Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in

Giáo án Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn ngắn gọn nhưng đầy đủ các bước theo công văn mới 5512. Cách trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo viên lấy về có thể in luôn. Bản giáo án giúp tiết kiệm giấy khi in và vẫn đảm bảo đúng yêu cầu. Đây là một lựa chọn thêm rất hữu ích, đáng tham khảo với thầy/cô dạy Công dân 8 kết nối tri thức.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in

Một số tài liệu quan tâm khác


GIÁO ÁN NGẮN GỌN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8 KẾT NỐI TRI THỨC BÀI BẢO VỆ LẼ PHẢI

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 4: BẢO VỆ LẼ PHẢI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.
  • Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  • Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể phù hợp với lứa tuổi; khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

 

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: nhận biết được một số hiện tượng, sự kiện, vấn đề của đời sống xã hội về bảo vệ lẽ phải; bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, sự kiện, tình huống về bảo vệ lẽ phải trong đời sống thực tế; lựa chọn, đề xuất được cách giải quyết và tham gia giải quyết vấn đề bảo vệ lẽ phải trọn một số tình huống cụ thể.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực, khách quan, dũng cảm, có trách nhiệm trong việc bảo vệ lẽ phải.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Video, tranh ảnh liên quan tới bài học, phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

=> Xem bản soạn chi tiết hơn: 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Bước đầu HS thấy được vị trí, tầm quan trọng của việc bảo vệ lẽ phải ; chia sẻ trải nghiệm về bảo vệ lẽ phải để dẫn vào bài mới.
  3. Nội dung:

- GV cho HS đọc câu ca dao trong SHS tr.20 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi.

- GV dẫn dắt HS vào bài học.

  1. Sản phẩm:

- Câu trả lời của HS về ý nghĩa của bảo vệ lẽ phải qua câu ca dao và chuẩn kiến thức của GV.

- HS lắng nghe và hiểu định nghĩa về bảo vệ lẽ phải.

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS đọc câu ca dao (SHS tr.20) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Ý nghĩa của câu ca dao là gì?

        “Dù cho đất đổi trời thay

Trăm năm vẫn giữ lòng ngay với đời.”

- GV yêu cầu HS nêu thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu ca dao trong SHS và trả lời câu hỏi.

- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, thông tin tìm hiểu trên sách, báo, internet,...kể thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác về bảo vệ lẽ phải.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời: Câu ca dao khuyên con người phải sống ngay thẳng, trung thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải.

- GV mời 2-3 HS nêu thêm một số câu ca dao, tục ngữ khác nói về bảo vệ lẽ phải:

+ Thật vàng, không sợ lửa.

+ Nói phải củ cải cũng nghe.

+ Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân...

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi người cần có trách nhiệm góp phần ổn định xã hội; củng cố niềm tin của con người vào sức mạnh của cộng đồng, luật pháp và lương tri.

Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4 – Bảo vệ lẽ phải.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giải thích được sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.
  2. Nội dung:

- GV mời HS đọc câu chuyện “Sự trung thực hay là tình bạn” SHS tr.20, 21.

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, đọc các thông tin SHS tr.20, 21 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc câu chuyện “Sự trung thực hay là tình bạn” SHS tr.20, 21.

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện nhiệm vụ:

+ Nhóm 1, 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a.

+ Nhóm 3, 4: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi b.

+ Nhóm 5, 6: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi c.

- GV tổng hợp các ý kiến trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và nêu lí do của sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, đọc thông tin SHS, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về kết luận sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời 3 câu hỏi:

+ Câu hỏi a: Pe-rin Lao-ri, công tâm, không vì tình riêng mà ảnh hưởng tới sự nghiêm minh của pháp luật. Việc làm đó có ý nghĩa quan trọng để ổn định và phát triển cộng đồng.

+ Câu hỏi b: Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

+ Câu hỏi c:

●       Bảo vệ lẽ phải là bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng và cá nhân, giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp; góp phần bảo vệ cái đúng, đẩy lùi cái sai để làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển; củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri. Người biết bảo vệ lẽ phải sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và tin tưởng.

●       Nếu không biết bảo vệ lẽ phải, lợi ích chính đáng của mỗi cá nhân và cộng đồng sẽ bị vi phạm, gây mất ổn định xã hội, làm mất niềm tin của con người vào cộng đồng, pháp luật và lương tri.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về sự cần thiết của bảo vệ lẽ phải.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

- Khái niệm về lẽ phải:

Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã hội.

- Sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải:

+ Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

+ Giúp mỗi người có cách ứng xử phù hợp; góp phần bảo vệ cái đúng, đẩy lùi cái sai, thúc đẩy xã hội ổn định, phát triển; củng cố niềm tin của con người vào pháp luật.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm, quan sát bức tranh trong SHS tr.21, 22 và trả lời câu hỏi.

- GV cùng HS rút ra kết luận về những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải và chuẩn kiến thức của GV.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV nêu nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1, 2: Quan sát bức tranh 1 SHS tr.21 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những lời nói, việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải trong bức tranh trên?

+ Nhóm 3, 4: Quan sát bức tranh 2 SHS tr.22 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những lời nói, việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải trong bức tranh trên?

+ Nhóm 5, 6: Quan sát bức tranh 3 SHS tr.22 và trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra những lời nói, việc làm thể hiện bảo vệ lẽ phải trong bức tranh trên?

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận tiếp và trả lời thêm câu hỏi: Trong những trường hợp trên, ai không bảo vệ lẽ phải?

- GV nêu thêm câu hỏi, yêu cầu HS trả lời nhanh: Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ lẽ phải?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- HS thảo luận theo nhóm, quan sát 3 bức tranh và trả lời câu hỏi.

- HS làm việc nhóm trả lời câu hỏi ai là người không bảo vệ lẽ phải.

- HS liên hệ bản thân, thực tế, nêu những việc làm để bảo vệ lẽ phải.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận sau khi quan sát các bức tranh SHS tr.21, 22:

+ Bức tranh 1: Bạn nữ bên phải biết bảo vệ lẽ phải vì minh oan cho người bị đổ oan.

+ Bức tranh 2: Bạn nam đã bảo vệ lẽ phải một cách thông minh khi nhanh chóng ghi biển số xe của người gây tai nạn và đến trụ sở công an để trình báo sự việc.

+ Bức tranh 3: Người đàn ông đã làm đúng, vì không bênh vực con trai khi con mình vi phạm pháp luật.

- GV mời đại diện các nhóm trả lời câu hỏi ai là người không bảo vệ lẽ phải:

+ Bức tranh 1: Bạn nữ bên trái, biết bạn oan mà không minh oan cho bạn.

+ Bức tranh 2: Người gây tai nạn rồi bỏ chạy.

+ Bức tranh 3: Người phụ nữ muốn chồng/ người thân cứu giúp con mình.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp về những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải:

+ Tôn trọng, công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn.

+ Biết điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi sai trái, không hợp lẽ phải.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án.

- GV kết luận về những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải.

2. Tìm hiểu những việc cần làm để bảo vệ lẽ phải

- Học sinh cần thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.

- Khích lệ, động viên bạn bè có thái độ, hành vi bảo vệ lẽ phải, phê phán thái độ, hành vi không bảo vệ lẽ phải.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học qua việc bày tỏ ý kiến, nhận xét hành vi, xử lí tình huống, liên hệ bản thân về những vấn đề liên quan tới bảo vệ lẽ phải.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập.

  1. Sản phẩm: HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm, hoàn thành câu hỏi bài tập phần Luyện tập và chuẩn kiến thức của GV.

=> Xem nhiều hơn: 

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV lần lượt đọc các câu hỏi trắc nghiệm và yêu cầu HS xung phong trả lời nhanh:

Câu 1: Câu ca dao sau nói về điều gì “Khôn chẳng qua lẽ, khỏe chẳng qua lời”?

  1. Tôn trọng lẽ phải
  2. Tôn sư trọng đạo
  3. Đạo lí nhân nghĩa
  4. Tinh thần đoàn kết

Câu 2: Biểu hiện của tôn trọng lẽ phải trong học tập là gì?

  1. Nghiêm túc trong kì thi, không gian lận, đạo văn, mở tài liệu trong phòng thi
  2. Giúp đỡ bạn khác sao chép tài liệu của bài tiểu luận cuối kì
  3. Mặc kệ các việc làm sai trái của các bạn bè trong lớp khi mình được chứng kiến
  4. Tỏ thái độ gay gắt với bạn bè, thầy cô

Câu 3: Đâu là cơ quan công quyền giúp công dân thực thi bảo vệ lẽ phải?

  1. Tòa án nhân dân
  2. Uỷ ban nhân dân
  3. Quốc hội
  4. Hội đồng nhân dân các cấp

Câu 4: Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng lẽ phải?

  1. Vì nếu không tôn trọng sẽ bị phạt bởi luật pháp.
  2. Vì những hành động tôn trọng lẽ phải, cư xử đúng đắn sẽ làm xã hội của chúng ta tốt đẹp.
  3. Vì chúng ta được giáo dục rằng phải tôn trọng lẽ phải.
  4. Vì con người có thể chung sống trong hòa bình.

Câu 5: Vì sao không nên nói dối, đặt điều với con trẻ?

  1. Vì trẻ nhỏ học theo rất nhanh, những lời nói dối tưởng chừng vô hại thì vô tình có thể sẽ trở thành thói quen nói dối cho trẻ khi lớn.
  2. Vì trẻ nhỏ không biết nhận thức đâu là đúng đâu là sai, nên việc nói dối trẻ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
  3. Vì trẻ con không nhận thức được điều đúng sai nên cha mẹ có thể nói dối với con.
  4. Vì không phải đứa trẻ nào cũng nhận thức được đúng sai nên không trở thành thói quen khi lớn.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế của bản thân về bảo vệ lẽ phải để trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời lần lượt các câu hỏi:

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

A

A

B

A

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu đáp án khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV chuyển sang hoạt động mới.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập (SHS tr.23, 24)

Nhiệm vụ 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi bài tập 1 theo mẫu Phiếu học tập sau:

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a) Để bảo vệ lẽ phải cần tôn trọng sự thật.

 

 

 

b) Cần kiên quyết bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

 

 

 

c) Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.

 

 

 

d) Mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình chính là góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng.

 

 

 

e) Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học về bảo vệ lẽ phải để hoàn thành Phiếu học tập.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV thu Phiếu học tập của một số HS và mời đại diện 1 – 2 HS trả lời theo Phiếu học tập.

Quan điểm

Đồng tình

Không đồng tình

Giải thích

a) Để bảo vệ lẽ phải cần tôn trọng sự thật.

x

 

Tôn trọng sự thật là một biểu hiện của bảo vệ lẽ phải.

b) Cần kiên quyết bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

x

 

Bảo vệ những gì phù hợp với lợi ích của cộng đồng chính là bảo vệ lẽ phải.

c) Người bảo vệ lẽ phải luôn phải chịu thiệt thòi.

 

x

Người bảo vệ lẽ phải có thể phải chịu thiệt thòi trước mắt nhưng sẽ nhận lại lợi ích dài lâu, hoặc cá nhân có thể chịu thiệt thòi nhưng lại mang tới lợi ích chung cho cộng đồng.

d) Mỗi người tự bảo vệ lợi ích của mình chính là góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng.

 

x

Điều này chỉ đúng khi lợi ích của người đó phù hợp với lợi ích của cộng đồng.

e) Trước việc làm sai trái, nếu mình không liên quan thì không cần lên tiếng.

 

x

Mình có thể không liên quan nhưng việc làm đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người khác và cộng đồng, cuối cùng sẽ ảnh hưởng gián tiếp tới mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Ai biết bảo vệ lẽ phải, ai chưa biết bảo vệ lẽ phải trong những trường hợp sau đây? Vì sao?

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS đọc bài tập 2 SHS tr.23 và thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi bài tập 2:

Ai biết bảo vệ lẽ phải, ai chưa biết bảo vệ lẽ phải trong những trường hợp sau đây? Vì sao?

  1. a) Thấy bất kể việc gì có lợi cho mình, anh H cũng phải làm cho bằng được.
  2. b) Trong các cuộc tranh luận, chị M kiên quyết bảo vệ đến cùng ý kiến của mình dù ý kiến đó là đúng hay sai.
  3. c) Trong lớp, bạn B thường lớn tiếng phê bình khuyết điểm của bạn khác nhưng lại che giấu khuyết điểm của mình.
  4. d) Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ và tố cáo một việc làm sai trái.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận đôi, vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thực tế về bảo vệ lẽ phải để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời một số HS lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Trường hợp a: Anh H không bảo vệ lẽ phải mà bảo vệ lợi ích cá nhân. Việc có lợi cho mình chưa chắc đã có lợi cho người khác và chưa chắc đã là lẽ phải.

+ Trường hợp b: Chị M thấy ý kiến của mình sai mà vẫn kiên quyết bảo vệ thì đó không phải là bảo vệ lẽ phải.

+ Trường hợp c: Việc làm của bạn B không phải là bảo vệ lẽ phải khi lớn tiếng phê bình khuyết điểm của các bạn khác nhưng lại che giấu khuyết điểm của mình.

+ Trường hợp d: Anh S cùng các bạn thu thập chứng cứ để tố cáo một việc làm sai trái chính là bảo vệ lẽ phải.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có) cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Sắm vai các nhân vật trong câu chuyện “Xử kiện” (SHS tr.24)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm, xây dựng kịch bản, sắm vai biểu diễn tiểu phẩm dựa trên câu chuyện “Xử kiện” và trả lời câu hỏi.

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ) và giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

- Nhóm 1, 2: Sắm vai biểu diễn tiểu phẩm dựa trên câu chuyện “Xử kiện” và trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật trong truyện?

- Nhóm 3, 4: Sắm vai biểu diễn tiểu phẩm dựa trên câu chuyện “Xử kiện” và trả lời câu hỏi: Nếu là nhân vật Ngô hoặc Cải, em sẽ làm gì? Vì sao?

- Nhóm 5, 6: Sắm vai biểu diễn tiểu phẩm dựa trên câu chuyện “Xử kiện” và trả lời câu hỏi: Nếu là người xử kiện, em sẽ làm gì? Vì sao?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm, vận dụng kiến thức đã học và nội dung câu chuyện để sắm vai và xử lí tình huống.

- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt sắm vai và xử lí tình huống:

+ Nhóm 1, 2: Hành vi của cả ba nhân vật đều vi phạm lẽ phải: Cải và Ngô đánh nhau, đút lót thầy lí. Thầy lí tham lam, nhận đút lót, xử án không nghiêm minh.

+ Nhóm 3, 4: Nếu là Ngô hoặc Cải, em sẽ không đánh nhau. Nếu có gì không phải thì cùng bảo nhau. Nếu trót đánh nhau rồi thì đợi lúc bình tĩnh sẽ ngồi lại với nhau để nói chuyện chứ không đem nhau đi kiện vì bất lợi cho cả hai (mất tiền đút lót, mất tình nghĩa hai bên).

+ Nhóm 5, 6: Nếu là người xử kiện, em sẽ không nhận quà hối lộ mà sẽ lắng nghe Ngô và Cải trình bày, phân tích để chỉ rõ ai đúng, ai sai; yêu cầu người có lỗi phải xin lỗi người kia; hòa giải và khuyên răn hai người không nên đánh nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

  1. Mục tiêu: HS vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, thực hiện được việc làm bảo vệ lẽ phải bằng lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
  3. Sản phẩm:

- Đoạn văn bình luận về ý kiến: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt.” (Martin Luther King).

- Bản thiết kế một thông điệp về bảo vệ lẽ phải.

  1. Tổ chức thực hiện:

...

 

Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in
Giáo án ngắn gọn công dân 8 kết nối tri thức dùng để in

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

Từ khóa: Giáo án bản chuẩn in công dân 8 kết nối tri thức, tải giáo án giáo dục công dân 8 kết nối tri thức bản chuẩn, soạn ngắn gọn công dân 8 kết nối bản chuẩn để in, Bản tải đầy đủ giáo án GDCD 8 KNTT dùng để in

GIÁO ÁN WORD LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án lịch sử 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án vật lí 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án sinh học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hóa học 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án tin học 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công dân 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án công nghệ 8 kết nối tri thức đủ cả năm

Giáo án âm nhạc 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án thể dục 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án mĩ thuật 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án hoạt động trải nghiệm 8 kết nối tri thức đủ cả năm

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay