Giáo án điện tử bài 15: Xem đồng hồ
Bài giảng điện tử toán 3 chân trời sáng tạo.Giáo án powerpoint bài 15: Xem đồng hồ.Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử toán 3 chân trời sáng tạo
CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
Kim giờ chỉ số 8, kim phút chỉ số 12 đọc là gì?
8 giờ
Kim giờ chỉ số 8, kim phút chỉ số 3 đọc là gì?
8 giờ 15 phút
Kim giờ chỉ số 8, kim phút chỉ số 6 đọc là gì?
8 giờ 30 phút
Theo kim phút, từ một số đến số liền nó tương ứng với 5 phút.
Đếm thêm 5 phút theo chiều mũi tên, để biết kim phút chỉ bao nhiêu phút.
Đếm theo chiều kim đồng hồ:
- Xoay kim phút từ số 12 đến số 1: đọc 5 phút;
- Xoay kim phút đến số 2: đọc 10 phút;
- ...
- Đếm thêm 5 phút theo chiều mũi tên, để biết kim phút chỉ bao nhiêu phút.
Đếm ngược chiều kim đồng hồ:
- Xoay kim phút từ số 12 đến số 11, đọc: kém 5 phút.
- Xoay kim phút đến số 10, đọc: kém 10 phút.
- Xoay kim phút đến số 9, đọc: kém 15 phút.
- ...
XEM ĐỒNG HỒ (2 Tiết)
Hoạt động 1: Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 12 đến số 6 (theo chiều kim đồng hồ)
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
8 giờ 30 phút
(8 giờ rưỡi)
Hoạt động 2: Xem đồng hồ khi kim phút chỉ từ số 6 đến số 12 (theo chiều kim đồng hồ)
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
8 giờ 35 phút
Khi kim phút đến số 7, còn bao nhiêu phút nữa đến 9 giờ?
25 phút nữa
8 giờ 35 phút còn đọc là 9 giờ kém 25 phút.
Đồng hồ chỉ mấy giờ?
8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút
Kết luận
- Khi kim giờ đứng ở vị trí giữa hai số thì đọc giờ theo số bé hơn (riêng trường hợp giữa số 12 và số 1 thì đọc giờ theo số 12).
- Thông thường, chúng ta có hai cách đọc giờ: đọc giờ hơn và đọc giờ kém.
- Giờ hơn là các thời điểm khi kim phút chỉ chưa qua số 6, tính theo chiều kim đồng hồ. Ví dụ: 8 giờ, 8 giờ 5 phút, 7 giờ 15 phút, 9 giờ 30 phút.
- Giờ kém là các thời điểm khi kim phút chỉ quá số 6 (từ số 7 đến số 11), tính theo ngược chiều kim đồng hồ. Ví dụ 8 giờ kém 25 phút, 7 giờ kém 20 phút, 10 giờ kém 5 phút.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Mỗi đồng hồ chỉ mấy giờ?
Bài 2: Xoay kim đồng hồ để đồng hồ chỉ:
- a) 3 giờ 25 phút b) 7 giờ 50 phút c) 11 giờ kém 20 phút
LUYỆN TẬP
Bài 1: Chọn đồng hồ phù hợp với cách đọc
Bài 2: Đọc giờ trên mỗi đồng hồ sau:
Bài 3: Vào buổi tối, hai đồng hồ nào chỉ cùng thời gian?
Bài 4: Điền số thích hợp vào ?
Buổi sáng ngày 20/11 ở lớp em.
- a) Chúng em bắt đầu liên hoan văn nghệ vào lúc ..?.. giờ ..?.. phút và kết thúc lúc ..?.. giờ kém ..?.. phút.
- b) Buổi liên hoan văn nghệ kéo dài trong ..?.. phút.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Làm bài tập trong SBT
Xem và chuẩn bị trước bài “Xếp hình”
CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ LẮNG NGHE BÀI GIẢNG!
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Toán, tiếng Việt: word: 300k - Powerpoint: 400k/môn
- Các môn còn lại: word: 200k - Powerpoint: 300k/môn
=> Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, HĐTN, Đạo Đức, khoa học thì phí là:
- 800k/học kì - 900k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử toán 3 chân trời sáng tạo