Giáo án Đạo đức 5 cánh diều Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt
Giáo án Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt sách Đạo đức 5 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Đạo đức 5 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án đạo đức 5 cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Đạo đức 5 cánh diều Bài 2: Em tôn trọng sự khác biệt
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ: TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
BÀI 2: EM TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA NGƯỜI KHÁC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc) của người khác.
Biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người.
Thể hiện được bằng lời nói, hành động và thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Không đồng tình với những hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Giao tiếp và hợp tác: Tích cực thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; thực hiện được các lời nói và hành động tích cực với người khác trong giao tiếp, thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của họ.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí được các tình huống trong học tập và cuộc sống liên quan đến việc thể hiện được sự tôn trọng người khác.
Năng lực riêng:
Điều chỉnh hành vi:
Nhận thức chuẩn mực hành vi: Kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt của người khác; biết vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác.
Đánh giá hành vi của bản thân và người khác: Đồng tình với những lời nói, việc làm thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác; không đồng tình với những hành vi phân biệt đối xử vì sự khác biệt về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc....
Năng lực điều chỉnh hành vi: Thể hiện được bằng lời nói và hành động thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác.
3. Phẩm chất
Nhân ái: Có ý thức và tự giác thể hiện thái độ, lời nói, hành động tôn trọng sự khác biệt của người khác; không phân biệt đối xử về đặc điểm cá nhân, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, VBT (nếu có).
Giấy A4, A0 (giấy ghi chú hoặc giấy nháp).
Máy tính, máy chiếu, bài giảng điện tử.
Các hình ảnh, tranh ảnh, câu chuyện thực tế có liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
SHS Đạo đức 5.
Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV chuẩn bị một số phiếu ghi thông tin (khoảng 4 phiếu), mỗi phiếu ghi tên 1 HS trong lớp. - GV chọn một số HS có những điểm khác biệt đặc trưng so với các bạn khác về đặc điểm ngoại hình, giới tính, hoàn cảnh, dân tộc,... - GV mời 2 HS tham gia (1 nam, 1 nữ), mỗi em bốc 1 phiếu và mô tả đặc điểm của bạn có tên trong phiếu. - GV mời các bạn còn lại đoán tên của “người bí ẩn” trong phiếu. - GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Vì sao các em tìm được người bí ẩn trong trò chơi này? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV tổ chức cho HS liên hệ với bản thân và nêu những điểm khác biệt của mình trước lớp. - GV gợi ý cho HS liên hệ bản thân: + Giới thiệu đặc điểm khác biệt của bản thân: chiều cao, cân nặng, giới tính, màu da, màu tóc, sở thích, thói quen,... + Cảm nhận khi có những đặc điểm khác biệt đó:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi chúng ta đều có sự khác biệt với mọi người xung quanh, chúng ta cần biết cách chấp nhận sự khác biệt của nhau để hợp tác, giảm sự bất hòa trong giao tiếp. Đồng thời, khi hiểu rõ sự khác biệt và chấp nhận sự khác biệt của người khác, chúng ta biết yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, nuôi dưỡng những mối quan hệ đẹp ở lớp, trường, gia đình, hàng xóm láng giềng,...Chúng ta cùng vào bài học “Em tôn trọng sự khác biệt của người khác”. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu a. Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện tôn trọng sự khác biệt (về đặc điểm cá nhân, giới tỉnh, hoàn cảnh, dân tộc) của người khác b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK tr.12. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Bạn nào trong tranh thể hiện tôn trọng sự khác biệt? + Em hãy nêu biểu hiện sự tôn trọng sự khác biệt trong các tranh trên. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS để thảo luận, trao đổi, thống nhất câu trả lời theo mẫu sau:
- GV mời đại diện 3 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và đưa ra đáp án tham khảo:
- GV yêu cầu HS: Em hãy kể thêm một số biểu hiện thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt với mọi người xung quanh. - GV mời HS giơ tay phát biểu. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chốt đáp án: + Hòa đồng, thân thiện với mọi người xung quanh. + Lắng nghe, thấu hiểu về mặt cảm xúc của người xung quanh., + Thể hiện sự nhiệt tình và hỗ trợ mọi người khi cần. + Chủ động mời mọi người tham gia các hoạt động có tính gắn kết, chia sẻ. + Không có thái độ miệt thị, cô lập, đánh giá chủ quan về những điểm khác biệt của mọi người. + Không có lời nói xúc phạm, thiếu tôn trọng về điểm khác biệt của mọi người.... Tôn trọng sự khác biệt về ngoại hình, đặc điểm Không cô lập, miệt thị đặc điểm riêng Tôn trọng về các đặc điểm về giới tính Tôn trọng và giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khác nhau
- GV cho HS xem đoạn video về sự tôn trọng sự khác biệt của người khác. https://youtu.be/XXv006Pxrck - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm và yêu cầu trả lời câu hỏi: + Bạn nhỏ trong câu chuyện có thái độ như thế nào đối với em bé ngoại quốc? + Bạn nhỏ đã có những lời nói, hành vi gì? + Bạn nhỏ đã nhận ra điều gì sau câu chuyện? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày. HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Bạn nhỏ có thái độ xa lánh, không thân thiện với em bé ngoại quốc vì em bé ngoại quốc có những đặc điểm khác biệt về ngoại hình, ngôn ngữ, phong tục với bạn. + Bạn nhỏ có những lời nói thiếu tôn trọng đối với sự khác biệt của em bé ngoại quốc: “Trông nó thật kì quái” và hành động đẩy ngã em bé. + Bạn nhỏ đã nhận ra bản thân cần tôn trọng những điểm khác biệt của người xung quanh, cần có thái độ, hành vi và lời nói phù hợp với mọi người. Hoạt động 2: Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: HS biết được vì sao phải tôn trọng sự khác biệt của người khác. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc câu chuyện “Màu của cầu vồng” SGK tr.13 rồi thảo luận theo nhóm đôi. - GV mời 1 HS đọc to câu chuyện trước lớp. HS khác lắng nghe, đọc thầm theo để nắm nội dung câu chuyện. - GV nêu câu hỏi thảo luận nhóm đôi: + Các màu sắc tranh luận với nhau về vấn đề gì? + Theo em, vì sao phải tôn trọng sự khác biệt? - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS. - GV ghi nhận đáp án hợp lí: + Các màu sắc tranh cãi nhau về vấn đề màu sắc nào là quan trọng nhất và mỗi màu sắc lại đưa ra một lí do để thuyết phục cho quan điểm của mình.
=> Nhưng khi chúng kết hợp lại trở thành màu sắc của cầu vồng – một thứ kì diệu hơn phiên bản trước đó của các màu sắc. + Lí do phải tôn trọng sự khác biệt:
- GV cho HS xem video ca khúc “Điều tuyệt vời vời” https://youtu.be/IJheEMB7dJU - GV đặt câu hỏi cho HS: + Bài hát gửi gắm thông điệp gì? + Em cảm thấy thế nào sau khi nghe ca khúc? - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bài hát truyền động lực về một tinh thần sống lạc quan, chân thành và yêu đời đồng thời thể hiện sự tôn trọng những điều khác biệt của bản thân qua câu hát “Vì bạn là một người khác biệt, bạn là duy nhất”. + Bài hát giúp người nghe cảm thấy thoải mái, phấn chấn, yêu đời và tự tin vào bản thân hơn. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Giúp HS thể hiện được bằng lời nói, hành động và thái độ tôn trọng sự khác biệt của người khác. b. Cách tiến hành
|
- HS giữ trật tự.
- HS mô tả.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, tham khảo.
- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.
- HS quan sát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS làm việc nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm đôi,
- HS đọc chuyện trước lớp.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS phát biểu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS xem video.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
----------------------
--------Còn tiếp--------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận ngay và luôn:
- Giáo án kì I + 1/2 giáo án kì II
- Sau đó, bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 -12 phiếu
- Ít nhất 6 đề kiểm tra theo cấu trúc mới: Với ma trận, đáp án, thang điểm
Phí Đặt
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
- Giáo án word: 450k/môn
- Giáo án Powerpoint: 500k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 900k/môn
2. Với các môn còn lại
- Giáo án word: 300k/môn
- Giáo án Powerpoint: 350k/môn
- Trọn bộ word + PPT: 550k/môn
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
- Giáo án word: 1500k
- Giáo án Powerpoint: 1700k
- Trọn bộ word + PPT: 2500k
=> Lưu ý: Khi đặt chỉ gửi trước 1200k . Lấy về dùng thực tế. THấy hài lòng thì 7 ngày sau gửi nốt phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào TK: 0011004299154 - Chu Văn Trí- Ngân hàng VCB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án đạo đức 5 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CÁNH DIỀU
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 CÁNH DIỀU
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây