗi buổi 45 phút - Nguồn lực cần thiết: tài chính, thời gian, bạn bè học và tập cùng, nếu có |
Bước 4 | Đánh giá sự tiến bộ của mình sau mỗi buổi tập. |
Bước 5 | Điều chỉnh thời gian tập, số lượng buổi tập tùy theo thời gian và kế hoạch học tập ở trường và nguồn lực tài chính (nếu không đủ tiền đăng kí học có thể tự xem các clip hướng dẫn và tự tập theo, nếu không đủ tiền mua giày mới có thể mua lại giày đã qua sử dụng,...). |
Bước 6 | Cam kết thực hiện kế hoạch bằng cách viết ra giấy, dán lên bảng kế hoạch, nhờ bố mẹ nhắc nhở, động viên,... |
- Sau 1 tháng sẽ tự tin thuyết trình một chủ đề 15 phút trước lớp.
Bước 1 | - Lựa chọn chủ đề thuyết trình - Viết ra trước nội dung thuyết trình để tập - Dành thời gian mỗi ngày hoặc mỗi tuần tập thuyết trình 30 phút - Tập thuyết trình trước nhóm bạn thân quen hoặc gia đình - Ghi âm/ ghi hình lại lúc thuyết trình để rút kinh nghiệm - Xem clip các diễn giả thuyết trình để học hỏi kinh nghiệm - Đăng kí khóa học kĩ năng thuyết trình. |
Bước 2 | - Lựa chọn chủ đề thuyết trình - Viết ra trước nội dung thuyết trình để tập - Dành thời gian mỗi ngày hoặc mỗi tuần tập thuyết trình 30 phút. |
Bước 3 | Thời gian: Mỗi tuần ba buổi tập thuyết trình, mỗi buổi tập 15-30 phút. Nguồn lực cần thiết: thời gian, tài chính cho việc đăng kí khóa học (nếu cần thiết), thiết bị kết nối internet để xem thêm các clip. |
Bước 4 | Đánh giá việc thực hiện mục tiêu của bản thân bằng cách xem thời gian mình dành cho việc chuẩn bị và tập luyện, xem lại các bản ghi âm, ghi hình để đánh giá sự tiến bộ hoặc nhờ gia đình, bạn bè xem mình thuyết trình và phản hồi giúp. |
Bước 5 | Điều chỉnh cách thực hiện: Nếu tự làm, tự tập mà thấy khó khăn, có thể thay đổi cách làm như: đăng kí khóa học, nhờ thầy cô, anh chị đi trước hướng dẫn, nhờ bạn bè phản hồi,... Tự đánh giá bản thân sau mỗi tuần thực hiện kế hoạch. |
Bước 6 | Cam kết thực hiện kế hoạch bằng cách viết ra giấy, dán lên bảng kế hoạch, nhờ bố mẹ nhắc nhở, động viên,... |
- Trong vòng 2 năm, sẽ khám phá hết các di sản địa phương nơi em sinh sống.
Bước 1 | - Tìm hiểu về các di sản địa phương nơi em sinh sống - Nghiên cứu cách thức di chuyển - Lên kế hoạch tài chính - Lựa chọn cách thức di chuyển, cùng lập nhóm bạn bè để khám phá các di sản địa phương - Lên kế hoạch thời gian cho từng chuyến đi - Chia sẻ với bố mẹ, người thân, tìm sự hỗ trợ, ủng hộ - Tìm bạn đồng hành |
Bước 2 | Lựa chọn những công việc ưu tiên cần thực hiện trước: - Tìm hiểu và lựa chọn địa điểm - Lên kế hoạch cho từng địa điểm, từng chuyến đi - Chia sẻ và tìm sự hỗ trợ, ủng hộ, đồng hành. |
Bước 3 | Thời gian: Kế hoạch trong vòng 2 năm, lên kế hoạch từng năm. Nguồn lực: sự hỗ trợ, ủng hộ của gia đình, bạn đồng hành, tài chính cá nhân, các kĩ năng cơ bản như giao tiếp, tìm hiểu, nghiên cứu địa điểm, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hoạch định tài chính,... |
Bước 4 | Với kế hoạch dài hạn, đánh giá theo từng năm, mỗi năm đã thực hiện được phần nào của kế hoạch. Liệt kê những việc đã làm được và những việc tiếp tục cần làm. |
Bước 5 | Điều chỉnh cách thức thực hiện, ví dụ sau 1 năm, có thể sở thích thay đổi, thay đổi địa điểm, có thể kết hợp với các hoạt động khác như chương trình giao lưu, tình nguyện tại một huyện nào đó và kết hợp khám phá di sản địa phương. |
Bước 6 | Cam kết thực hiện kế hoạch bằng cách viết ra giấy, dán lên bảng kế hoạch, nhờ bố mẹ nhắc nhở, động viên, có bạn đồng hành cùng lên kế hoạch. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học và thực hành một số tình huống cụ thể liên quan đến xác định mục tiêu cá nhân.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây