Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 công dân 8 kết nối. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 công dân 8 kết nối tri thức. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI BÀI 6 - 10

  • Giáo án Công dân 8 Kết nối bài 6 Xác định mục tiêu cá nhân
  • Giáo án Công dân 8 Kết nối bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Giáo án Công dân 8 Kết nối bài 8 Lập kế hoạch chi tiêu.
  • Giáo án Công dân 8 Kết nối bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khi, cháy, nổ và các chất độc hại.
  • Giáo án Công dân 8 Kết nối bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

=> Xem nhiều hơn: Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD CÔNG DÂN 8 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Word bài: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.
  • Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
  • Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra, biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng bạo lực gia đình trong thực tiễn cuộc sống. Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, truyện, thơ ca, trường hợp, tình huống, trò chơi, những ví dụ thực tế gắn với chủ đề bài học. 
  • Máy tính, máy chiếu, bài giảng powerpoint,... (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS về bạo lực gia đình để kết nối vào bài học.
  3. Nội dung: 

- GV tổ chức cho HS chia sẻ về hành vi bạo lực gia đình và trả lời các câu hỏi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hành vi bạo lực gia đình và chuẩn kiến thức của GV. 

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chia sẻ về một số hành vi bạo lực gia đình và trả lời câu hỏi:

- Hãy kể về một số hành vi bạo lực gia đình mà e biết?

- Em có ý kiến gì về hành vi đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và lấy ví dụ thêm về một số hành vi bạo lực gia đình:

+ Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,...

+ Lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình là nơi mỗi người được chăm sóc, nuôi dưỡng và yêu thương, góp phần hình thành và phát triển nhân cách. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đem lại cho con người niềm hạnh phúc ấy. Bạo lực gia đình đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7:Phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình.
  2. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin trong SHS tr.41, 42 và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn HS kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác.

- GV cùng HS rút ra kết luận về các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình

và chuẩn kiến thức của GV. 

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc lần lượt thông tin 1, 2, 3, 4, 5  SHS tr.41, 42.

- GV hướng dẫn HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc thông tin 1, 2 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên? Tác hại của nó?

+ Nhóm 3, 4: Đọc thông tin 3, 4 và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên? Tác hại của nó?

+ Nhóm 5, 6: Đọc thông tin 5 và trả lời câu hỏi: Bạo lực gia đình đã gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

- GV yêu cầu HS kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác.

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi. 

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân để kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác.

- HS rút ra kết luận về các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Nhóm 1, 2

  • Trường hợp 1: Bạo lực về thể chất. 

Hậu quả: Không khí gia đình nặng nề, mẹ con P bị đánh và đuổi ra khỏi nhà.

  • Trường hợp 2: Bạo lực về tinh thần.

Hậu quả: Không khí gia đình nặng nề, ngột ngạt.

+ Nhóm 3, 4

  • Trường hợp 3: Bạo lực về kinh tế.

Hậu quả: Bố mẹ và anh cả của anh K không có nhà ở, phải về quê ở nhờ nhà họ hàng.

  • Trường hợp 4: Bạo lực về tình dục.

Hậu quả: Chị Y vừa mệt mỏi về thể xác vừa căng thẳng về tinh thần.

+ Nhóm 5, 6: Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây tổn hại về thân thể, tổn hại kinh tế, tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác:

+ Bạo lực về thể chất: ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe,...

+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...

+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình,...

+ Bạo lực về tình dục: Cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con,...

- GV mời đại diện 1 – 2 HS rút ra kết luận về các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Tìm hiểu các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình

- Các hình thức phổ biến :

+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...

+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con.

- Hậu quả:

+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong.

+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực,...

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.42, 43, 44 và trả lời câu hỏi. 

- GV cùng HS rút ra kết luận về một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin SHS tr.42, 43, 44, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:

+ Qua bốn trường hợp ở mục 1, em hãy cho biết ai vi phạm, ai là nạn nhân của hành vi vi phạm luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

Bước 2: HS tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin SHS, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện báo cáo kết quả thảo luận, ghi vào phiếu thảo luận (bảng đính kèm phía dưới hoạt động).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một số văn bản khác (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành,...).

 

PHIẾU KẾT QUẢ THẢO LUẬN VỀ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

Trường hợp

Người vi phạm

Nạn nhân

1

Bố bạn P

Mẹ con bạn P

2

Mẹ bạn H

Bố con bạn H

3

Vợ chồng anh K

Vợ chồng bác T và con trai cả

4

Chồng chị Y

Chị Y

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu cách phòng, chống bạo lực gia đình

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Nội dung: 

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh SHS tr.44, 45 và trả lời câu hỏi. 

- GV cùng HS rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cách phòng, chống bạo lực gia đình và chuẩn kiến thức của GV. 
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS quan sát các bức tranh SHS tr.44, 45.

- GV hướng dẫn HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2:  Quan sát tranh thể hiện trường hợp trước khi xảy ra bạo lực gia đình và trả lời câu hỏi: 

  • Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?
  • Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?

+ Nhóm 3, 4: Quan sát tranh thể hiện trường hợp khi xảy ra bạo lực gia đình và trả lời câu hỏi: 

  • Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?
  • Theo em, còn có cách xử lí nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?

+ Nhóm 5, 6: Quan sát tranh thể hiện trường hợp sau khi xảy ra bạo lực gia đình và trả lời câu hỏi: 

  • Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên?
  • Theo em, còn có cách xử lí nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu các cách phòng, chống bạo lực gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, quan sát các bức tranh SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi. 

- HS rút ra kết luận về các cách phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của GV. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận:

+ Nhóm 1, 2: Trước khi xảy ra bạo lực gia đình:

  • Tranh 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
  • Tranh 2: Nhờ người can thiệp.
  • Tranh 3: Ghi số điện thoại của người/ tổ chức tin cậy để khi xảy ra bạo lực gia đình có thể gọi điện nhờ can thiệp.
  • Cách khác: Rời khỏi nơi có khả năng xảy ra bạo lực gia đình.

+ Nhóm 3, 4: Khi xảy ra bạo lực gia đình:

  • Tranh 1: Nhờ hàng xóm can thiệp.
  • Tranh 2: Khuyên can.
  • Tranh 3: Gọi điện cho người thân.
  • Cách khác: Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ. Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

+ Nhóm 5, 6: Sau khi xảy ra bạo lực gia đình:

  • Tranh 1: Đưa nạn nhân đến cơ sở ý tế.
  • Tranh 2: Thể hiện mong muốn gia đình hạnh phúc, người thân kiềm chế, không gây ra bạo lực gia đình.
  • Tranh 3: Báo với người có thẩm quyền nhờ can thiệp.
  • Cách khác: Nhờ sự trợ giúp của cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải,...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. 

- GV kết luận về các cách phòng, chống bạo lực gia đình.

3. Tìm hiểu cách phòng, chống bạo lực gia đình
Các cách phòng, chống bạo lực gia đình :

- Để phòng tránh bạo lực gia đình: 

+ Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình; kiềm chế cảm xúc tiêu cực. 

+ Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. 

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tích cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.

- Khi xảy ra bạo lực gia đình:

+ Cần bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, chủ động nhờ người giúp đỡ.

+ Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc sử dụng hành vi bạo lực để đáp trả.

- Để xử lí hậu quả của bạo lực gia đình: 

+ Nên thông báo sự việc cho người thân, những người tin cậy.

+ Nhờ sự trợ giúp từ bệnh viện, cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải,...

+ Không nên giấu giếm, bao che cho đối phương, tự tìm cách giải quyết bằng những biện pháp tiêu cực.

- Cần phê phán, đấu tranh chống những hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.

=> Xem nhiều hơn:

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ CÔNG DÂN 8 KÌ 2 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint bài: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

 

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

  • Chia sẻ về một số hành vi bạo lực gia đình và trả lời câu hỏi:
  • Hãy kể về một số hành vi bạo lực gia đình mà e biết?
  • Em có ý kiến gì về hành vi đó?

Một số hành vi bạo lực gia đình

  • Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn,...
  • Lăng mạ, cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm

BÀI 7 PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình
  2. Một số quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình
  3. Cách phòng chống bạo lực gia đình

PHẦN 1 Các hình thức và hậu quả của bạo lực gia đình

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp sau và tác hại của nó?

Nhóm 1, 2 - Thông tin 1, 2

Nhóm 3, 4 - Thông tin 3, 4

Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

Nhóm 5, 6 - Thông tin 5

Trả lời câu hỏi

Trường hợp

Hình thức bạo lực

Hậu quả

1

Bạo lực về thể chất

Không khí gia đình căng thẳng, mẹ con P bị đánh và đuổi ra khỏi nhà.

2

Bạo lực về tinh thần

Không khí gia đình nặng nề, ngột ngạt.

3

Bạo lực về kinh tế

Bố mẹ và anh cả của anh K không có nhà ở, phải về quê ở nhờ họ hàng.

4

Bạo lực về tình dục

Chị Y vừa mệt mỏi về thể xác vừa căng thẳng về tinh thần.

 

Trả lời câu hỏi

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây tổn hại về thân thể, kinh tế, tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

Các hình thức bạo lực

Bạo lực về thể chất

Là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

Bạo lực về tinh thần

Là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...

Bạo lực về kinh tế

Hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

Bạo lực về tình dục

Là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con.

 

Hậu quả

Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội và thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong.

Gây tổn thương về mặt tinh thần đối với những người bị bạo lực,...

PHẦN 2 Một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

HOẠT ĐỘNG CẶP ĐÔI

Đọc thông tin (SHS tr.42 – 44) và trả lời câu hỏi:

Qua bốn trường hợp ở mục 1, em hãy cho biết ai vi phạm, ai là nạn nhân của hành vi vi phạm luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

Trường hợp

Người vi phạm

Nạn nhân

1

Bố bạn P

Mẹ con bạn P

2

Mẹ bạn H

Bố con bạn H

3

Vợ chồng anh K

Vợ chồng bác T và con trai cả

4

Chồng chị Y

Chị Y

 

Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một số văn bản khác (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em,...).

PHẦN 3 Cách phòng chống bạo lực gia đình

HOẠT ĐỘNG NHÓM

  • Quan sát các bức tranh (SGK tr.44-45) và trả lời câu hỏi:
  • Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?
  • Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?
  • Nhóm 1, 2: Trước khi xảy ra bạo lực gia đình
  • Nhóm 3, 4: Khi xảy ra bạo lực gia đình
  • Nhóm 5, 6: Sau khi xảy ra bạo lực gia đình

Tranh 1: Kiềm chế cảm xúc tiêu cực

Tranh 2: Nhờ người khác giúp đỡ

Tranh 3: Ghi số điện thoại của người/ tổ chức tin cậy để khi xảy ra bạo lực gia đình có thể gọi điện nhờ can thiệp

Cách khác: Rời khỏi nơi có khả năng xảy ra bạo lực gia đình

Tranh 1: Nhờ hàng xóm can thiệp

Tranh 2: Khuyên can

Tranh 3: Gọi điện thoại cho người thân

Cách khác: Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, tìm đường thoát, không dùng lời nói, thái độ tiêu cực hoặc hành vi bạo lực để đáp trả.

Tranh 1: Đưa nạn nhân đến cơ sở ý tế

Tranh 2: Thể hiện mong muốn gia đình hạnh phúc, người thân kiềm chế, không gây ra bạo lực gia đình

Tranh 3: Báo với người có thẩm quyền nhờ can thiệp

Cách khác: Nhờ sự trợ giúp của cơ sở tư vấn tâm lí, tổ hòa giải,...

Kết luận

 => Xem nhiều hơn: 

Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức
Giáo án kì 2 Công dân 8 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án công dân 8 kết nối tri thức, tải giáo án công dân 8 KNTT đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 công dân 8 kết nối, tải giáo án word và điện tử công dân 8 kì 2 KNTT

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay