Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy, cô giáo có thể tham khảo.
Xem: => Giáo án kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét












Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI
KHỞI ĐỘNG
Em hãy cho biết một số chính sách của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng dân tộc
- Ưu tiên các dân tộc ít người, hỗ trợ kinh tế, ổn định cuộc sống, định canh, định cư.
- Những học sinh của đồng bào dân tộc ít người, khi đi thi thường được cộng thêm điểm ưu tiên so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn.
Chính sách của nhà nước để thể hiện quyền bình đẳng tôn giáo
- Mọi người đều có quyền bình đẳng, tự do tôn giáo, không phân biệt đạo giáo hay đạo phật hay không theo đạo.
- Mọi người đều được coi trọng như nhau. Bằng chứng, hiện tại nhà nước đã cho phép những người thiên chúa giáo tham gia vào hoạt động của nhà nước như: quân đội, chính trị...
BÀI 12
QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC, TÔN GIÁO
NỘI DUNG BÀI HỌC
01
Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
02
Ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội
03
Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
04
Quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo của công dân
01.
Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Nhiệm vụ 1:
Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Đọc thông tin SGK tr.90
và thực hiện yêu cầu
- Em hãy cho biết nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong các thông tin trên.
- Em hãy nêu ví dụ về quyền bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục.
Thông tin
- Không phân biệt đa số hay thiểu số đều được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển
- Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục
Ví dụ
Nhà nước đảm bảo tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương
Chương trình 135 giúp phát triển kinh tế những xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi
Chính sách học bổng và cộng thêm điểm ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc khi thi và vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học so với những học sinh ở khu vực có điều kiện hơn
Văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên được giữ gìn và phát huy
Đường nội thôn tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135
Hội cồng chiêng của dân tộc
Giá Rai - Gia Lai
KẾT LUẬN
Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc
Về chính trị
Các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước
Đại biểu Quốc hội dân tộc thiểu số phát biểu tại Hội trường Quốc hội khóa XIV
Về kinh tế
- Không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số
- Quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Về văn hóa, giáo dục
- Có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình
- Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy
- Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà
Nhiệm vụ 2:
- Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
- Đọc thông tin SGK tr.91 và trả lời câu hỏi
- THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI
Thông tin
Hiến pháp năm 2013 quy định các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước đảm bảo. Những nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo của Hiến pháp năm 2013 được cụ thể hoá trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật
Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, phải tôn trọng lẫn nhau và không bị phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo; các tín đồ có trách nhiệm sống tốt đời đẹp đạo, yêu nước, phát huy những giá trị văn hoá tốt đẹp, chấp hành pháp luật...
Một số quy định khác
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN
Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
Quyền hiến định
- Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.
02.
Ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đối với đời sống con người và xã hội
Đọc thông tin SGK tr.91, 92
và thực hiện yêu cầu
Cho biết việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc,
tôn giáo có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống xã hội
KẾT LUẬN
Ý nghĩa của bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
đối với đời sống con người và xã hội
Ý nghĩa quan trọng trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của đất nước
Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hoá, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, tôn giáo
Tiêt mục văn nghệ mang tính tập thể được biểu diễn phục vụ khán giả tại xã Minh Tân, huyện Bảo Yên, Lào Cai
Hòa tấu cồng chiêng - tiết mục văn hóa phi vật thể tiêu biểu của đồng bào dân tộc Mường
Chùa Một Cột (Phật giáo)
Tòa thánh Tây Ninh
Nhà thờ Tin lành
Nhà thờ Đức Bà (Công giáo)
03.
Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án điện tử kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây