Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận

Ma trận đề thi, đề kiểm tra công dân 8 kết nối tri thức. Cấu trúc của đề thi gồm: tự luận, cấu trúc điểm, bảng ma trận và bảng đặc tả kĩ thuật. Bộ tài liệu có nhiều đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi tham khảo công dân 8 kết nối tri thức này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được:

  1. truyền từ đời này sang đời khác
  2. truyền từ nơi này sang nơi khác
  3. truyền từ tỉnh này sang tỉnh khác
  4. truyền từ vùng này sang vùng khác

Câu 2. Câu ca dao dưới đây đề cập đến truyền thống nào của tỉnh Bắc Ninh?

“Ai về Nội Duệ, Cầu Lim

Nghe câu quan họ, đi tìm người thương”

  1. Đờn ca tài tử
  2. Dân ca ví, dặm
  3. Nhã nhạc cung đình
  4. Dân ca quan họ

Câu 3. Chăm chỉ, chịu khó, làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là nội dung của khái niệm nào sau đây?

  1. Lao động tích cực
  2. Lao động sáng tạo
  3. Lao động cần cù
  4. Lao động tự giác

Câu 4. Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Mỗi dân tộc đều có những …(1) về tính cách, truyền thống, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… Đó là những …(2) của nhân loại cần được …(3), kế thừa và phát triển.”

  1. Thành công, tài sản, nâng cao
  2. Nét riêng, vốn quý, tôn trọng
  3. Thành tựu, lợi ích, học hỏi
  4. Đặc điểm, vốn quý, lưu truyền

Câu 5. Khi thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá khác phải chú ý đến điều gì?

  1. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình
  2. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế
  3. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc
  4. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực

Câu 6. Hành động nào dưới đây thể hiện đúng tinh thần của truyền thống cần cù lao động?

  1. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh X thường bỏ cuộc
  2. Bạn A luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân
  3. Anh Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi (18 tuổi)
  4. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ

Câu 7.  Đâu không phải ý nghĩa của lao động tự giác, sáng tạo?

  1. Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân
  2. Tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc
  3. Tạo ra nhiều giá trị vật chất, tinh thần để cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
  4. Được mọi người yêu quý, tôn trọng

Câu 8. Hành động của bạn nào dưới đây thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới?

  1. T chỉ thích xem phim, nghe nhạc Hàn Quốc và chê bai những sản phẩm của Việt Nam là quê mùa
  2. H không bao giờ xem nghệ thuật dân tộc của Việt Nam ví dụ như hát xoan, ca trù,… vì H cho rằng đó chỉ dành cho người già
  3. Đ rất thích tìm hiểu về phong tục, tập quán của các dân tộc ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới
  4. C không xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác

Câu 9. Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” có giá trị gì đối với con người Việt Nam?

  1. Làm rõ cội nguồncủa người Việt và sự hình thành quốc giadân tộc Việt Nam
  2. Thể hiện sự biết ơn, ghi nhớ công lao của các anh hùng đã ngã xuống vì nền độc lập
  3. Nhắc nhở thể hệ sau phải biết giữ gìn và phát huy những thành quả mà ông cha để lại
  4. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 10. Việt Nam có bao nhiêu dân tộc anh em?

  1. 55
  2. 54
  3. 53
  4. 52

Câu 11. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống quê hương?

  1. Tổ chức ma chay linh đình
  2. Trân trọng trang phục truyền thống
  3. Yêu thích ẩm thực của địa phương
  4. Giới thiệu với khách du lịch về lễ hội của địa phương

Câu 12. Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu tục ngữ:

“Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày còn được nửa gang”

  1. Nói về sự hữu hạn của đời người
  2. Khuyên chúng ta không nên lười biếng
  3. Phải biết quý trọng thời gian
  4. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 13. Ngày nay, thế hệ trẻ chỉ quan tâm đến nhạc nước ngoài như: Nhạc Hàn Quốc, nhạc Anh, nhạc Trung…và bài trừ thậm chí ghét bỏ các loại nhạc truyền thống của dân tộc như: hát cải lương, hát xoan, hát quan họ.Việc làm đó thể hiện điều gì?

  1. Các bạn trẻ sống vô tâm
  2. Các bạn trẻ sống vô trách nhiệm
  3. Các bạn trẻ không tôn trọng dân tộc mình
  4. Các bạn trẻ tôn trọng dân tộc mình

Câu 14. Đâu không phải là biểu hiện của lao động cần cù?

  1. Chăm chỉ
  2. Chịu khó
  3. Làm việc càng nhanh càng tốt
  4. Làm việc thường xuyên

Câu 15. Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc là:

  1. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá khác
  2. Thể hiện sự giúp đỡ đới với các dân tộc khác
  3. Hành động xính ngoại, đua đòi
  4. Không yêu nước, không có trách nhiệm

Câu 16. Anh Q rất hào hứng khi nhận giấy báo tham gia nhập ngũ, tuy nhiên ông S và bà K là bố mẹ của anh Q lại lo lắng con vào quân đội sẽ phải chịu khổ. Vì vậy, ông S và bà K đã dùng một khoản tiền để đưa cho anh M (là xã đội trưởng ở địa phương), với mục đích nhờ: anh M loại tên anh Q ra khỏi danh sách nhập ngũ. Tuy nhiên, anh M không chấp nhận. Trong trường hợp này những ai vi phạm truyền thống yêu nước của dân tộc?

  1. Anh Q và bố mẹ mình
  2. Ông S và bà K
  3. Anh M và anh Q
  4. Anh Q

Câu 17. Điền vào chỗ trống trong câu sau:

“Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để … cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhắm không ngừng … chất lượng, hiệu quả lao động.”

  1. Lao động tích cực
  2. Lao động sáng tạo
  3. Lao động cần cù
  4. Lao động tự giác

Câu 18. Hành động nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương?

  1. Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu
  2. Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài
  3. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống
  4. Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook

Câu 19. Hành động Việt Nam ký kết Hiệp định liên Chính phủ về sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình với Liên bang Nga, Trung Quốc và Achentina thể hiện điều gì?

  1. Việt Nam học hỏi, tiếp thu các nước về Khoa học và công nghệ
  2. Việt Nam muốn tăng cường tình hữu nghị, hợp tác giữa các quốc gia
  3. Việt Nam lệ thuộc vào các nước phát triển
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 20. Biểu hiện của lao động sáng tạo là:

  1. Cải tiến phương pháp học tập
  2. Tự giác học bài và làm bài
  3. Thực hiện đúng nội quy của trường lớp
  4. Đi học và về đúng giờ quy định

Câu 21. Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi". Nếu là B, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

  1. Tán thành với ý kiến của bạn A
  2. Giải thích cho A hiểu về vai trò, trách nhiệm của mỗi người trong công việc chung và khuyên bạn nên chăm chỉ tham gia thảo luận
  3. Nghe lời bạn A, làm việc riêng trong giờ thay vì hoạt động nhóm
  4. Mặc kệ không quan tâm

Câu 22. Hành động nào sau đây không thể hiện sự sáng tạo trong học tập?

  1. Trước một bài toán khó, H thường suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải khác nhau
  2. T luôn tìm ra rất nhiều lý do để xin tiền mẹ đi chơi điện tử
  3. H sử dụng bản đồ tư duy vào việc liên kết các ý tưởng
  4. Trước đây A thường học bằng cách ghi ra sách vở rồi đọc lại cho thuộc, từ khi mẹ mua cho máy tính, A sử dụng máy tính để học trên mạng và tải tài liệu về học

Câu 23. Các hoạt động thể hiện việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là:

  1. Học cả tiếng Việt và tiếng Anh
  2. Học hỏi công nghệ hiện đại của Nhật Bản trong chế tạo đồ điện lạnh để ứng dụng ở Việt Nam
  3. Tìm hiểu các phong tục, tập quán của các nước trên thế giới
  4. Cả ba phương án trên đều đúng

Câu 24. Theo em, việc chúng ta kì thị, phân biệt chủng tộc sẽ đem lại những hậu quả gì?

  1. Gây ra tổn thương về tâm lí cho những người bị kì thị, phân biệt: tự ti, trầm cảm,…
  2. Ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống sinh hoạt,… do phải chịu sự bất bình đẳng trên nhiều phương diện
  3. Làm giảm trí tuệ, khả năng nhận thức khi không được tham gia học tập, đào tạo bài bản
  4. Cả ba phương án trên đều đúng

 

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1. (2 điểm):

  1. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là gì?
  2. Em hiểu ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới như thế nào?

Câu 2. (2 điểm): Xử lí tình huống:

  1. Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trường của H tổ chức lễ dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ. Sau lễ dâng hương, các bạn tập trung nghe kể về những tấm gương hy sinh anh dũng chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Trong khi các bạn trật tự ngồi nghe thì H lại chạy chơi, đùa nghịch, khiến các bạn xung quanh mất tập trung.

Em có nhận xét gì về hành động của H? Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H điều gì?

  1. Phong trào đan nan tre để làm ra các sản phẩm phục vụ xuất khẩu phát triển khá mạnh ở quê bạn K. Gần đây, bạn K cũng tập làm thử. Thế nhưng cứ mỗi lần đan nan tre, tay của bạn K lại bị đau. Chỉ làm được vài phút, bạn K lại chán nản và bỏ ngang công việc. Đã ba ngày trôi qua, bạn k vẫn chưa làm được sản phẩm nào hoàn chỉnh.

Em có nhận xét gì về thái độ của bạn K trong lao động? Theo em, bạn K nên thay đổi như thế nào?

BÀI LÀM

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

C

B

A

D

B

C

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

D

B

A

D

C

C

A

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

C

D

A

B

B

D

D

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

a. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới là:

- Tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán,…

- Luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc.

- Thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình.

- Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hoá.

b. Ý nghĩa:

- Tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết, tiếp thu tinh hoa văn hoá của dân tộc khác, làm phong phú thêm giá trị của dân tộc mình.

- Củng cố niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị , hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.

 

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

Câu 2

(2 điểm)

a.

- Nhận xét: Hành động của H là sai, vi phạm truyền thống quê hương, thể hiện sự thiếu tôn trọng với các anh hùng liệt sĩ và những người xung quanh.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên bạn nên ngồi trật tự lắng nghe về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không chạy nhảy, đùa nghịch.

b.

- Thái độ của bạn K trong lao động: chưa chăm chỉ, cần cù bởi khi gặp khó khăn, K đã nhanh chóng từ bỏ công việc của mình mà không cần cố gắng.

- Bạn K nên thay đổi tính cách của bản thân để tìm tòi, học hỏi và nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách trong công việc của mình

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

3

 

3

 

 

0,5

2

 

8

0,5

3

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

3

0,5

3

0,5

1

 

1

 

8

1

4

3. Lao động cần cù, sáng tạo

4

 

2

 

1

0,5

1

 

8

0,5

3

Tổng số câu TN/TL

10

1

8

1

2

1

4

0

24

2

10

Điểm số

2,5

1

2

1

0,5

2

1

0

6

4

 

Tổng số điểm

3,5 điểm

35%

3 điểm

30%

2,5 điểm

25%

1 điểm

10%

10 điểm

100%

10 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

TN

TL

TN

1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Nhận biết

- Nhận biết một số truyền thống dân tộc Việt Nam

- Nhận biết biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc

 

3

 

C1, C2, C11

Thông hiểu

- Trình bày giá trị của những truyền thống dân tộc Việt Nam

- Phân biệt những việc làm thể hiện và không thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc

 

3

 

C6, C9, C18

Vận dụng

Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc

0,5

 

C2a

 

Vận dụng cao

Trả lời câu hỏi mở rộng và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học

 

2

 

C16, C24

2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nhận biết

- Nhận biết những biểu hiện của sự đa dạng dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới

- Nhận biết thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

0,5

3

C1a

C4, C10, C15

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

- Hiểu được những hành động thể hiện việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

0,5

3

C1b

C8, C13, C23

Vận dụng

Xác định những việc nên làm khi khi tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và nền văn hoá trên thế giới

 

1

 

C5

Vận dụng cao

Trả lời câu hỏi và xử lí tình huống khó về chủ đề bài học

 

1

 

C19

3. Lao động cần cù, sáng tạo

Nhận biết

Nhận biết được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động và một số biểu hiện của cần cù sáng tạo trong lao động

 

4

 

C3, C14, C17, C20

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa của cần cù, sáng tạo trong lao động

- Phân biệt những hành động thể hiện, không thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động

 

2

 

C7, C22

Vận dụng

Xử lí tình huống liên quan đến việc thể hiện sự cần cù, sáng tạo trong lao động

0,5

1

C2b

C21

Vận dụng cao

Giải thích được ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ liên quan đến chủ đề bài học

 

1

 

C12

Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận
Đề thi công dân 8 kết nối tri thức có ma trận

=> Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

Từ khóa: đề thi giữa kì 1 công dân 8 kết nối tri thức, đề thi cuối kì 1 công dân 8 kết nối tri thức, đề công dân 8 sách kết nối tri thức, đề thi công dân 8 sách kết nối tri thức mới

Tài liệu giảng dạy môn Công dân THCS

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay